Lịch sử văn hóa văn minh Nhật
(phần VI)
GS Tôn Thất Trình
Xung đột đã được so sánh với sự cố Mãn Châu , nhưng xung đột mới không dự tính trước, ít nhất là ở mức cao cấp, vì chức quyền Nhật hy vọng dễ dàng chiếm miền Bắc Trung Quốc, không cần quân đội giao tranh. Tính toán Nhật lầm to, cuối cùng rất tai hại. Khi đã xảy ra, Nhật gửi thêm nhiều quân tiếp viện. Nhưng chỉ huy trưởng Tàu ở Bắc Kinh chống trả mảnh liệt, dù nguồn lực quân sự của ông yếu kém. Nhật cũng tiến vào Thượng Hải và ở đây cũng gặp chống cự lớn lao. Chiến tranh giới hạn, nếu gọi đó là chiến tranh; Bộ Chỉ Huy Cao Cấp Nhật hy vọng sẽ thắng mau lẹ, và đó cũng tỏ ra là nhận định sai lầm. Cả hai bên bố trí một cuộc chiến đấu lâu dài . Như vậy Thế Chiến Thứ Hai thật sự không phải bắt đầu năm 1941, khi Trân Châu Cảng - Pearl Harbor bị Nhật tấn công, đưa Hoa Kỳ kiên quyết vào vòng chiến tranh. Cũng không phải năm 1939, khi Anh Quốc và Pháp chống cự lại Hitler mà là năm 1937, khi Trung Quốc quyết định là không cam chịu nhu mì Nhật xâm lăng .
Điểm khôi hài là cố vấn quân sự ngoại quốc cho Tưởng Giới Thạch - Chiang Kai Shek là các sĩ quan nước Phổ, đồng minh với Nhật, kẻ thù của Tàu. Họ đã phục vụ tốt đẹp Trung Quốc , đề cao một chiến lược Tưởng Giới Thạch làm theo: có nghĩa là trao đổi lảnh thổ mênh mông của Tàu với thời gian, trong khi chờ đợi đồng minh đến viện trợ. Trung Quốc tránh những đụng độ lớn với lực lượng Nhật mạnh hơn và một tháo lui chiến lược, tuần tự rút về các núi non tỉnh Tứ Xuyên - Szechuan . Trong cuộc tháo lui, Trung Quốc thực hiện những cố gắng phi thường cứu vớt cả vật liệu lẫn nhân công. Các xưởng tơ sợi và các kho võ khí ở Thượng Hải và các thị trấn khác ở bờ biển được tháo gỡ, máy móc chuyên chở sâu vào nội địa bằng xe bò , thuyền trên sông hay sau lưng các cu li theo một dây chuyền không bao giờ chấm dứt. Sinh viên và giáo sư mang theo sách, dụng cụ labô và tái lập các viện đại học ở những khu tạm trú cách đó trên hàng ngàn dặm Anh.
Nhật không bao giờ đủ khả năng để chiếm toàn thể nước Tàu. Nhật có thể thả bom, nhưng bộ binh không tiến sâu nổi vào các tỉnh núi non miền Tây Nam Tàu để thắng hẳn. Nhật tràn khắp những vùng chánh yếu của Tàu, các thành phố, thị trấn lớn và các đường giao thông. Đây là một cuộc chiến tranh tốn kém quá sức cho cả Tàu lẫn Nhật. Các lực lượng du kích phần lớn do Cộng Sản tổ chức hoạt động ngoài Diên An - Yenan vùng Tây Bắc Tàu, thường xuyên tấn công và đánh bại các đồn trú hẻo lánh Nhật, làm gián đoạn giao thông và thành công cung cấp cho mình xe vận tải, súng ống, đạn dược, cả đồng phục từ các đơn vị thù địch nhỏ họ đã đánh bại. Đặc biệt Cọng sản Tàu thành công tổ chức kháng chiến và hệ thống tình báo giữa giới nông dân Tàu, rút thêm kinh nghiệm tổ chức cộng đồng và kiểm soát cấp cơ sở địa phương, sau này tỏ ra có giá trị vô cùng cho chính nghĩa cọng sản, khi chiến tranh Trung - Nhật kết thúc. Nhờ viện trợ Hoa Kỳ và Anh đến Trung Hoa Tự Do, tương đối nhỏ nhưng số lượng đáng kể ; trước tiên theo Đường Miến Điện - Burma Road , và khi đường này bị đóng cửa , theo không vận từ Ấn Độ " trên cái bướu" núi non hiểm trở, Trung Quốc đủ khả năng chống giữ và dồn Nhật vào thế bí, bất phân thắng bại.
Một khi chiến dịch đánh Tàu đã tung ra năm 1937 , Quân đội ( Bộ Binh ) Nhật được toàn dân ủng hộ và có khả năng thu hoạch mọi dàn xếp Quân đội mong muốn. Luật Động Viên Quốc Gia tháng 11 năm 1938 cống hiến cho chánh phủ một quyền uy rộng rải trên kiểm soát giá cả và lương bổng, một dự án đăng ký và tiết kiệm bắt buộc, chỉ đạo vật liệu và lao động và chánh phủ chiếm hoạt động ở vài ngành công nghệ. Một tổ hợp Phát triễn Công Nghệ Mãn Châu với tư bản chánh phủ được thành lập năm 1938 và những cung cấp thêm than đá, sắt và hóa chất cũng được thành lập qua Tổ hợp Phát triễn Bắc Trung Hoa, hai năm sau. Các đảng chánh trị bị nuốt chửng năm 1940, qua một loại liên kết thời chiến, tên gọi là Hiệp Hội Phụ Giúp Cai trị của Thiên Hoàng - Imperial Rule Assistance Association . Năm đó, nội các trở thành gần như một vô dụng vật, những quyết định trọng yếu nay do một Hội đồng Liên lạc - Liaison conference thủ tướng , bộ trưởng chiến tranh, bộ trưởng hải quân, và các tướng Bộ Tổng Tham Mưu tham dự. Các bộ trưởng khác chỉ tham dự khi được mời. Trên những cố găng thoát khỏi thế bí Chiến Tranh Trung - Nhật, chánh phủ Nhật dụ được một chính khách Tàu đủ uy thế cầm đầu một chánh phủ bù nhìn ở Bắc Kinh. Uông Tinh Vệ - Wang Chinh Wei nhận đóng vai trò này năm 1940 , nhưng không đem lại cho Nhật ảnh hưởng mong muốn. Trung Hoa không giảm bớt kháng cự và bóng ma Nga hiện ra sau lưng Nhật. Có một nhóm lảnh đạo ở Tokyo muốn điều đình với Anh và Hoa Kỳ để cân bằng Nga đe dọa. Tuy nhiên Matsuka Yosuke, nay là ngoại trưởng nội các, của thủ tướng Konoe Fuminaro lại hoàn toàn tin chắc là Đức sẽ thắng cuộc cuối cùng ở Âu Châu. Ông có nhiều chứng cớ vào năm 1940 để tin như vậy. Từ 10 tháng 5 đến 4 tháng 6, Đức thành công vĩ đại trong nhưng tấn công đột ngột và dữ dội - blitzkrieg vào Hà Lan , Bỉ và Pháp, mà đỉnh cao là Đồng Minh rút khỏi Dunkerque - Dunkirk . Chiến trận trên không ở Anh Quốc tiếp theo và và kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1940. Nhưng Goering và không quân Đức - Luftwaffe lại thất bại không phá tan được Không Quân Hoàng Gia Anh - Royal Air Force, không dọn đường được cho xâm chiếm các đảo Anh Quốc, có cơ chấm dứt chiến tranh. Matsuka bốc đồng, không chờ đợi đủ lâu. Ông để Nhật ký kết Hiệp ước Ba Nước - Tripartite Pact với Ý và Đức, cũng vào tháng 9 năm 1940 . Tháng 11, khi trận chiến Anh Quốc nghiêng về phía Anh, có lẽ các bạn đồng nghiệp của ông sẽ không cho ông ký kết Hiệp Ước này đâu. Tháng 4 năm 1941, một thỏa hiệp trung lập giữa Nhật và Nga được ký kết - một thắng lợi của Matsuoka- và Nhật cảm tưởng dễ thở hơn. Nhưng không được bao lâu cả . Vì tháng 6 năm đó, Hitler bất thình lình tấn công Nga , không báo trước cho Nhật. Nhật phải đối diện lựa chọn giữa Hiệp Ước Ba Nước với Đức và thỏa hiệp trung lập ký với Nga. Nhật quyết định theo thỏa hiệp với Nga. Ngoại trưởng Matsuoka thân Đức, bị gạt bỏ khỏi nội các .
Tình trạng kinh tế nay làm các nhà lảnh đạo Nhật lo ngại. Nhật đã tích trữ lớn suốt thời kỳ Trung Nhật chiến tranh, nhưng cung cấp dầu lữa khẩn thiết lại không đủ. Năm 1940, Hoa Kỳ cấm xuất cảng vài vật liệu chiến lược qua Nhật, truớc tiên là sắt vụn , rồi thép và cuối cùng là dầu lữa . Để bảo đảm cung cấp dầu lữa , Nhật gửi hai phái doàn đến gặp Hà Lan đang đô hộ Inđônexia, nhưng Hà Lan chần chừ và chỉ thỏa thuận cung cấp một số lượng nhỏ. Dù tình thế khẩn cấp, Hải quân Nhật khuyên cẩn trọng. Nhật chưa sẳn sàng gây chiến với Hà Lan, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đánh chiếm dầu lữa bằng võ lực . Đô đốc Nomura Kichisaburo được gửi đến Hoa Kỳ điều đình. Nhưng bộ binh quân đội Nhật không kiên nhẫn và quá tự tín. Một quyết định xâm lăng Đông Nam Á tháng 7 năm 1941; Pháp Vichy ( thời thống chế Petain ở Đông Pháp là đô đốc De Coux ) buộc lòng phải thỏa thuận. Khi Nhật gửi quân đến, Hoa Kỳ tức khắc đông giá mọi tài sản Nhật và thương mãi giữa hai nước ngưng hẳn.
Căng thẳng giữa phe điều đình và phe chiến tranh ở Nhật dâng cao .Thủ tướng Konoe cố sức giữ thăng bằng. Nhưng tháng 10 năm 1941, Konoe bị bắt buộc phải từ chức và tướng Tojo - Đông Điều ( Mỹ mệnh danh là " Dao Cạo - Razor ") Hideki trở thành thủ tướng ngày 17 tháng 10 . Tojo, một quân nhân từ đầu đến cuối, bắt đầu ngay tổng động viên và làm kế họach chiến lược chiến tranh. Những điều khoản Hoa Kỳ đề nghị ở hội đàm Nomura quá khắt khe cho Nhật - Nhật phải rút hết quân ở Đông Dương, Trung Quốc và Mãn Châu. Ngày mồng 1 tháng 12, Hội đồng Thiên Hoàng, một lần nữa bỏ phiếu cho phép tuyên chiến với Hoa Kỳ , nếu Nhật thấy cần thiết. Tổng thống Roosevelt kêu gọi Nhật hoàng lần cuối cùng, nhưng thông điệp của ông không bao giờ tới nơi cả. Các phi cơ Hải quân Nhật bất thình lình tấn công Trân Châu Cảng sáng sớm chủ nhật ngày 7 tháng 12.
Hải quân Nhật đã thao diễn nồng nhiệt tấn công chớp nhoáng Trân Châu Cảng ở vịnh Kagoshima. Tấn công này theo quan điểm Nhật là một thắng lợi sáng chói, nhất là khi Hải Quân Hoa Kỳ không để ý tới những cảnh báo radar là các phi cơ Nhật sắp đến. Bảy tàu chiến, vô số tàu khác, và phân nữa số phi cơ Hoa Kỳ tại Hawaii bị phá hũy hay thiệt hại nặng, thành vô dụng. Tấn công tương tự xảy ra ở Phi Luật Tân , Hồng Kông và Mã Lai. Ở Phi Luật Tân, phi cơ Hoa Kỳ đang đậu ở sân bay, ngay hàng thẳng lối và ngoài khơi Singapore chiến hạm Prince of Wales và tuần dương hạm Repulse đang chạy không có phi cơ bảo vệ , bị đánh chìm thảm hại. Không còn hải quân Hoa Kỳ đe dọa, Nhật chuyễn quân mau lẹ vào toàn thể khu vực Thái Bình Dương. Hồng Kông thất thủ vào ngày Giáng sinh; Manila ngày 2 tháng giêng 1942, tuy Bataan chống giữ đến tháng 4 và Corregidor đến tháng 5. Bảo vệ Singapore hướng về phía biển, vì rừng rậm ở sau lưng được xem là an toàn và bất khả xâm phạm. Nhưng Nhật đã huấn luyện quân lính ở rừng rậm Thái Lan và chiếm Singapore từ lảnh địa ngày 15 tháng hai. Nam Dương - East Indies Hòa Lan thất thủ đầu tháng 3 và Miến Điện cuối tháng 4. Trong vòng 6 tháng kế tiếp, Nhật sửa soạn kỷ càng tiến đánh Úc Châu. Nhưng nay các đường giao thông đã quá xa xôi và Hoa Kỳ đang xây dựng một cuộc phản công.
Hải chiến Biển San Hô - Coral Sea , Nhật - Mỹ huề nhau , nhưng ảnh hưởng là Nhật không còn tấn công Úc được nữa. Trận hải chiến Midway tháng 6 năm 1942, thắng lợi nghiêng về phía Hải quân Hoa Kỳ, vì Hoa Kỳ đã được cảnh báo Nhật tấn công và đủ khả năng đánh chìm 4 hàng không mẩu hạm Nhật, làm tai hại nặng nề cho không quân Nhật. Hải quân Nhật bị hạ nhục lớn vì thất trận Midway , xoay chiều cuộc chiến , nhưng họ chỉ cho Thủ tướng Đông Điều biết thất bại, một tháng sau mà thôi. Trên Đất liền, lực lượng Đồng Minh dần dần tái chiếm New Guinea và sau nhiều chiến đấu cay đắng và kéo dài, Đồng Minh tái chiếm Guadacanal, tháng 2 năm 1943 .
Kinh tế Nhật thực hiện sản xuất phi phàm. Các công ty công nghệ đã thỏa mãn nhu cầu chế tạo dụng cụ máy móc nội địa, trước khi khởi đầu chiến tranh năm 1941. Bằng cách phân tán sản xuất thành những xưởng nhỏ , theo kiểu Nhật điển hình, và hoạt động 15 giờ một ngà , công nghệ chế tạo máy bay đã đủ khả năng trong thời chiến tranh làm ra 62 400 phi cơ . Nhưng nguyên liệu đã khan hiếm . Khối " Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á- Gresater East Asia Co- Prosperity Sphere " , Á Châu cho Dân Á , dưới quyền Nhật lảnh đạo, là một cuộc kêu gọi tuyên truyền lớn dài , nhưng thực hiện thấp kém, ngắn ngũi, khi dân gian Đông Nam Á và các xứ khác tìm thấy là lợi lộc tăng thêm cho Nhật; người Nhật điều hành công việc thiếu tế nhị và hách dịch. Cung cấp dầu lữa, cao su, thiếc, các vật liệu thiết yếu cho chiến tranh không chở đến Nhật đủ dùng. Hơn nữa , tàu ngầm Mỹ hoạt động tăng thêm , và dù có nhu cầu khẩn thiết cho chiến trường Châu Âu , hàng hải Nhật bị đánh đắm, mất mát thêm nhiều . ( tính đến khi dứt chiến tranh , Nhật đã mất đi 75 % thương thuyền , có người ước lượng đến 90 % ). Thực sự những ước lượng ban đầu các nhà chiến lược hải quân Nhật đã tính toán gần đúng. Họ đã báo cho chánh phủ Nhật lúc mới khởi sự là chiến tranh có thể thắng , nếu chiến dịch thi hành mau lẹ , nhưng họ không bảo đảm sẽ duy trì được cố gắng quá 18 tháng. Một trong những thành quả của những thắng trận đầu tiên mau lẹ và quyết định là huyền thoại ưu thế da trắng - white supremacy nay đã nổ tan. Nhật làm nhục, cố tình khinh bỉ, ác độc nhẫn tâm tù binh bại trận Hà Lan, Anh, Mỹ trước mắt dân chúng địa phương , ở toàn thể vùng Thái Bình Dương. Sau vụ này và sau 3 năm tuyên truyền mảnh liệt chống thực dân thuộc địa, các chánh quyền thuộc địa cũ không còn khẳng định lại được nữa quyền lực của mình tại vùng này hay cả những nơi khác nữa, khi chiến tranh chấm dứt .
Năm 1943, áp lực trên Nhật dần dần nặng nề thêm lên. Sau vài tháng đánh nhau , lực lượng Hoa Kỳ chiếm Saipan quần đảo Marianas tháng 7 năm 1944 , và từ đó máy bay đã có thể thả bom trên đất Nhật . Các nhà máy Tokyo và Nagoya bị dội bom khủng khiếp . Khi Mỹ chiếm Okinawa tháng 6 năm 1945 , cả hai bên đều tổn thất nặng , Mỹ dội bom tăng thêm nhiều . Hầu như mọi thành phố thị trấn lớn Nhật đều thiệt hại nặng vì bom lữa . Địch quân càng gần Nhật bao nhiêu thì kháng cự lại càng anh dũng bấy nhiêu . Rất ít lính Nhật bị bắt làm tù binh. Phi công Nhật kamikaze Thần Phong bay đánh phá tàu chiến , nhắm thả bom hay phóng ngư lôi thẳng vào mục tiêu và chết luôn khi chúng nổ .
Ở hội nghị Yalta tháng 2 năm 1945, Stalin đồng ý lã sẽ đánh Nhật 3 tháng trước khi Đức bại trận. Nhật cố tâm đạt cho được những điều khoản tốt hơn là đầu hàng không điều kiện, mà các Đồng Minh Hội Nghị Casablanca đưa ra buộc Nhật. Tojo từ chức thủ tướng tháng 7 năm 1944 và thủ tướng kế tiếp, tướng Koiso Kuniaki từ chức tháng 4 năm 1945, và Suzuki Kantaro thay thế , khoan nhượng hơn , sẳn sàng đầu hàng với bất cứ điều kiện nào. Nhưng hội nghị Postdam tháng 7 năm 1945 nhất quyết loại bỏ " chánh sách quân phiệt vô trách nhiệm " đã hướng dẫn lầm lạc dân Nhật. Có bom nguyên tử trong tay , Đồng Minh cho Nhật biết qua trung gian Nga là Nhật phải đầu hàng không điều kiện hay bị phá tan tành. Đồng Minh đợi Nhật 10 ngày, rồi thả bom nguyên tử đầu tiên ở Hiroshima, đại bản doanh Nam Lộ Quân Nhật , ngày 6 tháng 8 năm 1945 . Quân đội Bộ binh Kwangtung ở Mãn Châu đã kiệt quệ, không còn sức tiếp viện các vùng khác và cũng không kháng cự nổi , cuộc tiến đánh của quân đội Nga. Nhiều đơn vị Hải Quân Nga tấn công Sakhalin và Kuriles.
Ngày 10 tháng 3, nội các, bế tắc ở vấn đề đầu hàng, thỉnh cầu Nhật hoàng Hirohito cho khuyên bảo . Nhật hoàng chịu đầu hàng, và cho Đồng Minh biết với "một điều kiện là duy trì tình trạng của Nhật hoàng". Đồng Minh không chấp nhận một điều kiện nào cả, và khi Nhật hoàng can thiệp lần thứ hai, Nhật đầu hàng không điều kiện . Ngày 15 tháng 8, Nhật hoàng tuyên cáo đầu hàng với quốc dân Nhật, nói rằng dân Nhật phải chịu đựng "những gì không chịu đựng nổi " và khẩn cầu dân chúng hợp sức tái thiết nước nhà. Dân Nhật và các cấp chỉ huy quân đội chịu nhận tình trạng, vì rỏ ràng là mọi kháng cự đều vô vọng . Một nhóm nhỏ lảnh tụ quân đội nổi loạn, xông vào hoàng cung, cố công bất thành chiếm đoạt bảng ghi âm tuyên ngôn Nhật hoàng, không cho phát thanh. Bộ trưởng chiến tranh tự vận . Hoàng thân Higashikuni được cử làm thủ tướng để bảo đảm trật tự và vâng lời, dựa trên uy tín Nhật hoàng. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Nhật ký công cụ đầu hàng trên soái hạm U. S.S. Missouri ở vịnh Tokyo.
Sẽ tiếp và hết : Nhật Hậu chiến
Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.
No comments:
Post a Comment