*** QUYỀN LỢI TỔ QUỐC & DÂN TỘC LÀ TRÊN HẾT *** KHAI DÂN TRÍ, CHẤN DÂN KHÍ, HẬU DÂN SINH ***

2011/03/16

Lịch sử văn hóa văn minh Nhật (phần V)

Lịch sử văn hóa văn minh Nhật
(phần V)
GS Tôn Thất Trình
10 -  Bành trướng,  chủ nghĩa Tự do và Quân phiệt (  1914- 1931 )            
                              Dự toán  Cách Mạng do các lảnh tụ thời Minh Trị và phản ứng  ngoan ngoãn , nhiệt thành của dân gian Nhật đến năm 1912 là một thành công nổi tiếng. Nhật bổn đã  đạt một sức mạnh quân sự đáng thán phục. Nền kinh tế Nhật vươn lên đến mức  ngay nay gọi là  điểm cất cánh - takeoff  point . Làm việc nặng nhọc và tính cần cù  đã giúp công nghệ Nhật  tái đầu tư  15% vào  cơ xưởng , máy móc  những năm tốt đẹp , sau 1900,  mà vẫn còn thừa  để nâng cao đời sống xứ sở , nói tổng quát.  Một phần tư thế kỷ trước Thế Chiến thứ I, là một thời kỳ  khắp thế giới hăm hở  dành nhau thuộc địa, nhượng địa,  và những vùng ảnh hưởng ở Á  Châu và Phi Châu.  Nhật bổn  hùa theo các cường quốc khác, chi tiêu rất nhiều  về " tự vệ - quốc phòng - defense "  từ 1890 đến 1914.Tổng số chi tiêu này tăng 4 lần ở Nhật  và mỗi dân Nhật đóng góp tăng từ 60 xu Mỹ đến 1.75 đô la. Tuy rằng con số này  nhỏ hơn Hoa Kỳ thời bấy giờ, mỗi đầu người Mỹ là 3.20 đô la và thua xa các  đối thủ  chánh cường quốc thế giới , Anh và Đức,  nhưng cũng  biểu hiện một cố gắng phi thường, nếu nghĩ đến sự kiện là Nhật chỉ mới bắt đầu chánh sách cận đại hóa sau năm 1868.

                             Khi Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ vào tháng 8 năm 1914, chánh phủ Nhật Okuma tức khắc vào phe Đồng  Minh - Allies , tuyên chiến với Đức và gửi một lực lượng tấn công các cơ sở Đức ở Sơn Đông - Shangtung , không lý gì đến  nền trung lập của Trung Quốc lúc đó.  Anh hiệp lực  chiếm hải cảng Tsingtao ( Hán Việt ? )  và 3 tháng sau Nhật đoạt  mọi tài sản Đức ở Sơn Đông  và đặt quân cảnh sát dọc đường xe lửa tỉnh này . Ở chiến dịch , lần đầu tiên máy bay quân sự được sử dụng . Lúc này Nhật cũng chiếm luôn  các đảo Đức giữ là các quần đảo Mariana, Caroline và  Marshall.  Nhật cho là đúng thời cơ để Nhật  cũng cố uy quyền ở lục địa.  Năm 1915 , Nhật  bí mật  trao cho Viên Thế Khải - Yuan Shi Kai  21 Yêu Cầu gồm 5  khoản.  Các khoản từ 1 đến 4 liên quan đến  quyền giới hạn ở Sơn Đông,  Mãn Châu,  miền Trung thung lũng sông Dương Tử và bờ biển Trung Quốc. Khoản 5  lên quan đến  bổ nhiệm người Nhật làm cố vấn  sự việc chánh phủ Tàu, kiểm soát chung Cảnh Sát, vài điều kiện ảnh hưởng đến  các kho võ khí và mua bán khí giới. Khoản cuối cùng này rỏ ràng vi phạm đến chủ quyền Trung Quốc, nên  các cường quốc Tây phương, dù đang  bận bịu chiến tranh cũng không thể bỏ qua.  Khi Viên Thế khải  cố tình thông tri cho báo chi thế giới biết  21Yêu Cầu này , Nhật đã phải buộc lòng   rút lui  những phần yêu cầu tranh luận nhất , nhưng cũng nhận được nhiều nhượng bộ đáng giá ở Sơn Đông, Nam Mãn Châu và Đông Nội Mông - Eastern Inner Mongolia .  Nhật nhắm vào kinh tế  trên nhữg yêu cầu này, nhưng  hậu quả chánh trị rất quan trọng ở Trung Quốc: bổng  nhiên Nhật  trở thành kẻ thù đế quốc chánh của nước Tàu . Ở thỏa hiệp Lansing -Ishii giữa Hoa kỳ và Nhật bổn năm 1917, cả  hai nước tôn trọng toàn vẹn lảnh thổ của Trung Quốc , nhưng cũng nhìn nhận, vì đất Nhật quen thuộc gần gủi nên Nhật có "quyền lợi đặc biệt "  với Lục Địa Á Châu   và Nhật có quyền bảo vệ .

                         Ở Hòa ước Versailles,  Nhật thành công  được Hội Quốc Liên - League of Nations,  ủy quyền  trên các đảo Thái Bình Dương nguyên thuộc Đức  và được công nhận có quyền đặc biệt  ở Sơn Đông.  Nhật thất bại  không ghi được một điều khoản bảo đảm bình đẳng chủng tộc - racial equality  vào Minh ước  Hội Quốc Liên, vì  Úc Châu và California chống đối  không cho di cư không phải là da trắng  du nhập  các xứ này. Tuy nhiên, Nhật được công nhận cuối chiến tranh là một trong "Ngũ Cường Lớn - Big Five " ,  có ghế  ở hội đồng  Quốc Liên  và trổi dậy,  tốn rất ít chi phí người cũng như tiền bạc, uy vũ hơn trước nhiều lắm. Lợi lộc chánh cho dân Nhật không phải là chánh trị mà là kinh tế.  Nhật biết rỏ là đã tiến bộ nhiều từ Thế Chiến Thứ Nhất.  Đặc biệt ở đội tàu thương mãi - merchant  fleet, có những tàu chuyên chở   lớn nhất thế giới, khi mà tàu buôn  Anh , Đức bị đánh  chìm nặng nề và  tàu Mỹ mất mát lớn vì giao tranh tàu ngầm . Nhật cũng đã có khả năng rút ưu điểm ở ngành chế tạo mới, áp dụng  những tiên tiến kỷ thuật.  Chẳng hạn, Nhật  khỏi cần đầu tư nhiều  đóng tàu có động cơ pít tông chuyễn động qua lại - reciprocating engines tiên  tiến thẳng  đến các tuabin chạy hơi nước- steam turbines và động cơ diesel. Trong thế Chiến thứ Nhất, đội hải thương Nhật tăng lên gấp mười. Nhật  đã chiếm phần lớn ngành thương mãi tơ sợi và khi dứt chiến tranh, Nhật là một  quốc gia chủ nợ, số lượng vàng kim dự trữ  tăng lên 6 lần trong 6 năm .

                       Nhật tham gia nhiều trên trường chính trị quốc tế. Đồng thời trường chính trị quốc nội cũng thay đổi nhiều.  Nhóm nhỏ, tài ba nhưng vững chắc đầu sỏ chánh trị  Minh Trị, nắm quyền cho đến khi Chiến Tranh Thứ Nhất bùng nổ.  Khi Chiến Tranh chấm dứt, chánh quyền được phân phối rộng rải cho một  loạt các tinh hoa Nhật, tỉ như thư lại, doanh nhân, các lảnh đạo quân sự, Hội đồng Cơ Mật, bậc quí phái, các trí thức. Thập niên 1920 , đặc biệt giữa đầu thập niên, là  thời đại chánh trị tự do chủ nghĩa  - liberal politics ở Nhật . Khuynh hướng này thể hiện  ở thủ tướng Hara Kei  ( sinh năm 1856 ), chủ tịch đảng Seiyukai và là thường dân - commoner  đầu tiên làm thủ tướng Nhật. Ông giữ chức vị 3 năm cho đến khi bị  một nhân viên hửu phái ám sát. Lúc đảng phái nắm chánh trị, các quyền lợi doanh nghiệp có khuynh hướng  ngự trị, đôi khi với những phương tiện đáng ngờ vực, có nhiều ca tham nhũng bị khám phá  ở hai đảng chánh  Seiyukai và  Kenseikai .  Đảng này đổi tên thành Minseito năm1927 . Các doanh  nhân  chống lại những  mưu đồ  bành trướng quân sự  vì chúng tốn tiền thu thuế  và vì chúng đưa tới tẩy chay hàng hóa Nhật do các nhà quốc gia Tàu chủ trương. Đó là một phần cương lĩnh đảng  tả phái Seiyukai năm 1912, đề nghị rút các lực lượng Nhật đang tiến đánh Tây Bá Lợi Á - Siberia  với một  cuộc viễn chinh Đồng Minh chống Bolshevik  năm 1918  và đã  ở lại vùng này với hy vọng mơ hồ  có thêm lảnh thổ, sau khi quân Đồng Minh đã rút khỏi vùng. Thật ra, các nội các thập niên 1920,  có vẽ thích hòa bình hơn chiến tranh và thận trọng hơn là phiêu lưu mạo hiểm.  Có rất ít khác biệt ý thức hệ giữa các đảng phái.  Dù các đảng nhận  tài trợ từ khu vực đại doanh nghiệp, hội viên lại là  các doanh nghiệp nhỏ và các điền chủ nông thôn , không có phương  cách nào  khác bày tỏ nguyện vọng chánh trị.  Các  công nhân nghèo đô thị  không đủ tài sản đến mức có thể đi bầu cữ , cũng như không có kinh nghiệm hay sở vọng gì  để tham gia chánh quyền.  Nhưng con số công nhân  tăng mau.  Sản xuất nông nghiệp Nhật tăng gia 50% từ năm 1880 đến năm 1914 nay đã  bắt đầu san bình, không gia tăng nữa. Năm 1920 chỉ còn 50% dân sống ở nông nghiệp  và một số lớn nông dân di dời về đô thị.  Năm 1913,  28 %  dân Nhật  sống ở thị trấn trên 10 000 người, so với 16% năm 1893.  Sản xuất hàng hóa công nghệ tăng gấp ba từ năm 1914 đến năm 1929 .  

                 Chính nghĩa của giới công nhân được các đảng mới chánh trị bênh vực.  Oi Kentaro  một nhà tiền phong cấp tiến sớm  và ủng hộ Tôn Đật Tiên- Sun Yat Sen ( thiết lập Quốc Dân Đảng Trung Quốc ), lập ra đảng Tự do Đông Phương năm 1892 , nhưng đảng này chết yểu.  Đảng Dân chủ Xã hội- Social Democratic party  thiết lập năm  1901 dưới sự che chở  phần lớn của Thiên Chúa Giáo, có  một chương trình ngày nay tỏ ra hửu lý  là giáo dục  miễn phí - free education , ngày chỉ làm việc 8 tiếng đồng hồ,  bải bỏ dùng nhân công con trẻ, bị cảnh sát giải tán ngay hôm sau ngày thành lập. Đảng Cọng  Sản  thành lập năm 1921 ( cùng một năm với đảng Cọng Sản Trung Quốc )  thất bại vì bè phái  cũng như bị Cảnh Sát lưu ý, tự nguyện giải tán  năm 1924, nhưng năm sau  sống lại dưới hình thức  bất hợp pháp  và  hoạt động bí mật.  Nhưng chính Nghiệp đoàn Lao động -  Labor Union, hơn là các đảng phái,  mới thật  giúp cho nhân công lao động Nhật bày tỏ nguyện vọng.  Các năm chiến tranh  giúp nghiệp đoàn  thành hình ở nhiều ngành  công nghệ. Năm 1929 , số hội viên lên đến 300 000 người. Đình công khởi sự năm 1919 , xảy ra nhiều lần suốt thập niên 1920.  Nhiều mục tiêu nghiệp đoàn  đạt được năm 1925,   tỉ như phổ thông đầu phiếu  cho nam thanh niên trên 21 tuổi, giúp số người đi bầu  năm đó tăng thêm từ 3 triệu đến  14 triệu người .

                   Một trong những chánh trị gia xuất sắc của đảng tự do  là Ozaki  Yukio ( 1859- 1954 ). Khi còn là đô trưởng Tokyo , ông  biếu cho thủ đô Hoa Thịnh Đốn  những  cây hoa   hạnh đào -  cherry tree nổi tiếng. Ông làm chánh trị liên kết với Okuma.  Năm 1898, ông bị bắt buộc từ chức ở nội các vì trong một  diễn văn , ông đề cập đến  chủ nghĩa cộng hòa - republicanism ở Nhật.  Các  năm 1912- 13, ông lại đụng tới đề tài tế nhị  về vị trí của hoàng đế khi ông lảnh đạo Seiyukai, đối lập  thủ tướng  Katsura ở Quốc hội. Ba người  lảnh tụ theo  Thiên Chúa giáo  cấp tiến là Suzuki Bunji , Kagawa Toyohiko và Abe Isoo.  Màu mè và nhiều nhân cách nhất là  Kagawa .  Con rơi  của một bộ trưởng nội các và một cô đào geisha , ông trở thành mục sư Tin Lành , hoạt động ở các khu ổ chuột tại Kobe , sống trong một phòng bé tí xíu  5.6m2.  Các tư tưởng xã hội  du nhập vào đất Nhật  phần lớn là qua  các lảnh tụ Tin Lành. Kagawa  giúp Suzuki thiết lập các nghiệp đoàn.  Kagawa khởi sự viết văn và các truyện của ông trở thành sách bán chạy nhất - best sellers . Ông được mời nhận một  chức vụ cao cấp chánh phủ, nhưng từ chối. Ông hăng hái  hoạt động trong các hợp tác xã nông thôn và  và thành lập một dây chuyền viện dưỡng bệnh bài lao, cho một số lớn công nhân  mắc phải bệnh lao, vì các điều kiện thiếu vệ sinh  ở các nhà máy .( Luật qui định  không được thuê thiếu nữ làm việc quá  tối đa 11 giờ một ngày  ở các nhà máy bông vải, chỉ được ban hành ở Nhật năm 1916 ).  Ông bị bỏ tù năm 1921, vì tham gia đình công thợ thuyền ở Kobe  và một lần nữa bị giới quân sự giam giữ tại nhà, cuối đời ông, lần này vì muốn đề cao làm hòa vói Tàu  ở Thế Chiến Thứ  Hai . Nhưng khi bộ Tư Lệnh Tối Cao  Nhật hoảng sợ  vì hành động bạo hành quá xá  của binh lính Nhật ( không ở hàng sĩ quan ) trong vụ "Hảm hiếp Nam Kinh - Rape of Nanking " năm 1937 , họ phải nhờ đến Kagawa  đi viếng thăm và nói với binh lính về kỷ luật tự giác. 

                     Tiếp theo Liên Minh Anh -Nhật  tái hạn năm 1911,  chấm dứt năm 1921,  là Thỏa Ước  Tứ Cường  Anh , Pháp , Nhật và Hoa Kỳ dự liệu  tôn trọng  quyền của mỗi nước này ở  Thái Bình Dương và   tham khảo nhau khi có khủng hoảng.  Sau đó một điều khoản   cực trọng được 4 nước chấp thuận là giới hạn các tàu  chiến - capital ship  theo sác xuất 5 : 5 : 3  cho Anh,  Hoa Kỳ và Nhật  và 1.67 cho Pháp và Ý  ( Nhật  muốn sác xuất 10 :10 : 7, nhưng không được ). Kèm theo là giới hạn   số tấn trọng tải  các tàu chiến , đường kính  súng đại bác,  và bảo đảm không  được nước nào xây cất  căn cứ hải quân mới gần Nhật hơn là Singapore hay Hawaii.  Một Hiệp Ước Chín Quốc Gia cũng đượcc ký kết năm 1922  theo  chánh sách  " Mở rộng Cửa - Open Door"  và bảo đảm lảnh thổ toàn vẹn  cùng độc lập hành chánh của Trung Hoa.  Tuy nhiên, không có điều khoản nào buộc phải thực thi  thích nghi các thỏa ước , hiệp ước vừa kể cả . 

                      Năm 1923 , một trận động đất  lớn có  lữa  cháy  tiếp theo , phá tan  ½ thủ đô Tokyo  và  gần toàn thể Yokohama ( vì nhà cửa Nhật làm bằng gỗ ).   Hàng trăm ngàn người chết và thiệt hại vô vàn.   Tokyo được tái thiết :  trung tâm thủ đô  xây lại bằng thép và bê tông : dinh thự chánh phủ , nhà Hát Lớn , thương xá … , một mô hình các thành phố,  thị trấn Nhật bắt chước theo.  Thời đại thập niên 1920 cũng đem lại nhiều thay đổi thời trang xã hội và  các cách sống ở Nhật.  Phụ nữ  đạt thêm độc lập mới,  khi đi làm thư ký và nhân viên cơ sở công, tư.  Gia đình Nhât cũng thay đổi , vì  cha bớt độc tài , và chồng tỏ ra biết điều hơn. Vài nam nhân Nhật sửa soạn xem  vợ ngang hàng mình.  Có sân gôn - golf và trượt tuyết - skiing cho dân Nhật giàu  và bóng chùy - baseball cho mọi người Nhật.  Sách vỡ ngoại quốc  được dịch  ra và phổ biến nhiều hơn bất cứ lúc nào trước đó ,  và dân Nhật trở thành dân đọc báo  hạng nhất thế giới. Nhạc hòa tấu và nhạc cổ điển Tây phương rất thịnh hành, trong khi phim xi nê, nhạc  Jazz, các tiệm cà phê ( đúng ra là quán rượu ) mọc như nấm, phục vụ cho  sở thích các moga ( thiếu nữ tân thời )  và các mobo ( Nam thanh niên tân thời ) . 

                      Giới thanh niên mạ vàng  này làm các nông dân bảo thủ  và các sĩ quan   Nhật trẻ tuổi và tha thiết yêu nước không còn chịu đựng nổi nữa. Đối với nhiều dân Nhật , hành vì các thanh niên nam nữ là dấu hiệu suy đồi ,  những phương cách  độc đoán cũ bị thất sủng  phải bỏ đi, lọt sàng cho  chủ nghÌa tự do và quốc tế thay thế .  Họ cũng cảm giác là những ý kiến hoa mỹ các chính trị gia các đảng tung ra , không thích hợp để cố vấn hoàng đế.  Vậy chớ ai  cố vấn tốt đẹp hơn cho Hoàng đế,  ngoài Quân Đội ?  Vì  Quân Đội là nơi cất giữ  các đức tính  võ sĩ samurai xưa cũ, và chỉ  có quân đội mới  duy trì thuần khiết được lòng trung thành thời xưa  trên cá nhân hoàng đế , theo đúng yamato - damaashii , "Tinh thần Nhật cỗ - The Spirit of Old Japan" .  Hoàn cảnh gia đình và thời cơ  của các sĩ quan trẻ tuổi  và  các lính thông thường là một thừa tố  đẩy mạnh   quyền lực gia tăng  của giới quân nhân. Các sĩ quan trẻ đa số là con các sĩ quan, các tiểu điền chủ  hay các nông dân . Họ bắt đầu  huấn luyện quân sự  nghiêm khắc, ít nội dung trí thức  ở tuổi mười bốn  và không có chút nào hiểu biết   những nguyên tắc dân chủ   hay chánh phủ đại điện dân , một điều hoàn toàn mới mẽ đối với Nhật.  Binh lính  từ nhà nông dân , khác với dân trẻ thành thị  đều mong  được gọi tòng quân.  Quân đội cung cấp cho binh lính  một đời sống vật chất tốt đẹp hơn, và an ninh xúc động dưới một uy quyền  thoải mái hơn là  một Đại Thẩm Tra Giáo Hội - Grand Inquisitor  của nhà văn  Nga Dostoevski.  Là nông dân họ là con số  không - zêrô.  Khi là lính  của thiên hoàng , xuất thân từ Nữ Thần Mặt Trời, họ cảm tưởng có  một tước hiệu  riêng biệt.   Bỏ thây cho đất nước  không phải là gian khổ  mà là vinh quang.  Không  mấy  khác các lính La Mã cỗ xưa cảm tưởng " Dulce et decorum est pro patria mori -  Ngọt ngào thay , thích đáng thay,  khi chết cho tổ quốc ".  Sĩ quan cao cấp Nhật cũng có cảm giác như vậy, nhưng với lý do khác . Quân đội sẽ không còn nữa nếu chánh sách tự do tiếp tục.  Năm 1925 , quân đội chỉ còn 4 sư đoàn trong số  21 sư đoàn cũ .                                   

                         Quân đội tăng cường ảnh hưởng , khi tướng bá tước Tanaka Giichi lên làm thủ tướng . Tuy nhiên ông lựa chọn một chánh sách Trung Hoa không  sáng suốt,  cố chận đứng  quân Tưởng Giới Thạch Bắc tiến của chánh phủ Quốc dân đảng và bị bắt buộc phải  bỏ  cố gắng này .  Rồi các sĩ quan quá khích Nhật ở Mãn Châu  làm ông bối rối to. Họ giết chết lảnh chúa  Chang tso Lin ( Hán Việt ? )  bằng cách làm nổ tan chuyến xe lữa  chở lảnh  chúa với ý tưởng là  con lảnh chúa thống chế Trương Học Lương- Chang Hsueh Liang  sẽ dễ dàng để Nhật xâm chiếm  Mãn Châu. Tanaka đòi hỏi  phạt kỷ luật các sĩ quan này , nhưng Bộ Tư Lệnh -  Chỉ Huy Tối Cao Nhật  bỏ qua, khiến thủ tướng mất mặt, phải từ chức .  Nhiều tổ chức bí mật loại quốc gia cực đoan  mỗi ngày mỗi hoạt động gắt gao thêm .  Hội  biết đến nhiều nhất là Hội Hắc Long - Black Dragon Society , tên Tàu của sông Amur. Tên nhấn mạnh đến Mãn Châu  và một  trong những  đối tượng thú nhận  là thúc đẩy  dân Tàu rối loạn  để cho quân đội Nhật có cớ  tràn vào Mãn Châu, tái lập luật pháp và trật tự.

                       Trong những năm từ 1929 đến năm 1932, Nhật bị nhiều vấn đề cam go ám ảnh, cho nên các tay quá khích quân  đội  cảm tưởng là cần phải giải đáp  tuyệt vọng.  Khủng hoảng kinh tế là một hiện tượng toàn cầu , nhưng tại Nhật lại có những hậu quả lạ lùng.  Xuất cảng giảm 50 % hai năm sau , năm 1929 . Đau khổ lớn nhất cho  nông dân.  Giá tơ hạ 65% trong một năm , 1929- 1930 .  Lợi tức công nhân trụt  từ  chỉ số 100 năm 1926  xuống còn  69 năm 1931 .  Nông dân phải ăn võ cây và bán con gái  cho các nhà thổ (chứa đĩ điếm )  ở thị thành.  Dân chúng nổi giận nhắm về các zaibatsu, đồng hóa với các  lảnh chúa trong đầu óc họ.  Đau khổ của các gia đình nông dân  cũng lớn lao trong giới sĩ quan quân đội, rất nhiều sĩ quan xuất  thân ở nông thôn .  Họ có ý kiến là  nhờ lòng trung thành và danh dự  họ có thể vạch ra  cho Nhật ở lục địa Á Châu  một đế quốc , độc lập với phần thế giới còn lại, bảo đảm  đời sống vững bền cho  nông dân  và cho công nhân thành thị Nhật.  Những sự cố  xoáy lốc những năm trước ( đặc biệt ở Ý của phát xít Mussolini ) , tuồng như cống hiến cho  các nhà yêu nước  Nhật lý tưởng này, những dấu hiệu không lầm được  chính họ là những kẻ cứu quốc , cứu xứ sở ra khỏi lầm than . 

                      Thủ tướng Inukai làm những biện pháp mau lẹ  vượt qua những ảnh hưởng của khủng hoảng . Ông rút Nhật ra khỏi kim bảng vị một lần nữa. Xuất cảng tăng lên mau. Nhật bắt đầu phục hồi  mau lẹ hơn các nước đã công nghệ hóa.  Nhưng  khuynh hướng không trở lui lại được nữa ,  vì chuyễn hướng Nhật  về phía chủ nghĩa quân phiệt  đã bắt rễ chặc rồi . 

                       Trong thời mạt vận nhà Nguyễn Phước  bị Pháp tấn công không chống nổi,  đời vua Tự Đức, có một trí  tuệ lỗi lạc,  tư duy trên tầm thời đại là Nguyễn Trường Tộ ( 1828 - 1871 ), người Nghệ An theo Cơ Đốc Thiên Chúa giáo,  để lại một số di cảo, viết hàng loạt điều trần , luận văn ,  tờ bẩm trình nhiều  kiến nghị có tầm chiến lược, nhằm canh tân đất nước, tạo thế vươn lên cho dân tộc  giữ  nền độc lập  một cách khôn khéo  mà vững chắc , về mặt kinh tế,  văn hóa xã hội, ngoại giao, quân sự v.v… , nhưng triều đình nhà Nguyễn Phước nói chung cũng như các nho sĩ , văn tânn thời ấy    chưa hiểu nổi luồng tư tưởng của ông, chưa coi trọng  đúng mức những kiến nghị cách tân của ông.  Dù rằng vua Tự Đức có lúc triệu ông " vào kinh để  hỏi việc lớn "  và phái ông sang Pháp thuê thầy thợ , mua sách vở , máy móc, định du nhập kỷ thuật ( năm 1866-  1867 ) .

                       Nhưng  trên phương diện cứu nước, yêu nước , cách mạng tư tưởng ,  chánh trị ,văn hóa … thời bấy giờ lớn nhất  lại là của " Ông già  Bến Ngự "  Phan Bội Châu , hiệu Sào Nam , quê làng Đan Nhiễm , huyện Nam Đàn,  tỉnh Nghệ An ( 1867- 1940 ) . Cụ Phan thiết lập ra hội Duy Tân năm 1904 , chọn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ , chủ trương bạo động  và nhờ Ngoại viện ( Nhật ? )   khôi phục nền độc lập .  Đầu năm  1905, ông sang Nhật và  trở về dấy lên  một phong trào Đông Du vào các năm 1905- 1908 .  Các tác phẩm của ông tuyên truyền cách mạng như Việt Nam vong quốc sử, Hải Ngoại huyết thư … vang danh khắp nước .  Lảnh đạo phong trào Đông Du, ông tổ chức Công Hiến Hội , tập hợp  200 học sinh  Việt sang Nhật học tập chánh trị ,  khoa học , quân sự.  Tháng 3 năm 1909, tổ chức Đông Du bị giải tán và cụ Phan bị Nhật trục xuất. Khi cuộc Cách mạng Tân  Hợi thành công ( 1911)  Phan Bội Châu trở lại Trung Quốc tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội , tôn chỉ duy nhất  là đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam và thành lập nước " Cộng Hòa Dân Quốc Việt Nam" .  Giữa năm 1924,  phỏng theo Trung Quốc Quốc Dân Đảng  của Tôn Trung Sơn ( Tôn Văn , Tôn Dật Tiên ),  Phan Bội Châu đã cải tổ  Việt Nam Quang Phục hội thành  Việt Nam Quốc Dân Đảng .  Ngày 30 tháng 6 năm 1925 ,  trên đường từ Hàng Châu về Quảng Châu  , vừa đến ga Thượng Hải  thì ông bị thực dân Pháp bắt cóc  đem về nước. Chúng âm mưu thủ tiêu  Phan Bội Châu , nhưng việc bại lộ, nên phải đưa ra xử ở  tòa đề hình Hà Nội . Trước phong trào đấu tranh  bải khóa , bải công ,bải thị  rầm rộ khắp nước , thực dân Pháp bối rối phải  tuyên bố tha bổng cụ Phan,   nhưng bắt cụ Phan phải về ở Huế, không được đi bất cứ đâu. Từ năm 1926 trở đi,  Phan Bội Châu  phải bỏ dỡ cuộc sống hoạt động Cách Mạng , nhưng  dù sống " cuộc đời cá chậu -chim lồng " , cụ vẫn làm thơ  nói lên trách nhiệm của người dân đối với nước… ở các tác phẩm  như  Nam quốc dân tự trị, Nữ quốc dân tự trị, Bài thuốc chửa bệnh dân nghèo, Cao Đẳng Quốc dân, Luân lý vấn đáp, Lời hỏi Thanh niên … , ngoài những công trình biên khảo đồ sộ như Khổng học đăng , Phật học đăng,  Xã hội chủ nghĩa , Chu dịch , Nhân sinh triết học  …  

                        Từ đầu thế kỷ thứ 20 đến  các năm 19 20- 30 ,  văn học Việt Nam có nhiều biến chuyễn lớn.  Có hai đặc điểm cơ bản : - hàng loạt  cuộc cách tân  sâu sắc , nhiều thể loại  đem đến cho nền văn học dân tộc  bộ mặt hiện  đại . - nhịp điệu phát triễn mau lẹ   nhiều thành tựu phong phú , tuy đã để lại không ít yếu tố  phức tạp tiêu cực.  Giai đoạn đầu từ những năm đầu thế kỷ đến 1920  là phong trào sáng tác  phục vụ Cách mạng theo đường lối  tư sản . Lảnh tụ Phong trào là những nhà trí thức Hán học  ( Phan Bội Châu , Phan Châu Trinh , Ngô Đức kế , Huỳnh Thúc Kháng… )  nhờ đọc Tân Thư  (Trung Quốc) , khuynh hướng cải cách tư sản Trung Quốc , mô phỏng tư tưởng cách mạng tư sản Âu Mỹ , dùng ngòi bút viết  nên những bài văn thơ tuyên truyền cổ động, lời chính luận vừa hùng hồn , đanh thép ,  vừa chứa chan tâm huyết .  Nhưng tinh thần " duy tân"  của họ  nặng về  quan điểm  chánh trị, xã hội  học thuật hơn là thẫm mỹ . Họ thường  viết bằng chữ Hán .  Từ năm 1920,  1930 trở đi,  những cuộc cách tân văn học , ảnh hưởng của Pháp ,  thật sự thành phong trào sôi nổi.   Hai cuộc  khai thác thuộc địa  của Pháp trước và sau Thế Chiến thứ Nhất (1914-18 )  gây biến đổi  trong cơ cấu kinh tế , xã hội Việt Nam. Từ các đô thị, thị trấn, một công chúng mới xuất hiện : tư sản , tiểu tư sản , thợ thuyền , dân nghèo .. Các phương tiện phổ biến văn chương bằng  kỷ thuật ( nhà in , nhà xuất bản , báo chí … )  góp phần đẩy mạnh đổi mới văn hoc.   Công cuộc đổi mới này bắt đầu  từ sự hình thành  các thể văn xuôi quốc ngữ  đã được thử nghiệm lẻ tẻ,  từ cuối thế kỷ thứa 19.  Sau  năm 1920,  từ Nam ra Bắc  đã xuất hiện   nhiều cây bút có tài ( Hồ biểu Chánh  , Hoàng Ngọc Phách, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học , Tương Phố ,  Đông Hồ.. ). Từ năm 1930 hầu hết các thể văn xuôi  đều được hiện đại hóa  với nhiều tài năng xuất sắc (  Tam Lang , Vũ Trọng Phụng , Xuân Diệu,  Nguyễn Tuân , Nhất Linh,  Khái Hưng, Ngô Tất Tố , Nguyên Hồng , Đổ Đức Thu,  Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Thanh Tịnh , Hồ Dzếnh , Tô Hoài , Bùi Hiễn… ) .  Sự đổi mới thi ca gắn với sự ra đời  cái "tôi" cá nhân  bắt đầu bằng Phạm Thái , Hồ Xuân Hương , Nguyễn Công Trứ ,  Đào Tấn … ( thế kỷ thứ 19 )  , những vùng vẫy mạnh mẽ hơn trong những vần thơ phóng túng , lãng mạn của Tản Đà  ( trước , sau 1920 ). Cuối  cùng  sự giải phóng ra khỏi hệ thống  qui ước của thi ca cũ với một thế hệ nhà " Thơ Mới "  rất trẻ và tài ba : Thế Lữ, Huy Thông,  Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Tố Hửu , Lưu Trọng Lư  ….




Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


No comments:

Post a Comment