Lịch sử văn hóa văn minh Nhật
(phần IV)
GS Tôn Thất Trình
Chánh quyền Shogun tiến thoái lưỡng nan. Lòng Ái quốc , niềm kiêu hảnh quốc gia và chánh sách cô lập, tất cả nhắm về chối bỏ mạnh mẽ các đòi hỏi của Hoa Kỳ. Nhưng các cố vấn cho Shogun biết rỏ là Mỹ súng ống mạnh hơn . Vấn đề là Mỹ có sử dụng súng ống hay không, và mọi chỉ dẫn đều cho thấy Mỹ muốn dùng vỏ lực ủng hộ đòi hỏi, như dân Anh đã làm ở Trung Quốc. Ở tình trạng lưỡng nan này Shogun lần đầu tiên thỉnh ý triều đình hoàng đế Nhật và tất cả mọi lảnh chúa địa phương- daimyo khắp nước . Abe Masashiro, cố vấn chánh cho shogun cảm nhận là thật cần thiết cho quyền lợi quốc gia, thỏa thuận càng nhiều càng tốt trong chính sách điều đình với các ngoại quốc hung hăng. Đa số daimyo trả lời cho shogun đều muốn chống cự , dù có vài daimyo đã tiếp xúc với Tây phương muốn trì hoãn. Triều đình hoàng đế hoàn toàn chống đối mọi nhân nhượng. Abe quyết định cần thiết phải điều đình , sau khi ước lượng lực luợng và ý chí Mỹ - Hoa Kỳ . Khi Perry trở lại Nhật năm 1854 như ông đã hứa, các chức quyền shogun sử dụng chiến thuật trì hõan, nhưng cuối cùng chịu nhượng mọi đòi hỏi chánh yếu của Mỹ. Hòa Ước Kanagawa mở hai hải cảng nhỏ là Shimoda hẻo lánh và Hakodate ở đảo Hokkaido xa xăm. Thực thi hòa ước mới dài dòng và khó khăn. May là Mỹ đã phái đến một sứ thần mềm dẻo là Townsend Harris . Harris dùng biện cứ là sẽ trả tiền cho Nhật một khi có thỏa thuận giao thương, thay vì đưa cao tham vọng đế quốc của Anh và các nước Âu Châu khác, như đã thấy ở Trung Quốc. Tháng 7 năm 1858 , một thỏa ước thương mãi được ký kết giữa Nhật và Hoa Kỳ, mở thêm nhiều hải cảng mới, các khu vực ( tô giới ) đặc quyền ngoại giao - extraterritorially và cư trú ngoại quốc ở Edo và Osaka, một thỏa hiệp quan thuế và nhũng điều khoản Hoa Kỳ cung cấp cho Nhật tàu, vỏ khí và chuyên viên kỷ thuật. Những thỏa ước tương tự sau đó ký kết với 5 nước Âu Châu: Nga, Anh, Pháp và Hà Lan.
Chánh quyền Shogun tiến thoái lưỡng nan. Lòng Ái quốc , niềm kiêu hảnh quốc gia và chánh sách cô lập, tất cả nhắm về chối bỏ mạnh mẽ các đòi hỏi của Hoa Kỳ. Nhưng các cố vấn cho Shogun biết rỏ là Mỹ súng ống mạnh hơn . Vấn đề là Mỹ có sử dụng súng ống hay không, và mọi chỉ dẫn đều cho thấy Mỹ muốn dùng vỏ lực ủng hộ đòi hỏi, như dân Anh đã làm ở Trung Quốc. Ở tình trạng lưỡng nan này Shogun lần đầu tiên thỉnh ý triều đình hoàng đế Nhật và tất cả mọi lảnh chúa địa phương- daimyo khắp nước . Abe Masashiro, cố vấn chánh cho shogun cảm nhận là thật cần thiết cho quyền lợi quốc gia, thỏa thuận càng nhiều càng tốt trong chính sách điều đình với các ngoại quốc hung hăng. Đa số daimyo trả lời cho shogun đều muốn chống cự , dù có vài daimyo đã tiếp xúc với Tây phương muốn trì hoãn. Triều đình hoàng đế hoàn toàn chống đối mọi nhân nhượng. Abe quyết định cần thiết phải điều đình , sau khi ước lượng lực luợng và ý chí Mỹ - Hoa Kỳ . Khi Perry trở lại Nhật năm 1854 như ông đã hứa, các chức quyền shogun sử dụng chiến thuật trì hõan, nhưng cuối cùng chịu nhượng mọi đòi hỏi chánh yếu của Mỹ. Hòa Ước Kanagawa mở hai hải cảng nhỏ là Shimoda hẻo lánh và Hakodate ở đảo Hokkaido xa xăm. Thực thi hòa ước mới dài dòng và khó khăn. May là Mỹ đã phái đến một sứ thần mềm dẻo là Townsend Harris . Harris dùng biện cứ là sẽ trả tiền cho Nhật một khi có thỏa thuận giao thương, thay vì đưa cao tham vọng đế quốc của Anh và các nước Âu Châu khác, như đã thấy ở Trung Quốc. Tháng 7 năm 1858 , một thỏa ước thương mãi được ký kết giữa Nhật và Hoa Kỳ, mở thêm nhiều hải cảng mới, các khu vực ( tô giới ) đặc quyền ngoại giao - extraterritorially và cư trú ngoại quốc ở Edo và Osaka, một thỏa hiệp quan thuế và nhũng điều khoản Hoa Kỳ cung cấp cho Nhật tàu, vỏ khí và chuyên viên kỷ thuật. Những thỏa ước tương tự sau đó ký kết với 5 nước Âu Châu: Nga, Anh, Pháp và Hà Lan.
Hòa Ước Harris gây ra nhiều tranh luận lớn ở cả hai triều đình shogun và hoàng đế . Khó khăn cho chánh quyền Shogun càng tăng thêm, khi các lực lượng ngoại quốc đòi bồi thường những vi phạm hòa bình, uy quyền shogun suy thoái không có sức ngăn ngừa. Tấn công ngườì ngoại quốc và dân Nhật thân ngoại quốc, không những do các samurai cách ly còn cả daimyo nữa. Đặc biệt là hai thị tộc Choshu và Satsuma, đẩy mau sự sụp đổ chế độ Tokugawa. Thị tộc Satsuma có 27 000 chiến sĩ và thị tộc Choshu 11000. Choshu thành công thuyết phục Hoàng đế buộc Shogun phải đuổi mọi " Dân Dã man - Barbarian " khỏi Nhật ngày 25 tháng 6 năm 1863. Quân Choshu bắn đại bác chống tàu Hoa Kỳ, Pháp và Hà Lan ở Eo Biển Shimonoseki . Hoa Kỳ bắn trả vào các lũy đài Chosul và bắn chìm hai tàu mới Choshu. Vài ngày sau, lực lượng Pháp đổ bộ phá các pháo đài cùng các kho tồn trữ vũ khí . Choshu liên tiếp khích lệ bài ngoại khiến quốc tế hành động lần thứ hai. Năm 1864 b 17 tàu chiến Anh , Pháp Hà Lan và Hoa Kỳ lại phá tan các pháo đài vừa tái lập, buộc Nhật phải mở lại eo biển Shimonoseki cho giao thương quốc tế . Hai samurai Choshu Inoue Kaoru ( 1835- -1915 và Ito Hirobumi ( 1841- 1909 ) du học bất hợp pháp từ Luân Đôn trở về thuyết phục được các chức quyền Choshu là chánh sách bài ngoại là mộng tưởng. Trong khi đó thị tộc Satsuma, ít lộ liễu bài ngoại hơn , lại lôi thôi với Anh , vì hiểu lầm văn hóa lúc bấy giờ cả ở Nhật lẫn Trung Quốc . Các vệ binh samurai Satsuma nổi giận giết Charles Richardson dân Anh , vì Richardson không xuống ngựa, kính chào lảnh chúa Satsuma diễu hành qua. Chánh phủ Anh đòi Shogun và Satsuma bồi thường lớn và trừng trị can phạm. 7 tàu chiến hải quân Anh bắn phá nặng nề Kagoshima, đánh chìm một số lớn Tàu Nhật trong hải cảng. Phản ứng Nhật không phải là oán trách than phiền mà là khâm phục không bờ bến lực lượng hải quân Anh. Sau đó Satsuma mua các tàu chiến Anh và nhiều tình nguyện đựợc Hảii Quân ( Hoàng gia ) Anh huấn luyện. Khi Tân Hải Quân Nhật thành lập vào thời Minh Trị Thiên Hoàng, đa số sĩ quan là các samurai do Anh huấn luyện ; còn đa số sĩ quan bộ binh do Pháp huấn luyện.
Năm 1866, shogun thứ 13 chết và Keiki lên thay. Ngày 3 tháng giêng 1868 , Satsuma và Choshu được hai dinh trang bà con là Echizen và Nagoya cùng hai dinh trang xa xôi là Tosa và Hiroshima, giúp sức chiếm dinh thự thành quách shogun. Tuy ít quân hơn, nhưng khí giới tốt hơn, họ đánh bại lực lượng của Keiki ở các thôn xóm Fushimi và Toba , phía Nam Kyoto , ngày 17 tháng giêng 1868.
9- Thời kỳ Minh Trị Meiji Thiên Hoàng Phục Hưng và Cận đại Nhật bổn
Tháng 4 năm 1868, các lảnh tụ samurai trẽ và cường tráng đưa cho một cậu bé 16 tuổ ( Nhật hoàng Meiji - Minh Trị Thiên Hòang ) ký một tài liệu gồm 5 điều không dài lắm: Lời thề Hiến Chương - Charter Oath phảng phất " Hiến Pháp " thời hoàng tử Shotoku đã kể trên .
Điều 1: Dự trù thiết lập các hội đồng ( " quốc hội " ) rộng rải khắp nơi, để lấy quyết định cho mọi thảo luận công cọng. Điều 1 tuồng như là một dấu hiệu thực thi dân chủ hoàn toàn , nhưng đó không phải là ý định của điều 1 mà là một cố gắng tập hợp ủng hộ chánh quyền mới. Cuối cùng khi chánh phủ đã vững tâm, các phiên họp hội đồng đều bị bải bỏ.
Điều 2 : Mọi giai cấp cao hay thấp phải đoàn kết thi hành quản trị nước nhà . Đoàn kết có nghĩa lý hơn bây giờ ở Nhật, vì cơ cấu giai cấp phân chia chặc chẻ thời Tokugawa .
Điều 3: Dân gian , không kém chức quyền dân sự hay quân sự , phải được phép đeo đuổi sở nguyện, hầu tránh mọi bất bình. Rỏ ràng hơn điều 2, đây là một hứa hẹn các rào cản làm thất bại chế độ phong kiến sẽ không còn thi hành nữa , mọi sự nghiệp sẽ mở toang đón chào tài năng. Tòan thể quốc gia Nhật sẽ biến thành một vốn góp chung nhân lực cho cố gắng phi thường cận đại nước Nhật.
Điều 4: Mọi thể lệ xấu xa quá khứ sẽ bị đập tan và tất cả mọi việc đều chỉ căn cứ trên các luật của Thiên Nhiên. Số thể lệ xấu xa các tác giả nhắm tới, gồm chế độ cùng mọi công trình shogun Tokugawa . Chỉ là "Luật của Thiên Nhiên " là một câu kêu gọi phổ cập tính cách thần bí. Tây Phương đã quen thuộc ý niệm này . Đông phương cũng đã hiểu rỏ, vì đây là tư duy, suy nghĩ căn bản của Khổng Giáo và Lão Giáo .
Điều 5 : Hiểu biết sẽ được tìm kiếm khắp thế giới, để cũng cố nền tảng cai trị của hoàng đế .
Đúng là một phá vở quyết liệt với quá khứ. Cai trị của hoàng đế là di sản quá khứ, và tương lai đề xướng hiểu biết … tìm kiếm khắp thế giới . Một khẩu hiệu nổi danh khác là " Đạo đức Đông phương và Khoa học Tây Phương " lòng yêu nước xưa cũ và ứng dụng khoa học cận đại sẽ là bí mật giúp Nhật trổi dậy thành cường quốc.
Đặc điểm thứ hai của thời Minh Trị Thiên Hoàng là mô hình Hiến Pháp . Cải cách này tỏ ra ứng tác, không chuẩn bị tí nào cả. Vì đã thay đổi 4 lần từ tháng giêng 1868 đến tháng chín 1871. Cuối cùng Hội Đồng Quốc Gia - Council of State- dajokan và 6 bộ được thiết lập. Hội đồng Quốc Gia, chủ tịch là một nhà quí phái tư tưởng cải cách của triều đình Sanjo Sanetomi ( 1837- 91), chia ra làm 3 bộ phận: Tả Nghị Viện lo về làm luật, Hửu Nghị Viện lo giám sát các bộ và Trung Nghị Viện lo kiểm soát hoạt động hai nghị viện kia, cũng như hoạt động Cơ quan Thờ phụng Shinto, vừa thành lập . Cơ quan này nhấn mạnh đến nguồn gốc thần thánh của hoàng đế Nhật. Cách cai trị này tiếp tục cho đến khi một nội các thành lập, năm 1885.
Tập trung quyền hành tiến tới , bắt đầu bằng lựa chọn Edo làm kinh đô mới, tên gọi mới là Tokyo hay " Đông Kinh- Eastern Capital " . Hoàng đế vào ở lâu đài shogun, được sửa đổi lại cho thích hợp. Trở ngại chánh cho tập trung quyền hành có tích cách tâm lý hơn là hành chánh, vì hiện diện riêng rẽ rất nhiếu dinh trang - cương thổ. Dinh trang rộng lớn Tokugawa trước tiên thuộc về chánh phủ chấp chưởng . Dinh trang này được chia ra làm nhiều trấn - tỉnh ( prefectures ). Quản trị các dinh trang khác lần lượt được đưa vào hệ thống dùng cai trị các trấn mới. Lệ phí và rào cản kinh tế giữa các dinh trang đều bị bải bỏ. Kido Koin của Choshu và Obuko Toshimichi ( 1830- 78 ) của Satsuma thuyết phục lảnh chúa daimyo địa phương mình, cũng như các daimyo Tosa và Hizen, trả lại đất cho hoàng đế, tháng 3 năm 1869 . Đây chỉ là một thay đổi tượng trưng, vì các daimyo được cử ngay làm đốc trấn các lảnh thổ cũ của họ. Tháng tám 1871, Hoàng đế tuyên bố dưới danh nghĩa chánh phủ, bải bỏ tất cả mọi dinh trang - cương thổ . Nước Nhật được chia ra làm 75 trấn - tỉnh ( 3 tỉnh đô thị ) ; con số này giảm xuống sau đó chỉ còn 45. Đây là những đơn vị chánh quyền địa phương Nhật ngày nay .Tương đương con số tỉnh thành phố , Trung Ương quản trị ở Việt Nam ngày nay.
Bồi thường cho các daimyo cũ rất hào phóng . Đa số các đốc trấn lương bằng 10 tiền thu thuế trong tỉnh. Tài chánh họ tốt đẹp hơn, vì họ không còn có trách nhiệm trả lương samurai, các phí tổn hành chánh khác, đặc biệt là các món nợ của dinh trang . Samurai trái lại không được đối đải tử tế. Lương bị cắt bớt 50% .Tình trạng này gây ra bất mãn, khó khăn thật sự nhất là giới samurai cấp thấp. Năm 1876, tiền lương samurai được trả theo hình thức một công khố phiếu , nhưng tiền lãi trên công phố phiếu chỉ bằng phân nữa tiền lương đã gỉảm bớt rồi. Một lần nữa, các daimyo lại được ưu đải theo các công phố phiếu họ nhận được. Năm 1876 , các samurai bị bắt buộc chấm dứt, không được đeo một cặp kiếm ngắn và dài, trước đó được xem là một ưu đãi xã hội, giới samurai gìn giữ rất cảnh giác.
Lật đổ chế độ shogun hoàn tất nhờ sự giúp đở của các lực lượng dinh trang và một nhân - nhóm nhỏ binh lính hoàng đế . Khi chánh sách Phục hồi vững chắc , các lảnh đạo mới khởi sự xây đắp lực lượng hoàng đế. Tiền phong là Omujra Masujiro thiết lập xưởng làm võ khí đạn dược và các học viện quân sự .Ông bị một samurai bảo thủ ám sát năm 1869, nhưng công trình ông lại được Yamagata Aritomo ( 1838- 1922) tiếp tục. Aritomo sau đó được cử tổng tư lệnh quân đội hoàng đế Nhật, một lực lượng gồm có 9000 binh lính, tuyễn chọn từ các dinh trang cương thổ Satsuma, Choshu,Tosa và tổ chức theo kiểu quân đội Pháp . Năm 1873, ông làm thượng thư ( Bộ trưởng ) Bộ Binh và rất có uy tín nhiều năm trong chánh phủ.
Các tàu chiến và binh thuyền từ các dinh trang bờ biển là những đơn vị đầu tiên tân hải quân Nhật, tổ chức theo lối Hải Quân Hoàng gia Anh - Royal Navy. Hạm đội Satsuma cũ trong nhiều năm cung cấp đa số sĩ quan cao cấp hải quân Nhật như đã kể trện.
Năm 1873 , Aritomo đưa vào một luật cách mạng là cưỡng cách tòng quân toàn thể . Việc này chấm dứt ưu đải quân sự cho giới vỏ sĩ samurai, nhưng lại là bộ phận khẩn thiết cho quốc gia cận đại Nhật mong muốn trở thành. Đây cũng là biện pháp lợi hại giúp chánh phủ kiểm soát thôn xóm xa xôi hẻo lánh trong nước. Luật gây ra nhiều bất mãn trong giới nông dân, nhưng không có nhiều sự cố quan trọng xảy ra .
Các nhà lảnh đạo Nhật có ý định cận đại hóa , không muốn Tây phương hóa. Họ quyết định lựa chọn mô hình tốt đẹp nhất ở mỗi lãnh vực, làm cho Nhật cường thịnh, sánh ngang hàng các cường quốc khác. Họ không có ý định hy sinh hay thay đổi căn bản " Tinh thần Nhât xưa cũ - the spirit of Old Japan " yamato damaashii , tâm hồn quốc gia Nhật hay cơ cấu căn bản xã hội mà tượng trưng biểu hiện qua hoàng đế Nhật . Thật ra thì chánh phủ shogun và các lảnh chúa địa phương đã gửi nhiều cá nhân ra ngoại quốc, đem về Nhật thông tin và ý kiến làm căn bản cho các cải cách, nhưng tiến trình này được gia tốc sau năm 1868. Sứ bộ Iwakura rời Nhật năm 1871 và ở lại Âu Châu và Hoa Kỳ 2 năm tròn. Phái đoàn gồm 48 thành viên và 54 sinh viên , ngoài lảnh đạo Iwakura còn có các nhân vật lỗi lạc chánh phủ như Okubo và Kido, cùng các lảnh đạo Nhật tương lai như Ito. Phái đoàn thành công thu thập nhiều thông tin hửu ích, nhưng thất bại hoàn toàn ở mục đích thứ hai là cố thuyết phục các cường quốc Tây phương lúc đó thay đổi các hiệp ước bất bình đẳng ký kết thời Tokugawa . Rất nhiều Bộ, Cục ( Tổng Nha ) chánh phủ Nhật sử dụng các chuyên viên mớì ngoại quốc. Cục Hầm Mỏ chẳng hạn dùng đến 34 chuyên viên ngoại quốc. Bộ Công Nghiệp dùng phần lớn ngân sách, năm 1879, thuê 130 cố vấn Tây Phương. Nhật cố gắng thay thế càng mau càng hay các chuyên viên ngoại quốc vì lương họ quá cao .
Hầu so sánh với vài khía cạnh thời Minh trị Thiên Hoàng , tưởng cũng nên biết là Trung tâm văn hóa mới cho Việt Nam không phải chỉ bắt đầu khi vua Gia Long Nguyễn Phước Ánh ( trị vì 1802-19 ), thống nhất sơn hà ở lục địa từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau và trên biển tây là các đảo Thổ Chu, Phú Quốc, ngoài Hà Tiên ở Biển Tây , trên biển đông từ các đảo Vịnh Bắc Bộ, các đảo Hoàng Sa xuống đến đến các đảo Trường Sa Biển Đông -Thái bình Dương ), năm 1802 , lựa chọn Phú Xuân- Huế làm kinh đô. Trường phái văn học Phú xuân hình thành từ các tác giả thời các chúa Nguyễn lập nghiệp như Đào Duy Từ ( 1572-1634), Nguyễn hửu Dật ( 1604 ) , Nguyễn Khoa Chiêm ( 1659- 1736 ) , Nguyễn Cư Trinh ( 1716- 1767 ), Mạc Thiên tứ ( 1706- 1780 )… Trước khi các chúa Nguyễn Phước ( Phúc theo tiếng Bắc ) trở thành các vua Nguyễn Phước, nền văn hóa Phú Xuân đã phát triễn khá mạnh , tuy trong một giai đoạn không dài, dưới triều đại Tây Sơn ( Trần Gia Phụng - Dòng Việt số 11 , năm 2002 ). Ảnh hưởng Chiêm Thành rỏ rệt trong tôn giáo và âm nhạc. Người Việt bắt đầu thờ cúng những vị thần Chiêm Thành như nữ thần Thiên Y A Na ở điện Hòn Chén ( Ngọc Trản ) tại Huế ,ở Tháp Bà ( Po Nagar ) tại Nha Trang. Và cũng làm quen với Hồi Giáo là một trong hai tôn giáo chánh Chiêm Thành. Ca Huế rất nổi tiếng gồm 2 loại : điệu hát Bắc do ảnh hưởng các từ khúc Trung Hoa ( các điệu cỗ bản , kim tiền , tứ đại cảnh, lưu thủy , hành vân ); điệu hát Nam do ảnh hưởng ca khúc Chiêm ( nam ai , nam xuân , nam bình ). Nhạc cung đình đi đôi với múa cung đình có tính cách tập thể gồm các điệu múa Bát dật hoa đăng, tam tinh chúc thọ, bát tiên hiển thọ, trình tường tập khánh, đấu chiến thắng Phật, tứ linh, nữ tướng xuất quân, múa quạt, tam quốc tây du, lục triệt hoa mã đăng. Hát bội là nghệ thuật tuồng rất thịnh hành trong cung đình nhà Nguyễn , nhất là khi Đào Tấn ( 1845- 1907 ) được bổ nhiệm làm hiệu thư nội các viện ở Huế năm1867 .
Văn hóa Âu Tây, nước ngoài, theo khách thương hồ ngoại quốc, ảnh hưởng rỏ rệt đến nền khoa học kỷ Thuật và sự du nhập Thiên Chúa giáo vào Việt Nam . Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn ( 1726- 1784 ) đề cao nhân vật Nguyễn Văn Tú , quê ở Thuận Châu, qua nước Hà Lan học hai năm nghề đồng hồ và chế tạo kính thiên lý ( viễn vọng kính ). Nguyễn văn Thi em ông, Nguyễn văn Duy con ông , Lương văn Dũng rể ông, đều giỏi kỷ thuật máy móc. Bấy giờ, kỷ thuật khá phát triễn là luyện kim và đúc đồng, tập trung ở Phường Đúc, phía hửu ngạn sông Hương. Nghệ nhân Phường Đúc vào thời các vua nhà Nguyễn đã sản xuất chuông chùa, chuông nhà thờ, dụng cụ bằng đồng, những súng thần công, đỉnh đồng nổi tiếng nhất là Cửu Đỉnh trong Đại Nội, còn lưu truyền ở Huế .
Như chúng ta đã biết Ngày 1-9- 1858, hạm đội Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tiến công đánh chiếm bán đảo Sơn Trà - Đà Nẳng . Ngày 17-2 1859 Pháp đánh chiếm tỉnh, thành Gia Định . Ngày 5-6 1862 , Triều đình vua Tự Đức miễn cưởng ký Hiệp Ước cắt ba tỉnh là Gia Định , Định Tường , Biên Hòa cho Pháp . Ngày 20-6 1867 Pháp đơn phương tuyên bố 6 tỉnh Nam Kỳ là lảnh địa của Pháp. Ngày 20-4- 1873, Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất. Năm 1882, Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai , rồi tung quân đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ. Một cánh quân Pháp do y sĩ Jules Harmand cùng đô đốc Courbet vào đánh Huế tháng 8 năm 1883 . Kinh thành thất thủ. Triều đình Huế thất thế phải ký hòa ước ngày 25-8 1883 gọi là hòa ước Quý Mùi hay hòa ước Harmand , gồm 27 khoản theo đó Việt Nam chịu nhận để Pháp bảo hộ, việc ngoại giao do Pháp phụ trách, từ tỉnh Bình Thuận trở vào thuộc Nam Kỳ, tỉnh Hà Tỉnh trở ra thuộc Bắc kỳ, triều đình Huế trực tiếp cai trị từ Quảng Bình vào tới Khánh Hòa. Hòa ước Giáp Thân hay Patenôtre , sửa đổi đôi chút Hòa ước Harmand ký kết tại Huế ngày 6-6 -1884 gồm 19 khoản, lập qui chế chung là Việt Nam chịu nhận sự Bảo hộ của Pháp, và Pháp thay Việt Nam lo việc ngoại giao ( thật sự Pháp đã ký hiệp ước Fournier ngày 12-5 -1884 với Trung Quóc để Trung Quốc thừa nhận việc Pháp bảo hộ Việt Nam ), lấy Nam Kỳ thành thuộc địa, chia Việt Nam còn lại thành Trung Kỳ từ Bình Thuận ra đến Thanh Hóa, Pháp gọi là Annam, bảo hộ gián tiếp và từ Ninh Bình trở ra là Bắc Kỳ, Pháp gọi là Tonkin bảo hộ trực tiếp, nghĩa là bên cạnh các quan cai trị Việt Nam , Pháp đặt thêm các chánh phó công sứ ở mỗi tỉnh. Các chánh phó sứ lúc đầu thuộc quyền Tổng Trú Sứ Pháp ( résident general hay supérieur), không dự vào việc cai trị, nhưng có quyền đề nghị cách chức quan lại Việt Nam và triều đình Huế phải thi hành. Ngày 17-10- 1887, tổng thống Pháp Jules Grevy ký nghị định thành lập Liên Bang Đông Dương lúc đầu gồm Cao Miên-Cam Bốt, Nam Kỳ,Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Về sau thêm ngày 5-1- 1900, thêm Quảng Châu Loan - Kwang Tcheou Wan tô giới Pháp ở Trung Quốc và năm 1907 thêm Lào - Laos , sau khi Pháp ký với Thái Lan hiệp ước ngày 23-3 - 1907 xác định biên giới phía Tây Lào. Tuy chức quyền Pháp tại Việt Nam, cai trị dựa trên căn bản hòa ước 1884, nhưng trên thực tế người Pháp kiếm đủ mọi cách cũng cố dần dần hệ thống cai trị Pháp, tước bỏ quyền hạn của vua Việt Nam, lấn quyền Triều đình Huế và biến Trung Kỳ-Annam thành một xứ bán thuộc địa.
Đầu thế kỷ thứ 19, triều nhà Nguyễn, một vài điểm như đã kể trên, có một số cố gắng thống nhất quốc gia, mở rộng đất nước về phía Tây, đẩy mạnh khai hoang , phát triễn nông nghiệp và văn hóa chính thống. Chưa kịp cải cách chế độ quân chủ canh tân đất nước, sửa đổi hệ thống tư tưởng Nho Giáo quá lỗi thời so với xu thế thời đại trên hoàn vũ, như vào thời Minh Trị Thiên Hoàng, thì đã xảy ra cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược, từ năm 1858. Các cuộc khởi nghĩa trong Nam của Nguyễn Trung Trực ( 1861), Thiên Hộ Dương ( 1864-65 ), Thủ Khoa Huân ( 1868 ) … cũng như Biến cố kinh thành Huế dêm 4 rạng ngày 5-7-1885 của Tôn Thất Thuyết và Trần Văn Soạn, tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá, vua Hàm Nghi rời kinh thành Huế ra Tân sở - Quảng Trị, hạ " Chiếu Cần Vương " phát động phong trào chống Pháp sôi nổi khắp Bắc và Nam, do Triều Nguyễn lãnh đạo đã thất bại bi thảm. Ngoài mất quyền ngoại giao, cai trị, giáo dục, phát triễn đất nước không còn tự chủ như ở Nhật với các samurai , trí thức trẻ tuổi và cấp tiến hai thị tộc thắng chế độ Shogun là Choshu và Satsuma đã nêu trên, tệ nhất là mất quyền tổ chức quân đội Việt Nam và tân trang võ khí, nay hoàn toàn dưới quyền điều khiển của Pháp. Triều đình chỉ còn lính Khố Xanh không có võ khí mới, ít binh , cấp chỉ huy cao nhất là lảnh binh , Pháp liệt vào hàng thượng sĩ - adjudant. Pháp bải bỏ cấp Chưởng Dinh ( trung tướng hay đại tướng thời Nguyễn ), Chưởng Cơ ( thiếu tướng lữ doàn ), hạ cấp Cai Đội ( Thiếu tá tiểu đoàn ) xuống hàng hạ sĩ cai - caporal , trung sĩ đội - sergent , cấp vị quân đội thuộc địa. Khi thành lập đoàn quân Tiền Phong , bộ trưởng Phan Anh và Thứ Trưởng Tạ Quang Bửu nội các Trần Trọng Kim, chỉ tìm ra được một chỉ huy cao cấp nhất hàng Thiếu Úy ( ? ) , mà lại do Nhật đào tạo cấp thời .
Ở Nhật , thời Minh Trị Thiên Hoàng, Nhật toàn quyền hành động ngoại giao Những phái đoàn Ngoại giao như Iwakura ,đã được phái đi Hoa Kỳ và Âu Châu , trờ về Nhật kịp thời để ngăn chặn Saigo Takamori đề nghị chinh phạt Triều Tiên, năm 1873. Một đoàn chinh phạt nhỏ hơn đã được gửi đến Đài Loan - Taiwan, trừng trị việc Trung Quốc giết vài thủy thủ bị đắm Tàu, từ các đảo Ryukyu đến Đài Loan. Trung Quốc chịu bồi thường Sau đó một lực lượng hải quân cũng được gửi đi đánh Cao Ly . Hòa ước Kangwa - Quảng Hòa ( ? ) năm 1876 , mở thêm hai hải cảng mới, ngoài hải cảng Pusan, để giao thương với Nhật. Cao ly - Triều Tiên được tuyên bố độc lập, dù không có một cố gắng nào bảo đảm thỏa hiệp với Trung Quốc , nước làm chủ, bảo hộ Cao Ly . Đối với giới samurai bất mãn, chinh phục bằng hòa ước không đủ thay thế hiển hách , vinh quang chiến tranh. Saigo lập ra một dây chuyền trường học ở miền Nam nước Nhật, huấn luyện quân sự và nuôi nấng các lý tưởng bảo thủ của giới võ sĩ samurai. Khi chánh phủ Nhật đề phòng, di chuyễn các kho tồn trữ vũ khí khỏi thủ phủ tỉnh Kagoshima, các người ủng hộ Saigo chiếm các kho chánh phủ, tôn Saigo làm thủ lảnh và khởi sự tiến đánh Edo , với 40 000 binh lính. Nhưng bị quân chánh phủ chận đứng ở Kuramoto. Quân động viên, có sự ủng hộ của Hải quân cũng phải mất 6 tháng chiến đấu vất vã mới đuổi lui quân Saigo về lại Kagoshima.Nơi đây , Saigo và các người ủng hộ chánh bị giết chết, sau một cuộc kháng cự tuyệt vọng. Saigo Takamori biến thành huyền thoại , nhưng không còn nổi loạn phong kiến ở Nhật nữa. Từ rày, chánh quyền Meiji làm chủ Nhật , không còn ai đối thủ nữa. Các tay nổi loạn như Saigo không có cái nhìn viễn kiến, thấy xa hay chủ nghĩa chánh trị hiện thực của những nhà lảnh đạo chánh phủ Meiji . Các nguyên tắc chủ yếu được tóm gọn trong khẩu hiệu đương thời là fukoku - kyohei " quốc giàu, quân mạnh - rich country, strong army " . Các nhà lảnh đạo này nắm vững sự kiện là cận đại hóa phải là một tiến trình toàn diện và bất khả phân, và vài ý kiến hiến pháp, pháp luật, tiến bộ kinh tế và các phương cách Tây Phương cần được hội nhập ở hệ thống mới , dù rằng họ có ý định giữ lại " Tinh thần Nhật- The Japanese Spirit " . Trên hết, họ nhận thức, khác hẳn các nhà cải cách nữa chừng Trung Quốc, là một bộ náy chiến tranh, đòi hỏi không những các kho võ khí , các xưởng làm tàu chiến mà cả toàn thể một bộ máy công ( kỷ ) nghệ cận đại, có lưới chắn bên dưới. Khẩu hiệu của họ dẫn ngay tới quan niệm đượcc biết ngày nay là Phức tạp Quân sự - Kỷ nghệ ( military - industrial complex ) , dù cho họ không đương nhiên chấp thuận những hành xử mà các kẻ nối tiếp họ theo chủ nghĩa sô vanh - quốc gia cực đoan , dùng những dụng cụ quân sự- kỷ nghệ mà họ đã rèn đúc khéo léo .
Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.
No comments:
Post a Comment