Lịch sử văn hóa văn minh Nhật
(phần VII)
GS Tôn Thất Trình
Trên phương diện văn hóa, giữa hai thế chiến, khác với biến chuyễn văn học phe hướng theo văn hóa Pháp và Tây phương thắng thế hẳn, xã hội Việt Nam , như Đào Duy Anh viết ở lời tựa sách " Việt Nam Văn hóa Sử Cương" ngày 14 tháng 8 năm 1938 : bi kịch của dân tộc ta là sự xung đột của những giá trị cỗ truyền văn hóa cũ với những điều mới lạ của văn hóa Tây Phương. Cuối Thế Chiến Thứ Nhất ( 1914-1918 ), tuy công nghiệp hóa ở một nước thuộc địa không thể quyết liệt như ở mẫu quốc, cũng đủ tập trung ở nhiều nơi, làm hiện hình những giai cấp mới vô sản và trưởng giả. Hệ thống cũ Sĩ, Nông, Công, Thương bị đảo lộn, cá nhân được giải thoát rÀng buộc khuôn khổ gia đình cũng như cọng đồng thôn xóm , nhưng thân phận con người không nhờ thế mà trở nên thoải mái hơn xưa. Giai cấp trưởng giả hửu chủ , điền chủ và tài chánh mà tiêu biểu là Đảng Lập Hiến Nam Kỳ- Parti Constitutionnalist Cochinchinois do Bùi Quang Chiêu sáng lập năm 1923 với sự cọng tác chặt chẻ của Nguyễn Phan Long, cả hai là địa chủ giàu có. Đảng này xưng tụng chủ nghĩa quốc gia cách chỉnh , không đòi hỏi lập tức một Hiến Pháp mà chỉ xin Pháp Quốc Hải Ngoại dành cho một số ghế quan trọng trong Hội đồng Thuộc địa - Conseil colonial và nhiều phương tiện bành trướng ngành thương mãi. Trong lúc ấy, hạng trung lưu trí thức tiểu tư sản , thấm nhuần tư tưởng Âu Tây, muốn kết hợp ( nếu có thể ) với toàn thể những kẻ vô sản với mục đích tranh đấu ngay cho độc lập nước nhà ( Tân Việt Cách Mệnh Đảng, Việt Nam Quốc Dân Đảng ). Song các phong trào này thất bại, vì không có nguồn gốc trong quần chúng . Trái lại những phong trào nhân dân được vận dụng ráo riết trong khuôn khổ Đông Dương Cọng Sản Đảng, dưới giả dạng Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, gọi tắt là " Việt Minh " ( Lê Mộng Nguyên, Định Hướng số 54, mùa đông 2008 ). Tưởng cũng nên mở dấu ngoặc ở đây về chánh phủ Trần Trọng Kim, thường bị những người Cọng sản , các tác giả các sách giáo khoa , các nhà nghiên cứu chuyên môn ở miền Bắc thời trước và sau năm 1975 , trực tiếp hay gián tiếp gọi là bù nhìn , là việt gian, là tay sai của Nhật. Sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh chánh quyền thuộc địa Pháp, chánh phủ Trần Trọng Kim được hoàng đế Bảo Đại thành lập, chỉ tồn tại một thời gian rất ngắn, từ ngày 17 tháng 4 năm 1945 đến ngày 25 tháng 8 năm 1945. Theo Vũ Ngự Chiêu , đây là một " tai nạn lịch sử " cả chính thủ tướng chánh phủ lẫn vua Bảo Đại đều bị đặt vào thế " chẳng đặng đừng, được khai sinh do nhu cầu quân sự của Nhật ". Vượt qua mọi khó khăn , chỉ trong vòng 4 tháng, Trần Trọng Kim và các cọng sự viên của ông đã vạch ra những mục tiêu và chương trình hành động cụ thể và thực tế: từ những việc làm có tính cách tượng trưng như đổi quốc hiệu thành Việt Nam, đổi quốc kỳ, duyệt lại quốc ca … đến cứu đói, thu hồi toàn vẹn lảnh thổ, bắt các quan ở các tỉnh phải trực tiếp liên lạc với chánh phủ Việt Nam, cấm họ liên lạc trực tiếp với người Nhật như họ vẫn liên lạc với người Pháp trước kia, Việt Nam hóa nền giáo dục, cải tổ thuế má tư pháp, vận động thanh niên sinh viên và cả quần chúng nói chung tham gia sanh hoạt chánh trị, xã hội v.v…Ngay cả chỉ trích lớn là nội các Trần Trọng Kim không có bộ quốc phòng , vì thật ra Việt nam khi đó không còn quân đội, cả lính khố xanh phục vụ các quan Nam Triều như đã nói ở các phần trước và lính khố đỏ thuộc các trung đoàn thuộc địa Pháp đã tan hàng ( bộ trưởng thanh niên Phan Anh đã phải tổ chức đoàn thanh niên bán quân sự ), Lê Xuân Khoa đã khẳng định là vua Bảo Đại và thủ tướng Trần Trọng Kim ( mọi tổng, bộ trưởng nội các ! ) không phải là " bù nhìn của Nhật " và dù nền độc lập của Việt Nam chưa hoàn toàn, vẫn là một thực tại không phải là "Bánh vẽ " , nhất là so sánh với những điều kiện của một quốc gia tự do và viễn tượng thống nhất mơ hồ, trong hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 mà chủ tịch Hồ Chí Minh phải ký kết với đại diện Pháp Sainteny. ( Phạm Cao Dương, số 55, Định Hướng, mùa Xuân 2009 ) .
Tính cách sáng suốt sử dụng bom nguyên tử là đề tài tranh luận lâu dài. Thả bom có thể rút ngắn chiến tranh. Tuy nhiên dân Á Châu vẫn không quên là vỏ khí hủy diệt mới và kinh hải đã thả trên một dân tộc Á châu do một Tây Phương Thiên Chúa Giáo. Các vỏ khí qui ước từ búa đá mài nhọn đến giáo mác, đao kiếm , súng ống, chỉ giết người một thế hệ mà thôi. Bom nguyên tử có uy lực hủy diệt liền, giết chết nhiều người hơn mà lại còn ảnh hưởng đến nhiều thế hệ tương lai qua những tai hại bụi phóng xạ trên hệ thống sinh sản con người. Sau chiến tranh, thị trưởng thành phố Nagasaki, cũng như nhiều nơi khác ở Nhật, nói rỏ ràng là dân Nhật bị sốc và choáng váng vì bom nguyên tử , nhưng không oán giận dân Mỹ nhiều bằng oán giận, vỡ mộng về tình trạng khó khăn giới quân nhân Nhật đưa tới cho họ và hoàn toàn ghê tởm chiến tranh và sử dụng vỏ lực.
Chiến bại Nhật ở Thế Chiến Thứ Hai đưa Nhật, lần đầu tiên trong lịch sử Nhật, bị xâm chiếm và chiếm đóng đất nước dân chúng kiêu hảnh hằng được dạy dỗ là thiêng liêng . Cho nên bại trận thật là chấn thương, càng sâu xa thêm khi chí can đảm và lòng trung thành của sĩ quan và binh lính của Quân đội Thiên hoàng lại phi thường. Rất ít sĩ quan chịu bị bắt làm tù binh, thà chết theo kiểu samurai truyền thống hơn là bị bắt. Vì lựa chọn chết hơn là đầu hàng được tăng cường mạnh mẽ suốt thời kỳ chinh chiến theo lệnh của Bộ Chỉ Huy Tối Cao, cho nên Nhật đã phải phái đến nhiều chiến trường các hoàng tử và gia đình Thiên Hoàng cho quân sĩ biết tinh cách chính thức của những lệnh đầu hàng.
Dân chúng Nhật lo âu cực kỳ về ý nghĩa cuộc chiếm đóng. Tin đồn đại loan truyền sẽ có nhiều hảm hiếp và cướp bóc, hôi của . Rất nhiều đàn bà, phụ nữ bỏ thành thị về quê. Cho nên dân chúng ngạc nhiên khoan khoái khi thấy lính Mỹ- GI và một số ít lính Anh, Úc và Tân Tây Lan chiếm đóng, không những đứng đắn mà còn cư xử thân thiện nữa. Khi thân thiện tăng thêm dần, chức quyền cả hai bên trở nên phần nào hốt hoảng , khi các quán bán rượu-bar và ổ điếm mọc lên như nấm để phục vụ quân đội chiếm đóng .Tổng quát có thể nói rằng chiếm đóng Nhật ttrong 7 năm , từ 1945 đến 1952 là một công cuộc sửa soạn tốt đẹp và thực thi hay nhất của lịch sử chiến tranh thế giới. Tâm trạng và phản ứng của dân Nhật từ các giai đoạn sợ hải, chuyễn qua an tâm, biết ơn, buồn tẻ và cuối cùng oán giận nhẹ nhàng và đoán trước được. Tướng chỉ huy quân đội Đồng Minh chiếm đóng là Douglas MacArthur. Hình thức theo kiểu một shogun Nhật, cầu kỳ chi tiết vặt lúc thi hành nhiệm vụ, nhưng tôn quí và xa cách. Ý thức lịch sử và số mệnh của MacArthur có khi tỏ ra khoa trương và tự phụ đối vởi những cảm tính bình đẳng của dân Hoa Kỳ ,nhưng chính những đức tính này phối hợp cùng tính vô tư ngay thẳng cơ bản của ông , ấn tượng lớn trên dân Nhật và giúp họ tái tạo một cảm giác tự tín cần thiết .
Ngay sau khi chiến tranh chấm dứt là một thời kỳ khổ cực và khó khăn cho nước Nhật. Tàn phá khắp nơi và thiếu thốn thực phẩm. Dân thành thị chất đầy các chuyến xe lữa tràn về đồng quê, cố đổi chác vài vật sở hửu lấy thực phẩm. Số người thất nghiệp lên đến 13 triệu. Nhật hồi hương thổi phồng dân số cần nuôi ăn . Một số lớn binh sĩ giải ngũ , không được nhìn nhận là anh hùng, tự thấy không ai ưa thích mình, và bị khinh bỉ lúc bại trận. Một số đông bị thương tích và ăn mặc rách rưới, đi ăn xin dọc các đường phố , mắt nhìn các cô gái Nhật khoát tay, ôm vai lính chiếm đóng . Ngay cả những kẻ nhận được thực phẩm cũng bị bắt vì buôn bán chợ đen . Dần dần, viện trợ Hoa Kỳ và dân Nhật làm việc nhọc nhằn, cải thiện tình trạng, tuy rằng cần vài thời gian công nghệ Nhật mới cho thấy sản xuất đáng kể .
Chỉ thị từ thủ đô Hoa Thịnh Đốn là Nhật phải phi quân sự và dân chủ hóa. Phi quân sự thi hành êm ả và hoàn thành nhanh chóng. Quân lính giải ngũ và cơ sở quân sự tháo gỡ. Xét xử chiến tranh và thanh trừng thực thi ở nhiều mức độ, từ năm 1946 đến năm 1948 . 25 quân nhân bị buộc tội ác chiến tranh chánh và 7, kể cả tướng Tojo-Đông Điều bị treo cỗ. Những người còn lại bị tù chung thân. Hoàng thân Konoe , cựu thủ tướng thà tự tử hơn là vào trại tù Sugamo. 5000 tội phạm chiến tranh bị xét xử ở các nước ngoài Nhật và 900 bị xử tử. 200 000 bị thanh trừng khỏi công chứic , thư lại căn cứ trên căn bản loại công việc họ làm hơn là bất cứ lý do nào họ có trách nhiệm . Trên tiến trình dân chủ hóa, câu hỏi đầu tiên là vị trí Nhật hoàng. MacArthur thi hành quyết định thông minh , đã được cấp cao hơn của Hoa Kỳ đồng ý, không buộc tội Nhật hoàng là một tội nhân chiến tranh, dù có nhiều kêu gào nên xử sự như thế, từ các tay nóng nảy ở Mỹ và giữa các đồng minh . Nhật hoàng được giữ lại vị trí như thể là một tượng trưng cho thống nhất quốc gia và như thể là đỉnh chủ yếu của vòm cầu xã hộ , hầu bảo tồn nước Nhật khỏi hổn độn và phân hủy. Hiến Pháp mới thông qua năm 1946 và thực thi tháng 5 năm1947 qui định minh bạch là chủ quyền ở trong tay quốc dân Nhật và Nhật hoàng là một vua lập hiến - Constitutional monarch . Nhiều bảo đảm ghi trong Hiến Pháp ghi nhận không những cho tự do cá nhân , cư trú và tôn giáo mà còn ở học đường , hàn lâm. Một phần tiến trình dân chủ hóa là chánh sách các chức quyền chiếm đóng khuyến khích phong trào nghiệp đoàn . Luật lệ lao động giữa các năm 1945 đến năm 1947 cấp quyền tổ chức nghiệp đoàn, thương lượng công cọng và quyền đình công. Trong 1 năm, số người gia nhập nghiệp đoàn tăng từ 1 triệu lên 4.5 triệu. Các lảnh tụ lao động Mác xít hay Cọng Sản ra khỏi tù chế độ quân phiệt bắt giam, khởi sự nắm giữ các vị trí lảnh đạo nghiệp đoàn, nhiều đến nổi các chức quyền lo ngại và sửa đổi lảnh vực lao động sau năm 1948 . Ở thôn quê, cải cách điền địa là chương trình dân chủ hóa thành công nhất .
Một luật chống độc quyền nhắm trực tiếp vào các đế quốc thương mãi của zaibatsu. 83 tổ hợp công ty bị giải tán và các tài sản gia đình bị tịch thu bằng thuế trên tư bản. Ở ngành giáo dục, học đường bắt buộc tăng từ 6 đến 9 năm , và các sách giáo khoa mới nhấn mạnh đến thể chế dân chủ thay vì những khuynh hướng độc đoán. Dấu khắc ý kiến Mỹ in đậm trên các cải cách giáo dục và trên những tài liệu quan trọng tỉ như Hiến Pháp; vang vọng trong trí người Nhật, vì họ cũng đang tìm kiếm một lý tưởng khác cho Nhật , thay thế " tổ chức chánh trị quốc gia - national polity " kokutai , những ngày trước chiến tranh.
Một thay đổi tình hình quốc tế nhưng năm 1948- 50 ảnh hưởng nhiều đến liên hệ Mỹ- Nhật . Năm 1948, Mãn Châu lọt vào tay Cọng Sản Tàu và năm sau Tưởng Giới Thạch bị bó buộc rời lục địa và thiết lập chánh phủ ở Đài Loan . Năm 1950 Liên Hiệp Quốc với quân Mỹ tiền phong, đánh nhau với Bắc Triều Tiên ( Bắc Hàn, Bắc Cao Ly ) và Trung Cọng . Theo ánh sáng thực tế chánh trị thế giới, vài sửa đổi quan trọng xảy ra ở chánh sách Mỹ. Những chánh phủ Nhật kế tiếp nhau xem những sửa đổi này là cần thiết, nhưng nhiều dân Nhật lại xem đó là cơ hội chủ nghĩa trắng trợn. Xây đắp một phẩn nộ chống Hoa Kỳ, bị phe tả Nhật khai thác và vẫn còn tồn tại ở những mức độ khác nhau từ đó đến bây giờ .
Biến chuyễn tình hình làm cho một Hiệp Ước hòa bình với Nhật trở nên thèm muốn qua những kênh của Ủy Ban Viễn Đông -Far Eastern Commission , Stalin và Tưởng Giới Thạch phản đối. Cuối tháng chín năm 1951, đại điện 52 nước họp tại Cựu Kim Sơn - San Francisco ký kết một hiệp Ước Hòa Bình, mọi điều khoản chánh đã an bài. Mọi quốc gia đều ký, ngoại trừ Nga , Ấn Độ và Trung Cọng. Nhật từ chối đòi hỏi Triều Tiên ( Cao Ly ), Formosa( Đài Loan ), các đảo Pescadores, Kuriles, Nam Sakhalin và các đảo Thái Bình Dương ủy nhiệm cho Nhật trước đây. Thủ tướng Nhật Yoshida Shigeru thỏa mãn, xem hiệp ước là " công bằng và khoan dung - fair and generous " và nói rỏ là Nhật tự xếp hàng chung với thế giới không cọng sản. Đồng thời với ký kết Hiệp Ước Hòa Bình , Nhật và Hoa Kỳ cũng cùng nhau kết thúc ký Hiệp Uớc An Ninh - Security Treaty, trong đó để cho lực lượng Hoa Kỳ đóng trong và quanh Nhật, hầu bảo vệ an ninh trong và ngoài nước Nhật. Một thỏa hiệp riêng biệt tái lập ngoại giao với Nga, được ký kết năm 1956 và ở thời điểm này, Nhật gia nhập Liên Hiệp Quốc.
Kinh tế Nhật tăng trưởng kỳ diệu vào thời kỳ hậu chiến, một khi vượt qua những trở ngại ban đầu. Vào thời Minh Trị Thiên hoàng, tăng trưởng kinh tế dựa vào phối hợp chánh phủ và các xí nghiệp tư. Viện trợ Hoa Kỳ, cả công lẫn tư có tầm quan trọng quyết định . Các ngân hàng Nhật cho vay dễ dãi thương mãi, chánh phủ Nhật cống hiến khích lệ thuế khóa, trừ bớt mức khấu hao (chiết khấu ) cao. Tổng sác xuất tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 10% mỗi năm từ năm 1950 đến năm 1965 , cao nhất là 12.1 năm 1963 và thấp nhất là 7.5 năm 1965. Trong khi con số trung bình ở Đức là 6.1 % , Pháp 5.3 % , Anh 2.4 % và Hoa Kỳ 2.3 % . Tổng lợi tức quốc gia Nhật chỉ là 1.3 tỉ đô la Mỹ năm 1946, lên 15.1 tỉ năm 1951 , 51.9 năm 1962 và 176 tỉ năm 1968 .
Thịnh vượng liên tục Nhật làm nghiêng chánh trị về phe bảo thủ. Mọi chánh phủ từ thời chiến tranh đến năm 1993 đều thuộc phe bảo thủ, ngoại trừ thủ tướng Katayama Tetsy các năm 1947- 48 , Xã hội trên phương diện chánh trị và Thiên chúa giáo. Yoshida làm thủ tướng lâu nhất 1946- 47 và 1948- 54 , và là nhịp cầu giữa thời kỳ chiếm đóng và thời độc lập. Yoshida kiểm soát các hoạt động phá hoại, tái cơ cấu các zaibatsu, và phục hồi lực lựợng cảnh sát, một biện pháp để tảp trung kiểm soát trung ương. Biện pháp hướng về tăng cường quyền trung ương kiểm soát, bớt quyền tự trị địa phương, được đối thủ và kế nhiệm Yoshida là Hatoyama Ichiro ( 1954 - 56 ) tiếp tục, đặc biệt ở lảnh vực gíáo dục. Ông cũng đã tái lập bang giao với Nga, tăng thể tích thương mãi với Trung Cọng và hai cánh hửu chánh trị được thống nhất thành Đảng Dân chủ tự Do - Liberal Democratic Party . Thủ tướng Ikeda Hayato ( 1960 - 64 ) chấp nhận hình thức ngọai giao ông gọi là " tư thế thấp - low posture " và tập trung nổ lực vào tăng trưởng kinh tế Nhật lớn hơn nữa. Kế tiếp Ikeda là Sato Eisaku, thành công nhờ đi gặp tổng thống Nixon tháng 9 năm 1969 và bảo đảm Mỹ thỏa hiệp hoàn trả Okinawa về cho Nhật năm 1972. Đảng Tự Do Dân chủ của ông thắng Đảng Xã hội -Socialist Party tháng giêng năm 1970.
12- Tình trạng Nhật cho đến năm 1994 về kinh tế , ngoại giao và đời sống chánh trị
Trên ngọn đồi cao hải cảng Nagasaki, một ngôi nhà nhỏ xinh xắn có vườn kiểu Nhật , xây cất cuối thế kỷ thứ 19 cho một cố vấn công nghệ người Anh Thomas B. Glover, bà Nhật yêu qúi trở thành nhân vật nữ chánh của thảm kịch "Bà Bướm Hoa - Madame Butterfly" của Puccini . Từ điểm lợi thế này , nối liền Đông Phương và Tây Phương , một phía có thể nhìn xuống tiểu đảo cũ Deshima, nay bao quanh bằng đất liền nơi các thương gia Hà Lan bị giam hảm từ năm 1641 . Phía kia là cảnh quan tinh hoa thế kỷ thứ 20 , một khu đóng tàu đồ sộ áp dụng kỷ thuật mới nhất. Những siêu tàu chở dầu khổng lồ kính thước to lớn đến nổi, phần mủi tàu và phần đuôi tàu phải phóng hạ riêng biệt và hàn lại nhau dưới nước.
Kỳ diệu kinh tế
Đóng tàu chỉ là một thành phần tiên tiến công nghệ uy vũ của Nhật từ cuối Thế Chiến Thứ Hai đến năm 1994 ( thật sự từ các năm 1992-93 tổng lợi tức quốc gia Nhật điều chỉnh lạm phát đã giảm, chỉ còn tăng 1-2 % và giữa các năm 1995- 2000 , có lúc mức tăng trưởng xuống âm , tệ nhất vào các năm 2008- 2009 ( xem đồ biểu), thường được gọi là " kỳ diệu kinh tế - economic miracle ". Dân Nhật có thể biện minh kiêu hảnh về những gì họ đã thực hiện, nhưng vài người Nhật không lý gì đến những từ ( ngữ ) này vì thành quả đòi hỏi làm việc năng nề khó nhọc, liên tục tập trung suy tư và nhiều hy sinh. Tuy nhiên phát triễn kinh tế là thừa tố có ý nghĩa nhất, ảnh hưởng sâu đậm đến chánh trị và xã hội Nhật.
Lẽ dĩ nhiên, lao động Nhật vượt quá tầm đóng tàu thủy và tiến mau đến những giai đoạn sản xuất cận đại. Dù thời này vẫn còn nông nghiệp, nhưng Nhật đã tiến xa khỏi giao đoạn sơ đẳng là nông nghiệp. Dù vẫn sản xuất thép , đóng tàu thủy và chế tạo máy móc nặng, Nhật cũng đã tiến quá khu vực thứ cấp là chế tạo đến giai đoạn thứ ba- tam cấp, thường được mô tả, tuy không thích hợp cho lắm, là khu vực dịch vụ - services hay thông tin - information. Chúng ta đều biết sản xuất cận đại này tùy thuộc nhiều vào điện tử - electronics, gồm có ti vi, computer , công nghệ robot và vô số phương tiện mới truyền thông - communication và kiểm soát . Nhật là một trong những lảnh đạo thế giới ở những lảnh vực mới này.
Khu vực nông nghiệp Nhật dùng nhiều nhân công, khu vực thứ cấp dùng nhiều tư bản và khu vực tam cấp dùng nhiều tri thức- knowledge intensive. Cũng còn cần dùng nhiều lao động ở khu vực thứ ba, nhưng một thứ lao động khác đòi hỏi sửa soạn lớn lao ở ngành giáo dục. Năm 1987 là một cột mốc lịch sử kinh tế Nhật vì năm đó , tổng lợi tức mỗi đầu người - per capita GNP , lần đầu tiên trội hơn Hoa Kỳ . Năm 1986 , lợi tức mỗi người Nhât , là 16 330 đô la Mỹ, mỗi dân Hoa Kỳ là 17464 . Nhưng năm 1987 , là 19 642 cho Nhật và 18 403 cho Hoa Kỳ. Động cơ phát triễn này là công nghệ Nhật, theo nghĩa cả hai: công ty tỗ hợp và cá nhân.
Có công ăn việc làm suốt đời - lifetime employment cho công nhân chuyên nghiệp và nhân viên ban quản trị. Nhân công nhận thức là tốt cho quyền lợi của họ khi cố làm cho công ty , hảng mình thịnh vượng. Các quản tri, chóp bu phải cố giữ, không phải sa thải nhân công, dù trong lúc công việc hảng đình trệ, Hệ thống phong kiến, hiểu theo kiểu Tây Phương, thiết lập căn cứ trên cá nhân , gia đình và trung thành bè đảng - clan loyalty . Công ty có bài hát riêng, đồng phục riêng , ban thưởng riêng và sinh hoạt xã hội riêng cho công ty. Đồng nghiệp cùng một công ty thường cùng đến cùng một quán rượu hay tiệm ăn , nhậu nhẹt cùng nhau. Nói một cách khác, chính công ty là đời sống của họ.
Một đặc điểm khác biệt của công nghệ Nhật là sử dụng nhiều nhà thầu phụ - subcontractors , những công ty nhỏ chế tạo một bộ phận của thành sản. Cơ cấu nghiệp vụ tên gọi là keiretsu, thoát thai từ các gia đình trước cận đại và công nghệ thôn xóm, làng xã, tăng mảnh liệt dưới áp lực cung cấp cho quân sự thời thế Chiến Thứ Hai. Thủ tục này cũng dược Tây Phương biết rỏ đặc biệt ở ngành ô tô , nhưng phát triễn ở Nhật cao độ hơn .
Một đặc điểm khác đáng nêu ra là tính chất lạ lùng của Nghiệp đoàn Nhật . Mỗi công ty hay mỗi nơi hoạt động đều có tổ chức nghiệp đoàn , chứ không phân phối theo ngành thương mãi như Tây Phương. Họ mặc cả tập thể với ban quản lý. Ít khi có đình công- strike và ngưng việc - work stoppage. Tuy nhiên, vào thập niên 1970, có những cuộc đình công ngắn lan rộng xảy ra đòi tăng lương, đặc biệt ở ngành vận tải , chuyên chở . Trong một năm, ảnh hưởng đến 38 triệu người đi làm việc bằng vé tháng - commuter .
Đặc điểm thứ tư của nền kinh tế Nhật, khác với các nước đã mở mang khác là sác xuất tiết kiệm- rate of saving cao. Tỉ lệ tiết kiệm gia đình ở Nhật, từ năm 1961 đến năm 1979 là giữa 18.2% và 22.1% , trong khi ở Hoa Kỳ chỉ là 8.8% đến 8.8 % . Năm 1988 con số tiết kiệm hạ thấp chỉ còn 14.8% , nhưng cũng còn cao hơn ở Pháp, một xứ tiết kiệm dân gian nổi tiếng, là 12.1 % và 6.6 ở Hoa Kỳ. Năm 1991, chánh phủ Nhật báo cáo là sác xuất tỉ lệ tiết kiệm xuống mức kỷ lục thấp nhất là 6.5 % , cho thấy xoi mòn nền tảng phát triễn kinh tế đã kéo dài từ lâu .
Đặc điểm then chốt thứ năm của ngành công nghệ Nhật là sự hợp tác giữa chánh phủ , quản lý và lao động . Đây là một nhu cầu khẩn thiết tái xây dựng Nhật Bổn sau thế chiến Thứ Hai, vẫn còn tiếp diễn tới nay. Hợp tác này có thể là một hình thức yêu nước - patriotism và bày tỏ tinh thần đoàn kết - solidarity , kể từ khi hình thức quân phiệt mất hết uy tín. Khi có một yếu tố bên ngoài đe dọa Nhật, dù nhẹ nhàng đi nữa, chánh phủ , quản lý công ty, lao động thắt chặc lại hàng ngũ để đối đầu ngoại bang , thỏa thuận ngầm , để ra một bên, cạnh tranh và bất đồng nhau, sẽ giải quyết sau. Thành công lớn nhưng không phải duy nhất, tuy gây ra nhiều phản nộ ở ngoại quốc, là một cánh tay của chánh phủ Bộ Công nghệ và Thương mãi Quốc tế Ministry of Internatioanal Trade and Industry, biết tên theo tiếng Nhật hay tiếng Anh là MITI. Bộ này đóng vai trò khảo cứu , phát triễn và xác định những thị trường quốc tế tiềm thế xuất cảng . Nay còn tham gia đề cao cả nhập cảng nữa . MITI cũng còn khuyến cáo các ngân hàng chánh phủ cấp tư bản hiểm nguy - venture capital vài công nghệ được xem là sinh tử cho quyền lợi quốc gia Nhật ở một thời điểm nào đó. MITI hửu hiệu nhất khi bảo đảm được nhất trí - đồng thuận giữa chánh phủ, lao động và quản lý, trên những vấn đề và hướng chỉ đạo phát triễn công nghệ.
Vai trò kỷ thuật cao cấp - cao kỷ .
Cao kỷ không phải là xa xỉ phẩm mà là một thiết yếu cho Nhật. Đối với một xứ đảo tài nguyên thiên nhiên giới hạn , hầu sống còn trên thế giới hiện tại, thật là bắt buộc ngành công nghệ chế tạo nước nhà , phải có một thừa tố giá trị công thêm rất cao. Nghĩa là mỗi ngày mỗi nhiều thêm khéo léo chuyên môn, tri thức hiểu biết và phức tạp phải cọng vào càng ít nguyên liệu càng hay, lúc làm ra sản phẩm nếu muốn bán sản phẩm lợi nhiều. Lợi này cần có để trả tiền mua các nguyên liệu thô hiếm có và để duy trì mức sống tiêu chuẩn xã hội Nhật mới đã trở nên quen thuộc . Đó là ca- trường hợp của Vương quốc Anh thế kỷ thứ 19 và 20 và lúc này là của Nhật Bổn, mức độ còn cao hơn. Phân biệt giữa các khu vực của các nền kinh tế Nhật năm 1988 như sau : sơ cấp - nông nghiệp 2.3 % tổng số nền kinh tế, thứ cấp - công nghệ chế tạo 34.9% , tam cấp- dịch vụ với thừ a tố giá trị cọng thêm cao nhất 62.8 % . Giai đoạn cuối này đưa tới tên gọi là " xã hội hậu công nghệ - post industrial society ". Chính ở lảnh vực cao kỷ , gồm các sản phẩm ô tô và điện tử ( máy ti vi, các máy ghi âm viđêôcassette, robôt và computer ) Nhật, thật là trác việt, ưu tú.
Cú sốc dầu lữa
Không thể nói rằng là kinh tế Nhật tiên tiến không đứt quảng. Nhật không có nguồn dầu lữa nội địa , và cần nhập cảng hoàn toàn từ ngoại quốc . Suốt thời kỳ cú sốc dầu lữa 1973- 74, Nhật nhận 83% cung cấp dầu lữa từ các nước Ả Rập và Iran . Tháng 11 năm 1973 , các nước Ả Rập áp lực Nhật phải cắt đứt ngoại giao với Israel và chấp thuận cung cấp vỏ khí cho các nước Ả Rập. Đổi lại, các nước này sẽ tuyên bố Nhật là " nước thân thiện " và nhận cung cấp không ngừng dầu lữa. Nhật từ chối . Chánh phủ đã thi hành một dự án chống lạm phát, bớt tín dụng, thiết lập luật lệ dầu lữa khẩn cấp, và đông lạnh giá gạo. Ngân sách năm 1974 tuy gọi là " ngân sách khắc khổ " vẫn cao hơn những năm trước. Lạm phát 19 % là một vấn đề khó giải quyết. Năm 1974 cũng là năm thâm thủng cán cân thanh toán ( tiền tệ ) vì giá dầu lữa cao. Từ năm 1976 đến 1978, tình trạng cải thiện rỏ rệt. Lạm phát chỉ còn 3.5 %. Cán cân thương mãi quá nghiêng về Nhật đem lại gây cấn với Hoa Kỳ. Thủ tướng Fukuda hứa với tổng thống Carter giữa năm 1978, sẽ cố giảm thặng dư ngoại thương và giảm bớt xuất cảng sang Hoa Kỳ. Nhưng húa hẹn không thực hiện. Thiếu dầu lữa là vấn đề liên tục , gây ra thâm thủng cán cân tiền tệ một lần nữa vào năm 1979. Có nhiều dự án mở rộng sử dụng năng lượng nguyên tử , ngoài 21 nhà máy điện nguyên tử hoạt động năm 1980. 11 đơn vị mới đang được xây cất và thêm 3 nhà máy được dự trù , tăng số tỉ điện nguyên tử lên thêm 2/3 . Điện nguyên tử ở Nhật năm 1990 gần gấp đôi điện nguyên tử ở Anh và bằng 1/3 điện nguyên tử ở Hoa Kỳ.
Xuất cảng xe hơi
Từ năm 1955 , hảng xe hơi Đức Volkswagen là hảng bán nhiều nhất xe nhập cảng vào Hoa Kỳ . Xe Datsun Nhật khởi sự bán ở Hoa Kỳ năm 1960 và năm 1975 đã bán nhiều hơn Volkswagen. Năm 1976 , xuất cảng xe hơi Nhật trên mọi thị trường thế giới là cao nhất, kế theo sau xa là xe hơi Pháp . Năm đó, 62 % xe Nhật bán ở Hoa Kỳ sản xuất ở Nhật . Bộ Thương mãi Hoa Kỳ quy sự yêu chuộng xe Nhật là xe Nhật bán giá rẽ hơn , nổi tiếng về phẩm giá xe, và mạng lưới bán xe rất hửu hiệu . Ở thời điểm này, sản xuất ô tô Hoa Kỳ lớn hơn Nhật , nhưng đến giữa năm 1980, Nhật trở thành nước sản xuất xe hơi và xe vận tải - cam nhông lớn nhất thế giới .
Không có gì đáng ngạc nhiên là Hoa Kỳ phản ứng . Chủ tịch Nghiệp doàn Công Nhân Ô tô Thống nhất - United Automobile Workers Douglas
Fraser nói hành động của Toyota và Nissan là " bạo ngược" , xuất cảng không chỉ là ô tô mà còn là thất nghiệp sang Hoa Kỳ. Vì năm 1980, 200 000 thợ thuyền ô tô Hoa Kỳ thất nghiệp. Fraser đi Nhật, thuyết phục các hảng Nhật thiết lập sản xuất xe hơi ở Hoa Kỳ, giới hạn số xe hơi xuất cảng, nếu không sẽ bị hiểm nguy các rào cản luật lệ bảo hộ mậu dịch. Honda tuyên bố lập xưởng ráp xe ở bang Ohio. Toyota và Nissan dự tính những di chuyễn tương tự . Để tránh luật lệ bảo vệ mậu dịch Hoa Kỳ , chánh phủ Nhật tuyên bố tháng 6 năm 1981 là sẽ tự nguyện giới hạn xuất cảng xe sang Hoa Kỳ. Dự tính lập những công ty chung chế tạo ô tô thành thực tế: Isuzu/ General Motors ở Nhật năm 1982, Toyota / General Motors ở California năm 1983, Mitsubishi/Chrysler ở Illinois năm 1985, Nissan/Ford ở Ohio năm 1988.
Xuất cảng đồ điện tử
NipponTelephone andTelegraph ( NTT) và International Business Machines ( IBM ) thỏa thuận năm 1985 lập một mạng lưới computer ngay ở Nhật. Năm 1989, Toshiba lập nhà máy làm computer đầu tiên ở Âu Châu tại Regensburg, Đức . Công ty điện tử lớn nhất ở Nhật chấp nhận cho các hảng Hoa Kỳ và các nước khác làm bán dẫn - semiconductors thông báo trước về nhu cầu Nhật sắp tới , mục đích tăng 20 % về xuất cảng ngoại sang Nhật món đồ điện tử mới này , nhưng hoài nghi về giá trị thỏa thuận vẫn tồn tại. Đến năm 1994 , phần ngoại quốc ở thị trường Nhật là 14.4 % và không gia tăng . Tháng 6 năm 1992, MITI , trong một thế chuyễn động bất thường tuyên bố là cống hiến cho bất cứ ai khỏi trả phí thế hệ thứ 5 phần mềm ( nhu liệu )- software. Dự án thế hệ thứ 5 bắt đầu từ năm 1982 trên một cố gắng sản xuất computer với khả năng lý luận, cho nên " thông minh nhân tạo - artificial intelligence " của nó sẽ thực hiện được nhưng nhiệm vụ tỉ như chẩn bịnh , phân tích các vụ kiện cáo và thông hiểu ngôn ngữ . Dự án không đạt các kỳ vọng và đã bị hủy bỏ chánh thức . Tuy vậy, dự án thứ 5 có nhiều ảnh hưởng lý thú trên lịch sử computer - điện ( tử) toán. Dự án đã huấn luyện hàng trăm kỷ sư Nhật về khoa học computer tiên tiến . Chẳng hạn có khả năng thực hiện vài chức năng lý luận cao tốc nhờ sự giúp đở đến 1000 vi xử lý -processors song song. Nó còn báo động cho các kỷ sư Hoa Kỳ là sẽ bị hiểm nguy , bị bỏ theo sau xa về phát triễn. Một tổ hợp các công ty Hoa Kỳ được thành lập để hợp tác về khảo cứu căn bản. Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ khởi sự một dự án rộng rải, họa kiểu những hệ thống thông minh, kể luôn cả một hệ thống điều khiển xe tăng không người lái.
Tốc độ khảo cứu tuồng như gây ra một ưu điểm kiểu răng cưa trong việc phát triễn ti vi định nghĩa cao - high definition television ( HDTV ) . Ngân sách khảo cứu chánh quyền Bush cho HDTV năm 1990 là 30 triệu đô la Mỹ, đối với Nhật là 1 tỉ đô la . Năm 1991, tổng thống Bush cắt hết ngân sách khảo cứu này. 20 năm khảo cứu giúp Nhật sản xuất năm 1994 ( ? ) hệ thống tương suy - analog system sẳn sàng bán ra thị trường. May mắn là công ty Mỹ và ngoại quốc khác tiếp tục các con đường khảo cứu riêng cho mình và chuyễn sang kỷ thuật ti vi kỷ thuật số - digital television technology , một con đường Nhật không lựa chọn, làm cho kỷ thuật tương suy của Nhật lỗi thời …
( Phần lớn liên hệ đến Nhật đều trích dẫn theo sách " Nhật Bổn " xuất bản lần thứ ba năm 1994, của giáo sư sử học Tàu và Nhật W. Scott Morton , viện đại học Seton Hall )
Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.
No comments:
Post a Comment