*** QUYỀN LỢI TỔ QUỐC & DÂN TỘC LÀ TRÊN HẾT *** KHAI DÂN TRÍ, CHẤN DÂN KHÍ, HẬU DÂN SINH ***

2011/03/16

Lịch sử văn hóa văn minh Nhật (phần I)

Lịch sử văn hóa văn minh Nhật
(phần I)

GS Tôn Thất Trình
Các nhà học giả Trung Hoa hay Nhật Bổn  thường không chú ý đến sự phân ngành tập quán Tây phương, cùng lúc là học giả, triết gia,  nghệ sĩ, thi sĩ, " ông đồ "viết chữ đẹp,  tùy bút - tiểu luận  và thường là sử gia nữa. Họ ít khi  quan niệm văn hóa họ  là một đơn vị , cũng như không bao giờ tưởng tượng văn hóa là  một điều gì khác. Cảm tưởng này của họ thấm xuống đến tận dân gian thông thường.  Cho nên văn hóa theo họ , dù chỉ là dạng phát họa đại cương phải được nghiên cứu xuyên qua mọi ngõ ngách của nghệ thuật, tôn giáo, đời sống kinh tế và xã hội cũng như mọi ngõ ngách cỗ điễn ở phương Tây, tỉ như sử học quân sự và chánh trị.  Các sự cố bên ngoài lịch sử Nhật  phải  được nhìn dưới con mắt cả hai  thái độ  và lập trường  của các diễn viên chủ yếu lẫn  thường dân, họa may mới nắm vững nhãn quan thật sự và tròn trĩnh hơn  của toàn thể. Như thế chúng ta mới hiểu được  đà sáng tạo đáng kinh ngạc thúc đẩy  nhiệt tình dân Nhật, suốt  lịch sữ lâu dài Nhật đến cuối thế kỷ thứ 20, và bất thình lình phóng họ  lên một mô hình, mà có lẽ họ cũng kinh ngác không kém,  là xứ đứng hàng đầu thế giới thế kỷ 20. Hai đặc điểm  của dân Nhật  cần nói đến trước tiên là những đức tính  quân sự và phong kiến  và những biệt tài nghệ sĩ thiên nhiên.  Có lẽ như vậy là nhờ  Thần đạo - Shinto thiêng liêng và nuôi nấng  hai đặc điểm này dù chúng  có tính cách sơ khai,  và Thần đạo vẫn duy trì mạnh mẽ  như là một tôn giáo, trải qua nhiều thế kỷ Nhật.  

1-      Nguồn gốc ban đầu  lịch sử  dân Nhật  

            Nguồn gốc dân Nhật lẫn lộn  và mờ tối. Chỉ một điều chắc chắn  là ở  các đảo nước Nhật đã có nhiều tộc dân khác không có cá tính Nhật sinh sống, trước khi chính dân Nhật đến các đảo . Một trong những tộc dân này là Ainu đã sống sót đến ngày nay , dù rằng rất bấp bênh . Ainu  thuộc  giòng giống Cáp ca - Caucasian , Đông Âu  - Trung Á, da trắng và râu rậm . Vật tỗ - tô tem của Ainu  là gấu và đánh cá và săn bắt là ngành nuôi sống tộc dân này. Họ chiếm ngự  các đảo miền Bắc, nhưng nay họ chỉ còn là một nhóm nhỏ sống tại đảo Hokkaido.

             Mắc khác, dân Nhật   thuộc tộc dân Mông Cỗ- Mongolian race , thấp hơn  các đặc điểm Mông cỗ điển hình có mắt híp , thoáng  sắc tố vàng , tóc đen , mặt dẹp hơn lại Caucasian, gò má cao, và chân tay tương đối ngắn so với  thân thể.  Đặc điểm cuối cùng này giúp thân thể bảo tồn nhiệt lượng, có thể mất nhiều nếu chân tay quá dài. Chân tay ngắn cũng như mắt híp, có lẽ là để chống lại ánh sáng tuyết chói lọi, cho nên tộc dân Nhật đôi khi được xem  là thuộc về kho bảo tồn nòi giống các tộc dân Mông Cỗ thời tiền sử ở miền Bắc Xi Bê Ri - Tây Bá Lợi Á. Trong gia tộc Mông Cỗ, ít nhất là  có hai vùng nguồn gốc chính xác phân biệt họ với các tộc dân lẫn lộn  hình thành tộc dân Nhật.  Vùng thứ nhất là Trung Á, phân biệt đáng kể ra là ngôn ngữ. Bảng vần Nhật ngữ (  nguyên âm tiếp theo phụ âm ) và vài từ gốc cho thấy đôi chút đồng dạng với hai  tộc dân Hung gia Lợi - Magyar và Phần Lan. Cả ba cùng chung gốc Trung Á. Vùng nguồn gốc thứ hai cho một vài nòi giống Nhật  là miền Nam Trung Quốc.  Chứng cớ là vài đặc điểm lý học, tỉ như khổ người tương đối nhỏ, da vàng, xương xẩu mảnh mai, tương ứng  dân chúng miền Nam hơn là miền Bắc Trung Quốc . Vài  món chế độ ăn uống cũng hướng về miền Nam Trung Quốc, chẳng hạn  gạo cơm lúa nước- wet rice . Còn một vùng nguồn gốc thứ ba,  thuộc Đông Nam Á và các đảo Thái Bình Dương thì còn trong vòng tranh cải .

        Vậy chớ các tộc dân này lẫn lộn và định cư thế  nào trên đất liền  ? Nhật bản là 4 hòn đảo lớn, chạy từ Bắc xuống Nam  rồi cong về phía Tây như sau: Hokkaido , Honshu ( đảo chính ), Shikoku và Kyushu và vô số đảo nhỏ; tổng số diện tích khoảng bang California, Hoa Kỳ. Khí hậu phô bày  từ tuyết rơi dày  mùa đông ở Hokkaido  đến  cây cỏ bán nhiệt đới ở Kyushu; phần lớn  nước Nhật là núi non, chỉ dành 17%  đất đai cho nông nghiệp , phụ thêm bằng một diện tích nhỏ ruộng đồi núi theo bậc thang.  Ba đồng bằng chánh nông nghiệp ở Nhật là Đồng bằng Kanto , quanh thủ đô Tokyo,  rộng chừng  1 297 000 ha, Đồng bằng  Nobi, quanh thành phố Nagoya, và Đồng bằng  Kansai, quanh các thành phố Nara, Kyoto và Osaka ở cuối phía đông Biển Nội địa - Inland Sea.  Hai đồng bằng vừa kể  chỉ rộng 1/10 diện tích Đồng bằng Kanto.  Mưa nhiều và  cặm cụi làm việc , đã giúp dân Nhật  sống sót  với sản phẩm nông nghiệp, nhưng họ cũng đã phải luôn luôn bổ túc bằng hải sản: cá , sò nghêu, và rong biển.  Một nghiên cứu  của các nhà khoa học Nhật trong Đệ Nhị Thế Chiến  đã chứng minh là  hải sản, và một số lượng ít ỏi  thịt, gạo , và rau đậu  đặc biệt  là  củ cải  ( vỏ trắng hay vỏ xanh )- radish khổng lồ đaikon giàu sinh tố  đã có thể cung cấp  một chế độ ăn uống chu toàn giá rất rẽ. Nhiều người đã lưu ý là  tình trạng hải đảo Nhật rất giống Vương Quốc Anh - Great Britain. Cả hai đều đủ gần một lục địa lớn hầu nhận được kích thích văn hóa và  đủ xa xôi hẻo lánh  để tiến trào đến một lối sống cá biệt, có cơ tránh khỏi ngoại xâm. Cả hai nước đều phát triễn hải quân mạnh mẽ, nhờ khai thác kỷ xảo nghề đánh cá và thương mãi. Cuối cùng, cả 2 nước  vào thời cận đại, cũng đã cố gắng mảnh liệt chế tạo công nghệ và ngoại thương để nuôi sống dân gian hải đảo. Trên phương diện địa lý, các đảo Nhật khác biệt Vương quốc Anh  vì Nhật có núi cao hơn 2 dặm Anh ( 3218m ) bên bờ rìa một  lằn nứt sàn đại dương sâu 5 dặm Anh ( 8045m ) tên gọi là Hố sâu Tuscorora Deep.  Căng thẳng  phát sinh khiến cho Nhật rất dễ bị động đất , có khi rất tàn phá.  Các đảo Nhật chứa nhiều núi lữa vẫn hoạt động  . Chóp hình nón  hoàn hảo núi Phú Sĩ - Mount Fugi  là một núi lữa đã tắt ( phun lần cuối cùng năm 1707) ; nhưng núi Asama vần còn tích cực và  rất nhiều vòi phun Cao hơi lưu huỳnh  thoát ra ngoài  lằn nứt  các núi miền Trung nước Nhật. Nhật tương đối nghèo nàn quặng mỏ kim loại: Nhật rất ít quặng sắt và dầu lữa.Than đá cũng hiếm và phẩm giá không tốt, và chỉ có đồng là phong phú. Trước thời cận đại,  rừng Nhật cung cấp gỗ dồi dào đủ loại Nhật cần thiết để xây dựng nhà cửa, đền thờ  và đại gia trang  ngoài tàu thuyền và  mọi loại dụng cụ . Sông suối chảy mau  lẹ không giúp gì nhiều cho giao thông, nhưng  cống hiến  lớn lao vào nguồn thủy điện.

      Nhật là nước chậm  chân trên việc phát triễn văn minh, vì lẽ các phong trào văn hóa tràn sang Nhật  phải xuyên qua phía Đông ,Trung Á và Trung Quốc.  Rất ít chứng cớ  còn sót lại vào Thời Đại Đồ Đá Cũ - Old Stone Age ở Nhật. Văn hóa chánh đầu tiên  thuộc Thời đại Đồ đá Giữa-Mesolithic các giai đoạn sớm hơn, khởi đầu khoảng 3000 năm trước Công Nguyên ( CN ) - BC .  Văn hóa này có tên là Jomon, có nghĩa theo tiếng Nhật là " Mô hình Dây thừng - Cord Pattern"  phân biệt các làm đồ gốm bằng tay, không phải đồ gốm  quay tròn trên bánh xe.  Dân gian Jomon  dùng các vũ khí bằng đá và  sống  trong hốc chìm  lõm - sunkun pit , loại gia cư dân gian Trung Hoa sống thời tiền cỗ.  Dân Jomon không biết nghề nông, sinh sống bằng các đào cũ,  lượm hạch quả - nut  , săn bắt thú nhỏ  trong rừng và sò nghêu bải biển.  Nhóm văn hóa thứ hai đến Nhật chậm hơn giữa 300 và 100 trước Công Nguyên , tên gọi là Yayoi, từ một vị trí  ở Tokyo  khi có nhiều khám phá  sớm hơn , tuy  nền văn hóa này  mạnh nhất ở miền Tây nước Nhật. Dân gian Yayoi  làm đồ gốm trên bánh xe  và đã biết nghề nông  khá tân tiến, trên ruộng lúa nước tưới tiêu kiểu Trung Hoa.  Rỏ ràng là dân gian Yayoi  sử dụng vừa đồ đồng thau lẫn đồ sắt , cho nên không thể nói rằng Nhật cỗ đại  đã trải qua thời kỳ  Thời đại Đồng Thau - Bronze Age một cách riêng rẽ. Các đồ khảo cỗ Yayoi là: gương soi, chuông, kiếm, và giáo mác bằng đồng là một dụng cụ tế lễ, và một ít đồ vỏ khí bằng sắt. Tộc dân Yayoi cũng sống trong hốc chìm, nhưng có 2 đặc điểm rất gần lịch sử Nhật: đó là phương cách họ làm nghề nông và  mái lợp " tranh "  trên nhà sơ khai.  Các mái kiểu này ghi rỏ trên các  chuông đồng thau trang trí to lớn , một đặc điểm văn minh Yayoi .

         Vào giữa thế kỷ thứ 3  sau C N ( AD )  văn minh Tomb , chồng lên  văn minh  Yayoi ,tuy không thay thế hẳn văn hóa này. Nét văn hóa Tomb là  việc xây cất  vài phòng chôn cất bằng đá và các gò mộ  đồ sộ bằng đất,  dài 500m và cao 40m. Các mồ và nấm mồ này tương tự  các nơi chôn cất  ở Cao Ly ( Triều Tiên, Đại Hàn ) và Tây Bắc Á , trình bày  thêm ảnh hưởng của lục địa, những gì đã đến Nhật  các thời kỳ sớm hơn. Các ngôi mộ cũng cho thấy một  giới qúi tộc mạnh mẽ có khả năng chỉ huy một số công nhân to lớn xây mộ. Liên hệ đến  các ngôi mộ là  hình dáng trên các đồ gốm bằng đất sét  màu hơi hơi nâu hay hơi đỏ  biểu hiện  đàn ông, nhà cửa, động vật, đặc biệt là ngựa.  Vùng Yamato chứa nhiều  ngôi mộ nhất, và những ngôi mộ giàu sang nhất là cho các Đế vương  dòng hoàng đế  đầu tiên  của lịch sử Nhât.

      Nhà Hán Trung Quốc  chiếm  Cao- Ly - Triều Tiên ( Korea )  làm thuộc địa năm 108 trướ, một triều đình  địa phương  đã hấp thu nhiều  ảnh hưởng Trung Hoa rồi. Thế cho nên  dân Hán đã  biết Nhật rỏ hơn  và triều đình Hán, năm  57 sau Công Nguyên, đã phái một sứ giả viếng thăm Nhật. Nhưng ghi chép  cụ thể về Nhật lại từ triều đình Wei ( Vệ ), một nước chư hầu nhà Hán. Wei Chih ( Vệ Chí ?  ), năm 292 sau Công Nguyên, kể ra một  tộc dân Lùn ( Wa ) ở những vùng  được xác nhận dễ dàng  là Kyushu  và miền Tây nước Nhật, gồm 100 bộ lạc, trong đó 30 bộ lạc  đã tiếp xúc với triều đình Wei. Sử Wei ghi chép là các  nhà cai trị có khi là nam phái , có khi là nữ phải , phản ảnh  chuyễn hướng từ mẩu hệ đến phụ hệ hay ngược lại. Một quốc vương  thế lực  là Hoàng Hậu Mimeko hay Pimeko , có nghĩa là " Con gái Thái Dương- Mặt Trời "


2-     Huyền thoại Thần Đạo

 Huyền Thoại Thần Đạo - Shinto Legends là nguồn gốc thông tin thứ ba về Nhật thuở ban sơ,  biểu hiện  một  đôi vợ chồng chủ yếu là Thần Nam Izanagi và bà vợ Izanami , đứng trên  cầu  vồng Thiên Đường, nhúng lưỡi giáo vào đại dương phía dưới. Những giọt nước  chảy từ đầu lưỡi giáo đông lại thành hình các đảo Nhật linh thiêng. Một dịch bản khác cho rằng các đảo Nhật là thành quả  của  hôn nhân  giữa thần nam và thần nữ. Họ đã xuống các đảo sinh sống và con cháu họ cũng là thần nam và thần nữ đất Nhật. Thần Nam cuối cùng  là Thần Lữa - Fire God , và sinh hạ thần này làm chết bà mẹ  Izanami . Izanagi  đi tìm vợ ở Âm ty, nhưng  thân thể vợ đã rữa vỡ.  Khi thần nam  trở về ánh sáng ban ngày,  qua " Đèo Hades - Even- Pass of Hades  " tại Izumo , phía tây  Honshu , đối diện Cao Ly. Ông tẩy sạch ô nhiễm cái chết bằng nước  sông ở Hyuga , đảo Kyushu  và nhiều thần khác phát sinh  từ thân thể ông: Thần nữ Thái dương Amaterasu từ mắt trái , Tsukiyomi, Thần Mặt Trăng từ mắt phải, và Susanowo  Thần Giông tố- Storm God   từ mũi. Thần Mặt Trăng không đóng vai trò quan trọng nào,  nhưng Thần nữ Thái Dương và Thần Giông tố  em thần nữ và sau đó là chồng bà trở thành những  nhân vật quan trọng trên Điện thờ Bách Thần Pantheon Nhật…Những truyền thuyết này phản ảnh cách thờ phụng tính chất sơ khai  của một dân gian với đôi chút khôi hài  và cảm giác mạnh mẽ;  chúng  có nhiều yếu tố  tỉ như  tầm quan trọng gắn vào  ánh nắng ( Amaterasu),   giông tố và mưa  ( Susanowo ), nhật nguyệt thực ( Amaterasu trốn trong hang  đá )  các lễ nghi sinh đẻ, không mấy khác các tôn thờ tương tự khắp thế giới .
                                         
      Vài huyền thoại Thần đạo, cọng thêm vào  các vị trí địa lý đặc thù như Izumo và Kyushu , cũng có chứa  vài  quy chiếu  đến sự cố chính trị và quân sự hiên đại  và  là đầu mối  đánh giá cho lịch sử . Kyushu - Lưu Cầu , đảo nằm phía Nam và phía Tây cuối Nhật bổn và gần Triều Tiên, là nơi giao tiếp đầu tiên giữa người từ  Nam Trung Quốc và Triều Tiên đến các đảo Nhật. Các khảo cỗ  nhấn mạnh đến Kyushu là nơi phát sinh sớm nhất nền văn hóa Nhật và xác định  đúng theo huyền thoại cháu trai của Amaterasu là Ninigi -no- mikoto , từ Thiên Đường xuống tới một đỉnh núi ở Kyushu. Chắt của Amaterasu,  Jimmu- tenno,  làm một chiến dịch chinh phạt phía Đông dọc theo bờ biển miền Nam đảo chánh Nhật. Jimmu- tenno có nghĩa là  Chiến sĩ Thần linh - Divine Warrior, vị hoàng đế thể nhân ( con người )  đầu tiên nước Nhật, tổ tiên là hoàng đế thần linh trên trời. Chiến dịch tiến dần lên Biển Nội địa, và binh lính thiết lập  một dinh trang ở vùng Yamato , gồm luôn cả bán đảo Ise , ngày nay là nơi chứa nhiều  đền thờ  linh thiêng được kinh trong nhất của Thần Đạo.

            Tôn giáo Thần Đạo -Shintoism dù căn cứ trên thuyết vạn vật hửu linh - animism  thật sơ khai và thờ phụng thiên nhiên, đã sống sót  mạnh mẽ cho đến Nhật bổn cận đại.  Sức mạnh  Thần Đạo tuồng như  thoát thai từ  phương cách tự nhiên, như là hiện thân vô ý thức những cảm tưởng  sâu xa nhất của dân gian Nhật về Thiên nhiên và lòng yêu nước cực điểm của họ.  Thần Đạo không có người thiết lập , không có kinh thánh, không có quy tắc - luật luân lý . Thoạt tiên  Thần đạo cũng không có tên . Từ Thần Đạo có nghĩa là " phương cách của các Thần - the way of the Gods " , và đó là từ mượn của ngôn ngữ  Trung Hoa, lâu ngày  sau khi huyền thoại  biến thành một  truyền thống dân gian địa phương. Chữ viết ghi ý ở Nhật  có thể đọc là Kami-no-michi ;  từ kami có thể  có nghĩa là " Thần "   hay đơn giản " những ai bên trên ".  Không nên hiểu theo ý niệm  tính linh thiêng - holiness  liên hệ đến Thánh Thần  của truyền thống Do Thái Thiên Chúa- Judeo - Christian .  Kami đơn giản hơn  và  bản chất thần thánh Thần Đạo liên quan đến  bất cứ  cái gì  đáng ngạc nhiên và  lạ lùng trong thiên nhiên, tương đương với từ mana ( thần lực,  ma lực ) hay từ la tinh " numen " . . Những thần Thần Đạo này được thờ phụng chiêm bái không hình ảnh,  một cách đơn sơ như chắp tay vái và cúi đầu ở miếu thờ, điện thờ. Theo quan niệm kami, ý niệm  tsumi- tội ác hay tội lỗi  ở Thần Đạo,  nối kết  với lễ nghi  không tinh khiết - impurity rituals hơn là  phạm tội luân lý . Lễ nghi không tinh khiết hay ô nhiễm liên kết đến máu, thương tích,  chết , có tháng ,  làm tình và đẻ con. Từ kega  có nghĩa là " thương tích " và " làm ô uế ".  Tẩy uế hay  rửa sạch  tượng trưng gồm súc miệng,  khẩn thiết  trước khi cúng vái. Đó là yếu tố  kiêng kỵ - taboo và  vật thần động vật - animal fetichism   thuở ban đầu Thần Đạo,  rất giống  các tôn giáo sơ khai ở Phi Châuu và nhiều nơi khác .


3-      Phật giáo Nhật và ảnh hưởng Trung Quốc

Năm du nhập chánh thức Phật giáo vào Trung Quốc là 552 sau CN, khi hình ảnh  và các đồ vật thờ phụng  được vua xứ Paikche ở Triều Tiên  gửi tặng Nhật, hy vọng  nhận viện trợ chống vua thù địch  xứ Silla.  Không còn chút nào nghi ngờ rằng hình ảnh, kinh phật, tu sĩ đã đến Nhật từ Triều Tiên trước đó.  Và cũng chắc chắn rằng  văn bản cỗ điển Khổng Phu Tử  Tàu và các sao chép Triều Tiên đến Nhật  trước năm 400. Phật giáo ấn tượng mạnh mẽ trên dân Nhật,  như thể là một tôn giáo, một hệ thống tư tưởng  tiết lộ sâu xa  và ý nghĩa về đời sống và chết chóc mà trước đó Nhật  chưa bao giờ  ngờ tới . Tinh thần  Nhật phản ứng  nhiệt thành đến vẽ đẹp  và nghi thức  thờ phụng của Phật giáo.  Nhưng Phật giáo  chỉ đến Nhật  sau cuộc hành hương lâu dài, từ xứ phát xuất Phật Giáo . Như chúng ta đều biết  Phật Giáo  phát sinh từ miền Bắc Ấn Độ vào  thế kỷ thư sáu trước CN ( BC ) qua kinh nghiệm bản thân  một thái tử, Đức Phật Thích Ca - Sakyamuni ( hay Gautama ). Phật giáo  bắt nguồn từ Ấn Độ giáo - Hinduism, lập ra một phần vì muốn  cải cách Ấn Độ giáo. Chẳng hạn Đức Phật-  Buddha , tiếng Nhật là Shaka Butsu, bải bỏ các giáo lý Hindu  như vai trò chủ trì cuả trí thức Bà la Môn - Brahmins , hệ thống đẳng cấp - caste systems và giá trị của  tu khổ hạnh - ascetism  thái cực ( nhưng không bỏ   rèn luyện tinh thần ). Tôn giáo mới này  lên đỉnh tột độ  ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ ba trước CN, dưới trào  hoàng đế Asoka ( trị vì  các năm  2743- 232 trước CN )  Chính sách Asoka  là gửi sứ giả truyền đạo Phật  theo các đoàn  hành thương- caravan đến nhiều quốc gia, và đặc biệt  là thái tử  đến  chuyễn hóa Phật giáo  cho Tích Lan - Ceylon ( nay là Sri Lanka ). Phật giáo cũng thay đổi theo thời gian . Hình dạng mới  quan trọng nhất là  ý niệm Bồ Tát - Bodhisattva , một nhân vật khoan dung- từ bi sắp vào niết bàn - nirvana, nhưng lại trở về nhân thế  cứu độ mọi sinh linh . Các vị bồ tát đều trở thành Phật , hiện thân Đức Phật,  ti như  Quan Âm ( Việt )  hay Kuan Yin ( Tàu ), Kannon (Nhật ) . Chính ở hình dạng  mới này gọi là Đại Thừa- Mahayana ( Greater Vehicle ) tràn sang  Đông Á, Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bổn, Mông Cỗ, Tây Tạng. Ngược lại với Phật giáo Tiểu Thừa- Hinayana ( Lesser Vehicle ), gần nguyên thủy hơn , tên gọi là Phật giáo Theravada ( phương cách các trưởng lảo )  vẫn duy trì mạnh mẽ ở  Tích Lan , Miến Điện ( Burma , Myanmar ) và một vài nơi Đông Nam Á. Cả hai giáo phái Phật giáo này  đã biến mất đi tại xứ Ấn Độ nguồn gốc.

Phật giáo đến Trung Quốc  từ Trung Á  vào thế kỷ thứ nhất sau CN ( AD) vào triều đại nhà Hán , nhưng không mấy  phát triễn,  mãi cho đến thế kỷ thứ tư ở miền Bắc Trung Quốc. Phật giáo phát triễn mạnh  vào thế kỷ thứ sáu, nhờ sự ủng hộ của  các triều đại miền Bắc Trung Hoa là Wei ( Vệ ? ) và Liang ( Lương ? ). Đó là lúc Nhật  chánh thức chấp nhận  Phật giáo đến Nhật. 

Phật giáo đã gây ra tranh cảỉ ở Nhật từ thuở mới du nhập . Đại gia đình  tộc Soga theo Phật  giáo .Cả hai đại gia đình Mononobe và Nakatomi có nhiệm vụ chánh thức  thờ phụng Thần Đạo chống du nhập Phật Giáo. Trưởng tộc Soga Umako  thắng trận Shigisen năm 587,   khiến cho tộc Mononobe phải rút lui, không còn chống Phật Giáo nữa. Soga Umako  đã đặt nữ hoàng Suiko  lên cầm quyền  và xếp đặt  cho  cháu bà này  , cũng thuộc tộc Soga  và là con thứ hai của cựu  hoàng  Yomei  làm nhiếp chánh - regent .   Hoàng tử  Shotoku ( Shotoku Taishi 572 -622 ) này  là một nhân vật lịch sử Nhật đáng kể nhất.  Ông được mọi người kính nễ vì  học rộng và  được thương mến vì nhân từ , đức độ.  Ông là một Phật tử mộ đạo  và đã theo học  một thượng tọa  từ Triều Tiên  sang và có nhiều liên lạc với  triều đại Trung Quốc Sui  ( Tùy ? )  rất sung mộ Phật giáo . Ông cũng theo học một học giả  kinh điển  Khổng giáo , sau đó đã rất thịnh hành ở Nhật trên phương diện  nghệ thuật lảnh đạo nhà nước .  Dân Nhật đã kính nễ hoàng tử Shitoku  nhất là vì chánh sách của ông  đã dẫn Nhật chấp nhận  các mô hình Trung Quốc thời đó  về chánh trị , tôn giáo  và nghệ thuật.  Bằng ba con đường . Thứ nhất  là ban hành một hiến pháp  gồm 17 điều  ( điều  XII  ghi rỏ là  một nước không thể có hai vua , dân chúng không thể có hai chủ nhân . Vua phải là chủ dân khắp nước  ) , mục đích là đẩy xa nhãn quan truyền thống dân Nhật là lảnh tụ tộc Yamato  đứng trên các lảnh tục các tộc khác  theo gương kim tự tháp  thư lại triều đình Trung Quốc, chỉ có một  nhà cai trị duy nhất trên chóp quyền hành. Thứ hai là đặt  mũ hạng - cap rank ở nghi lễ triều đình Nhật ( màu sắc và vật liệu  mũ khác nhau để định hạng ) , có mục đích cũng cố quyền hành chánh quyền trung ương .  Cách thứ ba  của hoàng tử Shotoku  thành công nhất và  mới thật đóng vai trò  bậc nhất cho tương lai nước Nhật: thiết lập bang giao, thăm viếng với  triều đình nhà Sui, lần thứ nhất  năm 607  và 14 lần khác trong suốt  hai thế kỷ , lần cuối năm 838 . Nổi tiếng nhất  lần thăm viếng cuối cùng là  Kibi-no- Mabi , đến sống ở Tràng An ( nay là Tây An )  kinh đô nhà Đường ( T'ang ) 17 năm . Nhật cho là  Kibi-ho - Mabi đa  đem về Nhật  nghệ thuật đồ thêu - embroideries , đàn tỳ bà - biwa 4 dây  và trò chơi go hay cờ tướng kiểu Tàu , rất được  quân nhân Nhất ưa thích làm  huấn luyện chiến lược quân sự . Ông cũng cho là người sánh chế ra  Kana , bảng vần - syllabary Nhật bổn đơn giản  hóa  từ chữ viết Tàu  ( hán tự ) nhưng chỉ dùng cho  ngữ âm học mà thôi . 

       Tuy Shotoku  là người khởi xướng suy tính kỷ lưỡng  chánh sách Tàu  hóa hay thuận theo các mô hình Trung Quốc , nhưng hoàng tử  cũng tượng trưng  đáng kể cho một vài khuynh hưởng tái xuất hiện  thường xuyên ở lịch sử Nhật bổn.  Trước hết ,  ở địa vị nhiếp chánh, ông  thật sự nắm quyền hành cai trị , nhưng chỉ gián tiếp  dưới tên nữ hoàng , cô ruột ông.  Sau đó , thủ tục  có một nhà cai trị trên danh nghĩa và một nhà cai ttri. thật sự  trở thành thông lệ , gần như tiêu chuẩn.  Trong nhiều trường hợp,  thực thi cai trị gián tiếp  được mỏ rông thêm , chánh sách của kẻ nắm thực quyền  được  một nhóm nhỏ , không xác định cố vấn, núp phía sau qui định.  Tuy họ không có lảnh tụ biết được tên , nhất trí của họ quá uy vũ khiến kẻ  nhà nắm thực quyền không thể không biết tới . Thứ đến  Hoàng tử Shotoku  dẫn đạo phong trào  du nhập ý thức  những dạng mới tôn giáo , triết lý , nghệ thuật và tổ chức chánh trị  vào đất Nhật.  Tập quán  vay mượn văn hóa và kỷ thuật  được công nhận là một đặc điểm Nhật, ngay cả những ai  không có  biết rỏ  lịch sử Nhật . Nhưng điều ít ai nhình nhận   là cách  đặc biệt Nhật đồng hóa  vật liệu vay mượn  và làm thành một cái gì mới  cho chính mình . Nhật lại  thường cải tiến  nguyên bản nữa . Phật giáo  là một thí dụ chánh yếu , khi tôn giáo  lảnh đạo  suy nghĩ tư biện này  và ảnh hưởng sáng tạo của tôn giáo đối với nghệ thuật dần dần chuyễn từ Trung Quốc sang Nhật Bổn .  Tiến trình này cần trải qua nhiều thế kỷ, vì  Phật giáo không thể  nắm vững , thông suốt dễ dàng được.  Về kỷ thuật cận đại, Nhật khống chế và tiến triễn  mau lẹ hơn, nhưng nguyên tắc  đồng hóa  chi tiết và ứng dụng thông minh  vẫn giống như nhau. Trí thức Nhật đi tìm kiếm tôn giáo mới và những nghệ thuật mới,  tất nhiên không thể không bị  ấn tượng mạnh mẽ về  cảnh huy hoàng nhà Đường Trung Quốc .  Năm 618  sau CN, Trung Quốc tiến vào một thời kỳ  một quốc gia  lớn nhất , tổ chức hay nhất, văn minh - văn hóa tiến bộ nhất Thế giới.  Thời kỳ này ở Âu Châu,  Đế quốc Tây La Mã - Western Roman Empire  điêu tàn.  Nữa phía Đông  Âu Châu tuy to lớn , nhưng không địch nổi Trung Quốc. Văn minh Hồi giáo to lớn chỉ mới phát sinh. Các nhà tham quan Nhật bổn đà thích thú  và quá nễ sợ  vẻ rực rỡ   của kinh đô Tràng An - Ch'ang -an vùng Tây Bắc Trung Quốc,  Họ đã sao chép  đồ án  thành phố Tràng An   theo một mạng lưới  phố xá hình chữ nhật, khi họ xây dựng  sau đó kinh đô Nhật mới ở  Heian ( Kyoto ).  Triều đại nhà Đương rất hiếu khách , mở rộng đón chào  ngoại quốc và  đón chào ý kiến mới : Armenian, Do Thái, Triều Tiên, Ả Rập, từ  Trung Á , và dân Thiên chúa giáo  Nestorian  truyền thống Á Châu  tổ tiên   tinh thần từ thánh tông đồ Đức Giê Su Thomas , mọi người đều để lại dấu tích  tại các con đường Tràng An .  Người Nhật đem về nước  hai hệ thống   tư tưởng căn bản nay đã  hoàn toàn  Tàu :  Không Giáo và Phật giáo . Nhật Bổn đã nhận sớm hơn Phật Giáo Tàu  từ Triều Tiên , nhưng nay nhận thêm  nhiều hiểu biết Phật giáo  và nhiều môn phái  trực tiếp từ Trung Quốc.  Ảnh hưởng của Khổng Giáo , tuy ít  tráng lệ hơn, nhưng  cũng đánh dấu và ảnh hưởng lâu dài đến  tư tưởng chánh trị và thể chế Nhật  . Đáng tiếc là vào thời gian này , Việt Nam còn là An Nam Đô hộ Phủ của Nhà Đường , chưa có độc lập lâu dài, để phát huy văn hóa văn minh riêng cho mình như Nhật Bổn , Triều Tiên .
                  
        Ảnh hưởng của tộc gia đình Soga , Hoàng tử Shotoku kéo dài mãi, đến khi cuộc đảo chánh  chống Soga tục gọi là âm mưu "Vườn Đậu tía - Garden Wisteria "  do Hoàng tử Naka-no Oye ( sau đó lên ngôi hoàng đế )  và Kamatari thuộc tộc gia đình  Nakatomi thành công .   Kamatari  sau đó được phong làm một tộc gia đình mới gọi là Fugiwara ( Đậu tía ) . Như vậy ông ta là  thiết lập viên của  đại tộc  Fugiwara ,  sẽ chủ trì   triều đình Nhật nhiều thế kỷ , không có đối thủ làm chủ  số phận quốc gia Nhật  từ năm  857 đến năm 1160  và vẫn còn ảnh hưởng  mạnh đế triều Nhật cho đến thế kỷ  thứ 19 , dù rằng uy quyền đã trao qua tay Mạc phủ ( Tướng quân ) - shogunate

 Kỳ tới:  Thời kỳ Nara 710 -749m; thời kỳ Mạc phủ Quân sự - Military Shogun hay Kamakura  1185- 1336 .


Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.

No comments:

Post a Comment