*** QUYỀN LỢI TỔ QUỐC & DÂN TỘC LÀ TRÊN HẾT *** KHAI DÂN TRÍ, CHẤN DÂN KHÍ, HẬU DÂN SINH ***

2011/05/04

GẠO ĐEN

GẠO ĐEN
 

Loại gạo cấm của riêng hoàng đế Trung Hoa hóa ra là một loại "siêu thực phẩm".

Trước đây, hoàng cung Trung Hoa coi một thứ gạo màu đen hoặc tím sẫm là "gạo cấm" chỉ có vua mới được ăn và ban lệnh cấm dân thường sử dụng loại gạo này làm thực phẩm hàng ngày. Cho tới tận thời điểm hiện tại, gạo đen vẫn còn tương đối hiếm ở phương Tây.

Một nghiên cứu được thực nghiệm trong thế kỉ 21 đã chứng minh rằng gạo đen (hay còn gọi là gạo nếp cẩm) là một "siêu thực phẩm", hay ít nhất, nếu xét ở góc độ dinh dưỡng, thứ gạo này là kho thực phẩm quý báu. Thực tế, một thìa gạo đen chứa một lượng đáng kể vitamin E, sắt, chất xơ và chất chống oxy hóa.

Chính vì vậy, quên đi cây việt quất và quả mâm xôi, gạo đen mới chính là siêu thực phẩm cho thế giới.

Ðây là kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Zhimin Xu thuộc đại học bang Louisana, Mỹ. Báo Telegraph dẫn lời ông Xu và cả nhóm nghiên cứu, một muỗng đầy gạo đen chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe hơn bất cứ siêu thực phẩm nào, bởi một muỗng gạo đen chứa nhiều chất chống oxy hóa anthocyanin hơn một muỗng quả việt quất.

Anthocyanin tạo ra màu đen sẫm cho nhiều loại rau, quả như việt quất, ớt...Các nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxi hóa màu đen này giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN - yếu tố dẫn đến ung thư. Chất anthocyanins được cho là có nhiều trong các loại thực phẩm màu tím, đỏ và màu xanh như là trái dâu, nho và cà tím.

"Nếu những loại quả mong khác được chúng ta sử dụng hàng ngày nhằm bổ trợ và tăng cường sức khỏe thì tại sao ta không chuyển sang dùng gạo đen, thứ thực phẩm có ít đường hơn những thứ trái quả đó?" - tiến sĩ Xu phát biểu trên các phương tiện truyền thông.

Trong khi gạo trắng được phát hiện là nguyên nhân gây bệnh Beri beri (bệnh tê phù, do vitamin B1 của gạo bị loại bỏ trong quá trình sản xuất), gạo nâu (Việt Nam gọi là gạo lứt) tốt nhưng hơi khó ăn, thì gạo đen được xem như loại thực phẩm dễ sử dụng và tốt nhất.

Ngoài gạo đen, khoa học hiện đại đã chứng minh rằng những loại ngũ cốc qua ít công đoạn chế biến như gạo lật cũng có lợi cho sức khỏe hơn các loại được chế biến kỹ lưỡng. Gạo lứt (tên khoa học là Gạo nâu) là gạo chỉ trải qua quá trình xay tróc vỏ trấu mà không tác động nhiều đến phôi và lớp cám của gạo.

Gạo lứt có thể có màu nâu, màu hung đỏ hoặc tía. Hạt gạo lứt nếu tiếp tục trải qua quá trình xát trắng để loại bỏ phôi và lớp cám sẽ trở thành gạo trắng mà chúng ta vẫn thường ăn. Tuy nhiên, hạt gạo lứt xấu xí lại rất giàu chất dinh dưỡng bởi các chất dinh dưỡng quý của gạo lại nằm chủ yếu trong lớp cám và phôi. Quá trình xát trắng gạo đã loại bỏ phần lớn các chất này.

Ðược biết gạo đen thậm chí còn tốt hơn cả gạo lứt bởi chúng còn có đặc tính kháng viêm. Trong các nghiên cứu gần đây, công bố trên Tạp chí của Hội Hóa học Mỹ về Nông nghiệp và Thực phẩm Hoá học, người ta xem xét các tác động của cám gạo đen lên chuột thí nghiệm.

Nghiên cứu được tiến hành tại các trường đại học ở Hàn Quốc. Các nhà nghiên cứu thấy rằng những con chuột được cho ăn theo chế độ ăn của chúng, bổ sung với 10 phần trăm cám gạo đen đã tránh được đáng kể những nguyên nhân bị viêm da tai so với những con chuột không được ăn cám gạo màu đen hoặc chỉ được ăn cám gạo màu nâu.

Chứng viêm kéo dài có thể liên quan tới một loạt các bệnh như dị ứng, bệnh tim, ung thư và các bệnh truyền nhiễm khác. Các nhà nghiên cứu lạc quan rằng trong tương lai, thực phẩm có chứa cám gạo màu đen có thể được sử dụng để điều trị hoặc ngăn chặn các tác nhân gây ra chứng viêm.

Món mì trộn được chế biến từ gạo đen.

Gạo đen có màu đen sẫm, khi nấu lên sẽ chuyển thành màu tím sẫm. Nó chứa nhiều khoáng chất và một vài loại amino axit. Hiện tại, gạo đen chủ yếu được sử dụng tại châu Á với chức năng trong trí đồ ăn, hoặc dùng trong các món sushi, mì ống và bánh puddings. Với người tiêu dùng, tốt nhất nên mua gạo đen ở trạng thái nguyên hạt.



Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


30-4: LÒNG DÂN KHÔNG THỐNG NHẤT

30-4:  LÒNG DÂN KHÔNG THỐNG NHẤT

(Trình bày ngày Thứ Bảy 30-4-2011 tại Montreal.)

Trần Gia Phụng


Ngày 30-4-1975, Bắc Việt Nam thành công trong việc đánh chiếm Nam Việt Nam và tự hào là đã thống nhất đất nước.  Đúng là ngày 30-4-1975, chính thể Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, ranh giới sông Bến Hải bị xóa bỏ, đất nước quy về một mối dưới chế độ cộng sản, nhưng cho đến nay, 36  năm sau ngày 30-4-1975, thực tế cho thấy rõ ràng Cộng sản Việt Nam (CSVN) chỉ thống nhất lãnh thổ Việt Nam, chứ không thống nhất được tinh thần và tình cảm của dân chúng Việt Nam, nghĩa là không thống nhất lòng dân Việt Nam. 

 

1.-   TỰ SÁT CHỐNG CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN

Đầu tiên, khi CS chiếm được miền Nam, khá nhiều người đã tự sát.  Báo chí thường ca tụng các vị sĩ quan và tướng lãnh đã tuẫn tiết.  Tuy nhiên, còn biết bao nhiêu người vô danh khác nữa cũng đã tự sát trước và trong ngày 30-4-1975, nhất là tại vùng II và Vùng I Chiến thuật, nơi thất thủ sớm nhất.  Những người tự sát chứng tỏ hai điều:  1) Thứ nhất, trung thành với chế độ cũ. 2)  Thứ hai, không chấp nhận chế độ mới.   Việt Nam nhiều lần thay đổi chế độ, nhưng lần nầy là lần đầu tiên trong lịch sử, rất nhiều người thà chết chứ không chấp nhận sống dưới chế độ mới.  Một chế độ mới lên cầm quyền mà người ta không muốn sống dưới chế độ đó, đến nỗi phải tự sát, chứng tỏ rằng ngay từ đầu chế độ đó không được lòng dân, đó làm thảm họa cộng sản mà nhà văn Phan Khôi gọi là "cây cứt lợn" hay "cây chó đẻ". (Phan Khôi, "Cây cộng sản" (bút ký) trong tập Nắng chiều, Hoàng Văn Chí trích dẫn, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, Sài Gòn: Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa, 1959, tr. 91.)

 

2.-  PHONG TRÀO DI TẢN VÀ VƯỢT BIÊN

Thông thường, người ta tản cư hay di tản khi chiến tranh xảy ra.  Người ta bỏ chạy vì sợ lửa đạn.  Đàng nầy, chiến tranh chấm dứt, lửa đạn không còn, mà người ta bỏ chạy, nghĩa là người ta sợ cái gì còn hơn súng đạn.

Ngay khi CS chiếm Sài Gòn, khoảng 150,000 người Việt đã di tản ra nước ngoài, trong đó khoảng 140,000 đến Hoa Kỳ và khoảng 10,000 đến các nước khác.  (Nguồn: UNHCR, The State of the World's Refugees - Fifty Years of Humanitarian Actions, ch. 4, tr. 81.)  Cộng sản Việt Nam tố cáo những người di tản là tay sai đế quốc Mỹ.  Theo luận điệu nầy, trưa ngày 30-4-1975, Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh Sài Gòn phát biểu rằng:  "Những kẻ ra đi chúng ta xem như là đã phản bội đất nước." (Trích nguyên văn:  http://ngoclinhvugia.wordpress.com/).  Viên nhạc sĩ nầy còn hát bài "Nối vòng tay lớn", nhưng dân chúng không chấp nhận vòng tay lớn của CS, tiếp tục ra đi dù bị kết tội "phản quốc".

Sau ngày 30-4-1975, càng ngày càng có nhiều người kiếm cách ra nước ngoài, dầu phải hy sinh chính mạng sống của mình, tạo thành phong trào vượt biên.  Theo thống kê của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc đưa ra năm 2000, từ ngày 30-4-1975 cho đến cuối năm 1995, tổng số người di tản và vượt biên đến được các trại tỵ nạn là 989,100 (gần một triệu) kể cả đường biển lẫn đường bộ.  Người ta phỏng chừng có khoảng từ 400,000 đến 500,000 thuyền nhân bỏ mình trên biển cả hay bị hải tặc bắt giết.  Ngoài ra, phải kể thêm số người rời Việt Nam qua các hải đảo nhưng không đậu thanh lọc và bị đuổi về nước.  Nếu kể thêm chương trình ODP (Orderly Departure Program) và chương trình HO do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, đưa vài trăm ngàn người nữa ra nước ngoài bằng đường chính thức, thì tổng cộng tất cả các số liệu trên đây, sau khi CS chiếm miền Nam Việt Nam, trên 1,500,000 người Việt đã bỏ nước ra đi. 

Đây chỉ là những người có điều kiện ra đi.  Còn biết bao nhiêu người muốn ra đi mà không đi được.  Nghệ sĩ TrầnVăn Trạch đã từng nói một câu bất hủ: "Ở Việt Nam hiện nay, cây cột đèn cũng muốn ra đi.

 

3.-   PHONG TRÀO ĐỐI KHÁNG TRONG NƯỚC

Di tản hay vượt biên là bất tín nhiệm nhà cầm quyền trong nước, nhưng quan trọng hơn những người ở lại và cả những người xuất thân từ chế độ CS, được đào tạo từ trường lớp CS, cũng đối kháng với CS.  Có thể chia thành nhiều nhóm đối kháng.

Nhóm thứ nhất xin tạm gọi là nhóm "Cộng hòa" vì những người đứng lên đối kháng là những người thời chế độ Cộng hòa còn lại.  Cuộc nổi dậy bộc phát ngay từ năm 1975 và những người nổi lên chống đối bị ghép vào thành phần phản động.  Trong số những cuộc nổi dậy trên toàn quốc, nổi tiếng nhất có thể là hai vụ ở Huế và ở Sài Gòn. 

Vào năm 1976, một tổ chức chống cộng gồm nhiều thành phần khác nhau được thành lập tại Huế.  Sau khi bị phát hiện, tám người bị án tử hình, trong đó có giáo sư  Nguyễn Nhuận ở trường Đại học Khoa hoa Huế và giáo sư Đặng Ngọc Quờn ở trường Đại học Văn khoa Huế.  Tại Sài Gòn, cũng vào năm 1976, tại nhà thờ Vinh Sơn, trên đường Trần Quốc Toản (tên đường trước 1975), Nguyễn Việt Hưng (sĩ quan chế độ cũ) cùng linh mục Nguyễn Hữu Nghị đứng ra tổ chức lực lượng võ trang phục quốc, nhưng bị phát hiện ngày 12-2-1976.  Những người cầm đầu đều bị tử hình.

Ngoài hai cuộc nổi dậy quan trọng trên đây, khắp các địa phương đều có nhiều nhóm hoạt động chống đối ở các tỉnh.  Tại Đà Nẵng, hai giáo sư trường Kỹ Thuật là NguyễnVăn Bảy, Trần Ngọc Thành bị tử hình ở Hoà Khánh.  Trước khi bị bắn, hai ông đều hô lớn "Việt Nam Cộng Hòa muôn năm".  Ở Tam Kỳ (Quảng nam) có nhóm thanh niên và học sinh Quốc Dân Đảng.  Ở miền Tây Nam phần, rải rác các nhóm thanh niên Phật Giáo Hòa Hảo...  Cộng sản thẳng tay đàn áp tất cả những cuộc đối kháng.

Nhóm thứ hai xin tạm gọi là "nhóm tôn giáo":  Năm 1977, tại Huế, linh mục Nguyễn Văn Lý bị bắt giam vì đã phổ biến hai bài tham luận của giám mục Nguyễn Kim Điền, lên án nhà cầm quyền CS chủ trương tiêu diệt tôn giáo.  Linh mục Lý bị bắt giam và bị CS cấm làm linh mục.  Từ đó, linh mục Lý không ngừng tranh đấu cho dân chủ Việt Nam.  Phía Phật giáo, thượng tọa (nay là hòa thượng) Thích Quảng Độ bị nhà cầm quyền bắt giam cũng từ năm 1977.  Thượng tọa liên tục tranh đấu bất bạo động, và bị bắt giam hay quản thúc nhiều lần.  Ngoài hai tu sĩ trên đây, còn có nhiều tu sĩ của Công giáo, Phật giáo, đạo Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo đã hoạt động cho đến nay, lên tiếng kêu gọi tự do tôn giáo, tự do dân chủ cho dân tộc, nhưng đều bị đàn áp, cô lập bằng nhiều cách khác nhau. 

Chính sách tôn giáo của CSVN là: Đối với các tôn giáo có ảnh hưởng quốc tế như Phật giáo, Ky-Tô giáo thì CSVN cô lập các tu sĩ chứ không gây ra những vụ án tử đạo vì sợ dư luận thế giới lên án.  Đối với các tôn giáo địa phương như Đạo Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, CSVN thẳng tay đàn áp, giam cầm, ngược đãi, thủ tiêu.  Tuy nhiên, hiện nay tu sĩ các tôn giáo vẫn tiếp tục hoạt động và liên kết với các nhóm khác để tranh đấu đòi hỏi tự do tôn giáo và tự do dân chủ cho đất nước.

Nhóm thứ ba xin tạm gọi là "cán bộ CS hưu trí", bắt đầu từ Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ do Nguyễn Hộ thành lập năm 1986.  Nguyễn Hộ là một cán bộ cộng sản miền Nam.  Sau năm 1975, ông làm phó chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam, thư ký Liên hiệp Công đoàn TpHCM (tức Sài Gòn cũ), chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TpHCM.  Tháng 9-1988, Nguyễn Hộ ra mắt báo Truyền Thống Kháng Chiến, chỉ trích nhà cầm quyền CS nên bị đình bản.  Năm 1989, CLB Những Người Kháng Chiến Cũ bị giải tán.  Năm 1991 Nguyễn Hộ trả thẻ đảng viên, dầu lúc đó ông đã vào đảng 53 năm.  Lúc đầu, ông bị quản thúc tại gia, rồi bị bắt năm 1994.  Nguyễn Hộ chết già năm 2009.  Trong hồi ký của mình, Nguyễn Hộ tự thú nhận: "Chúng tôi đã chọn sai lý tưởng cộng sản chủ nghĩa." (BBC Vietnamese, 3-7-2009.)

Sau Nguyễn Hộ, nhiều cán bộ mạnh dạn lên tiếng chỉ tích chủ trương của nhà cầm quyền CS, kể cả những tướng lãnh, đảng viên cao cấp (Trần Độ, Nguyễn Văn Trấn, Trần Khuê, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu, Trần Anh Kim…).  Nhà cầm quyền cộng sản cho rằng những người chỉ trích chỉ là những đảng viên hưu trí, mất quyền lợi nên mới phản đối nhà cầm quyền CS mà thôi. 

Nhóm thứ tư xin tạm gọi là nhóm "truyền thông", phản đối bằng báo chí, internet.  Có thể nói cuộc phản đối nầy rất sôi nổi, do chính những người sinh ra, lớn lên và được đào tạo dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, trong đó có cả những người xuất thân từ gia đình cán bộ cao cấp của chế độ.  Đó là một loạt những luật sư, kỹ sư, mục sư, giáo viên, phóng viên, nhà báo, mà ngày nay rất nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới.  Đó là Lê Thị Công Nhân, Đỗ Nam Hải, Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Hồng Sơn, Lê Chí Quang, Cù Huy Hà Vũ, Trần Khải Thanh Thủy, Phan Thanh Nghiên, Nguyễn Tấn Hoành, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, Lê Trí Tuệ, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Văn Trội, Vũ Hùng...(Danh sách nầy còn dài...)

Những nhân vật trên đây sinh ra, lớn lên và học hành trong lòng chế độ cộng sản.  Vì vậy không thể kết án những người nầy là tàn dư "Mỹ ngụy", cũng không thể quy tội những người nầy là "tay sai ngoại bang", hay là những người hưu trí bất mãn.  Họ là những ngưòi trẻ, có khả năng, có địa vị, danh vọng và giàu có, nhưng họ đã hy sinh tất cả, can đảm đứng lên tranh đấu đòi hỏi tự do dân chủ, công bình xã hội cho toàn thể dân tộc.  CSVN liền quy chụp họ là "đánh phá cách mạng, âm mưu, lật đổ chính quyền". 

Những người tay không, không súng không đạn, chỉ bằng suy nghĩ phổ biến qua phương tiện truyền thông mà làm sao "âm mưu lật đổ chính quyền"?  Họ chỉ là những người trình bày quan điểm của mình một cách bất bạo động nhằm xây dựng chế độ mà vẫn bị trù dập, chứng tỏ chế độ CS không chấp nhận bất đồng chính kiến, nghĩa là CSVN không cần đến ý dân, lòng dân. 

Nhóm thứ năm xin tạm gọi là nhóm "nhân dân":  Cộng sản  luôn luôn tự hào là được hậu thuẫn của nhân dân và tâng bốc nhân dân là" anh hùng".  Trong thực tế, "nhân dân anh hùng" đứng hạng thứ tư tức hạng chót trong xã hội CS . "Tôn Đản là chợ vua quan, / Vân Hồ là chợ những gian nịnh thần./ Đồng Xuân là chợ thương nhân,/ Vỉa hè là chợ nhân dân anh hùng." Cộng sản lợi dụng khai thác nhân dân tối đa, nhưng CS cũng đàn áp nhân dân tối đa.  Bị đàn áp, nhân dân thấp cổ bé miệng không biết làm sao, chỉ còn có cách phản kháng thụ động bằng những câu vè, tục ngữ, ca dao, những câu chuyện tiếu lâm, tạo thành nền văn chương truyền khẩu xã hội chủ nghĩa rất phong phú. 

Tục ngữ, ca dao, chuyện tiếu lầm bàng bạc trong dân chúng quá nhiều, xin khỏi cần ghi lại; chỉ xin lưu ý rằng ngày trước đề tài văn chương truyền khẩu có tính cách xã hội nói chung.  Riêng đề tài văn chương truyền khẩu thời CS, đặc biệt chỉ tập trung vào vấn đề chính trị, chỉ trích giới lãnh đạo CS mà thôi.  Điều nầy cho thấy dầu CS luôn luôn khoe khoang rằng chế độ CS là chế độ của nhân dân, nhưng thực sự CS không bao giờ được lòng dân và luôn bị nhân dân oán ghét, đả kích. 

 

4.-   VÌ SAO ĐẢNG CSVN KHÔNG THỐNG NHẤT ĐƯỢC LÒNG DÂN?

Như thế, chế độ CS bị chống đối từ mọi phía, từ những người ở ngoài nước đến những người trong nước, từ những người bị chụp mũ "Mỹ ngụy", đến những cán bộ CS và cả những thanh niên, trí thức do CS đào tạo.  Sự chống đối của những người do chính chế độ CS đào tạo, hay những người sống trong lòng chế độ CS cho thấy rằng sau 36 năm cầm quyền, đảng CSVN vẫn không thu phục được nhân tâm, vẫn không thống nhất được lòng dân.  Câu hỏi cần được đặt ra là vì sao CSVN lâm vào tình trạng nầy?

Đảng CSVN không thống nhất được lòng dân vì các lý do sau đây:

 

Chủ nghĩa CS vào Việt Nam là một chủ nghĩa không tưởng.  Ngày nay, các nước Âu Châu đã loại bỏ và lên án chủ nghĩa CS.  Trong khi đó, tại Việt Nam ngày nay, triết học CS vẫn còn là môn học bắt buộc cho học sinh và sinh viên Việt khi thi ra trưòng.

Chế độ CS chủ trương độc tài toàn trị.  Từ khi chiếm quyền lực năm 1945, Hồ Chí Minh đưa ra chủ trương độc quyền cai trị đất nước. (Philippe Devillers, Histoire du Viet-Nam de 1940 à 1952, Paris: Editions du Seuil, 1952, p. 143.)  Cho đến năm 1992, Điều 4 hiến pháp quy định rằng "đảng Cộng Sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội."  Đất nước Việt Nam là của chung do tổ tiên để lại cho toàn dân, tại sao đảng CSVN lại được quyền đứng trên tất cả, để lãnh đạo đất nước, không chấp nhận bất đồng chính kiến, đa nguyên, đa đảng?  Trào lưu trên thế giới ngày nay là dân chủ đa nguyên.  Chủ trương độc quyền cai trị đất nước của CSVN đã quá lỗi thời, và bị dân chúng chán ghét.

Từ năm 1975, chính sách kinh tế chỉ huy của CSVN hoàn toàn thất bại.   Cộng sản lo ngại, quay lại nền kinh tế tự do mà CS gọi là kinh tế thị trường, nhưng vẫn do nhà nước điều khiển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cởi trói phần nào cho dân chúng làm ăn, nhưng chỉ có cán bộ CS và một thiểu số ở thành thị được hưởng lợi, trong khi đại đa số dân nông thôn vẫn nghèo khổ.  Định hướng xã hội chủ nghĩa là gì nếu không phải để CSVN tiếp tục chỉ huy kinh tế?

Cộng sản cai trị tùy tiện theo nghị quyết của đảng CS, tức cai trị theo ý đảng, chứ không theo pháp luật, không có tính cách pháp trị.  Nghị quyết của đảng luôn luôn đứng trên luật pháp.  Cách cai trị tùy tiện gây nhiều phiền hà và khó khăn cho người dân trong cuộc sống.  Luật quy định một đàng, nghị quyết đảng đi một nẻo, những kẻ thi hành lại làm cách khác. 

Nhà nước CS tham nhũng từ trên xuống dưới.  Trước đây, dưới chế độ Cộng hòa, nạn tham những cũng xảy ra, nhưng ở quy mô nhỏ cả về người tham những và cách tham nhũng, và nếu bị phát giác thì sẽ bị luật pháp trừng trị.  Đàng nầy, sau năm 1975 chế độ CS tham nhũng từ "vi mô" đến "vĩ mô", bất cứ chức quyền nào cũng tham nhũng, công khai, trắng trợn và không bị luật pháp chế tài.

Chế độ CS sai lầm lớn lao trong chính sách ngoại giao, lệ thuộc nặng nề đảng CS Trung Quốc. Cộng sản Việt Nam là nhà cầm quyền đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Việt Nam làm mất đất đai, mất ải Nam Quan, mất một diện tích mặt biển lớn lao vào tay Trung Quốc.  Việt Nam thời Pháp thuộc cũng không bị mất một tấc đất nào cho Trung Quốc.

 

KẾT LUẬN

Tóm lại, tuy CSVN cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam ngày 30-4-1975, thống nhất lãnh thổ, nhưng rõ ràng CSVN không thống nhất được lòng dân.  Đảng CSVN chẳng những độc tài đảng trị toàn trị mà còn phạm nhiều sai lầm quan trọng, nhất là  tham nhũng tràn lan, nên cho đến nay, sau 36 năm cai trị độc tài, CSVN cũng không thu phược được lòng dân. 

Trong các thập kỷ qua, CSVN tồn tại bằng bạo lực và áp bức.  Bạo lực và áp bức không mở cửa được lòng dân.  Có người đã viết: "Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh".  Vì vậy khi nào Việt Nam còn nạn CS độc tài đảng trị toàn trị, thì chắc chắn dân chúng Việt Nam còn tranh đấu đối kháng.  Nếu CSVN tiếp tục đàn áp để tồn tại, bạo lực không thể mở được lòng người, mà bạo lực chỉ tạo thêm đối kháng. 

Do đó, chỉ còn hai con đường là:

1) CSVN phải tự mình làm một cuộc cách mạng bản thân, từ bỏ nạn độc tài đảng trị, xây dựng một chế độ dân chủ tự do, đa nguyên, đa đảng để thu phục nhân tâm.  Điều nầy xem ra khó thực hiện đối với đảng CSVN.

2) Vậy chỉ còn cách khác là một lúc nào đó, toàn dân đoàn kết nổi dậy chống độc tài đảng trị, tự mình giành lấy quyền tự do dân chủ. 

Điều nầy cũng khó khăn không kém, nhưng đường không đi không đến.  Phải bắt đầu mới có kết thúc.  Lịch sử luôn luôn tiếp tục tiến tới.  Trước sau gì cách mạng cũng sẽ bùng nổ ở Việt Nam.  Chắc chắn sẽ có ngày đó.

 

TRẦN GIA PHỤNG

(Montreal, 30-4-2011)



Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


OSAMA BIN LADEN LÀ AI ?

OSAMA BIN LADEN LÀ AI ?

BS Hoàng Độ (*)

(*) Bài này được viết vào tháng 11 năm 2001 ngay sau khi vụ khủng bố tại Hoa kỳ

Kính gửi đến quý đc bài "Osama Bin Laden Là Ai?" do tôi viết (ký tên Hoàng Độ) tháng 11 năm 2001 sau vụ khủng bố tại Hoa Kỳ ngày 11 tháng 9 năm 2011 để quý đc làm tài liệu tham khảo và tùy nghi xử dụng hoặc phổ biến nhân dịp trùm khủng bố Bi Laden vừa bị hạ sát ngày 1 tháng 5, 2011.

Có thể có những khám phá mới về trùm khủng bố này, nhưng tôi vẫn giữ nguyên bài viết để quý đc nhận định.


Trân trọng

Tran Thang

PO BOX 260578, Tampa, FL 33685-0578

Tel: 407-234-3596

Fx: 813-442-7046


Đối với cơ quan tình báo Hoa Kỳ, Osama Bin Laden là một kẻ bị tình nghi dính líu đến nhiều vụ khủng bố tấn công các cơ sở của Hoa Kỳ trên thế giới, đặc biệt là vụ khủng bố tại New York và Hoa Thịnh Đốn ngày 11 tháng 9 năm 2001, làm thiệt mạng trên 5000 nguời thường dân vô tội và thiệt hại tài sản hàng tỉ mỹ kim . Đối với một số thanh niên Hồi Giáo, ông ta là một anh hùng.

Vậy Osama Bin Laden là ai ? Tại sao ông ta trở thành một kẻ nguy hiểm đồng thời cũng là thần tượng của tuổi trẻ Hồi Giáo ?

Trong bài dưới đây, chúng tôi thuật lại tiều sử và "sự nghiệp" của Osama bin Laden và tổ chức khủng bố al Qaeda của ông ta, những gì người ta hiện đã biết. Dĩ nhiên còn nhiều bí ẩn về con người kỳ quái và đầy nguy hiểm này chúng tôi sẽ bổ túc sau.

Trân trọng - HĐ

***

Osama Bin Laden (còn được viết là Usama bin Ladin) sinh năm 1957 tại Riyadh, thuộc Á Rập Saudi trong một gia đình tỷ phú gốc Yemen. Cha Osama làm nghề thầu khoán xây cất có ảnh hưởng lớn đối với nhà vua của nước này.


MỘT GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHA GƯƠNG MẪU

Cha của Osama bin Laden là Ông Mohammed Awad bin Laden, một người rất cần mẫn, siêng năng, nhẫn nhục, khiêm tốn và đại lượng, đã có nhiều công lao giúp nhà vua Á Rập xây dựng sự nghiệp. Ông này di cư từ Yemen đến Saudi lập nghiệp từ năm 1930 với hai bàn tay trắng. Khởi đầu, ông chỉ là một công nhân bốc dỡ nghèo khổ, nhưng với lòng quả cảm và ý chí kiên cường, cuối cùng ông sở hữu một công ty xây cất lớn nhất ở Á Rập Saudi. Ông đã giúp hoàng gia Saudi thoát khỏi những thời kỳ khó khăn nhất, vì thế hoàng gia Saudi rất kính nể ông. Ông là một người sùng đạo Hồi, có công lớn giúp Hồi Giáo phát triển tại xứ Á rập này nên ông được những nguời theo đạo Hồi kính trọng. Ông cũng có nhiều cảm tình với nuớc Hoa Kỳ.

Trong gia đình, ông dạy dỗ con cái rất cẩn thận, bắt chúng giữ gìn kỷ luật, huấn luyện chúng thành những con người gương mẫu có trách nhiệm trong xã hội. Ông có khoảng 13 người vợ ở rải rác kháp nơi tại Trung Đông. Ông mất đi trong một tai nạn vào năm 1968 để lại một gia tài lớn cho các con trai của ông. Phần lớn gia tài nằm trong các công ty xây cất mà ông Mohammed Awad bin Laden đã xây dựng từ lâu. Theo ước lượng của CIA, riêng phần gia tài của Osama hiện nay vào khoảng 300 triệu Mỹ Kim.

Hiện nay tại thành phố Boston tiểu bang Massachussett Hoa Kỳ, rất nhiều con cháu giòng họ Bin Laden sinh sống vương giả. Họ đã tặng cho Đại Học Harvard 2 triệu mỹ kim dùng cho nghiên cứu Hồi Giáo. Những người này không muốn liên hệ đến Osama bin Laden, vì chủ trương bạo động, ra ngoài khuôn khổ của Hồi Giáo của anh ta.


THUỞ THIẾU THỜI

Osama Bin Laden là đứa con thứ mười bảy trong một gia đình có 54 anh chị em. Cha qua đời khi mới 13 tuổi, cưới vợ năm 17 tuổi, Osama đã sớm trưởng thành, tốt nghiệp đại học King Abdul Aziz tại Jiddah, Saudi năm 1979 (môn Hành Chánh). Do uy thế của người cha đối với Hồi Giáo, Osama có được sự giao du rộng rãi với các chức sắc Hồi Giáo kể từ lúc nhỏ. Trong lúc đi học, Osama theo phong trào canh tân Hồi Giáo "Muslim, Brotherhood" (xem bài Hồi Giáo).

Thuở niên thiếu của Osama không có gì đặc biệt ngoài bản tính không thích đụng chạm, hoặc tranh chấp, ít xuất hiện ngoài công chúng. Anh ta có hai người thầy nổi tiếng: một người tên Abdullah Azzam, sau này trở thành một trong những lãnh tụ nổi tiếng của Afghanistan. Người kia là một nhà văn kiêm triết gia Hồi Giáo: ông Mohammed Quttub.

Theo tác giả Bodansky trong cuốn "Bin Laden: The Man Who Declared War On America" xuất bản năm 1999, Osama có 4 vợ và 15 con cư ngụ trong các hang động ở miền Đông Afghanistan.


THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG LIÊN XÔ

Năm 1979, Liên Xô xua quân chiếm Afghanistan, một biến cố làm thay đổi cuộc đời của Osama. Chỉ hai tuần lễ sau, anh ta đến Pakistan tìm cách giúp đỡ người dân Afghanistan, thăm viếng các trại tỵ nạn dọc biên giới Afghanistan-Pakistan, nơi đây Osama gặp được nhiều vị chỉ huy lực lượng kháng chiến chống Liên Xô (Mujahedeen) mà sau này trở thành những nhân vật quan trọng của Afghanistan như Rabbani, Sayyaf...

Trở về Saudi, anh vận động gây quỹ giúp kháng chiến Afghanistan với kết quả khả quan: một số tiền lớn và vật dụng được chuyển đến Pakistan giúp Mujahedeen. Kể từ đó. anh thường xuyên đi về giữa Pakistan và Á Rập Saudi.

Năm 1982, anh xâm nhập nội địa Afghanistan mang theo máy móc, dụng cụ, phẩm vật để trực tiếp giúp kháng chiến. Sự có mặt của anh nâng cao tinh thần kháng chiến quân.

Năm 1984, Osama thành lập Nhà Khách (Guest House) tại thành phố Peshawar thuộc Pakistan, nơi bí mật đón tiếp các tình nguyện quân đến từ khắp thế giới, là trạm liên lạc với lực lượng kháng chiến tại Afghanistan.

Theo các nguồn tin thì Osama được cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA giúp huấn luyện, thành lập tổ chức MAK (viết tắt của Maktab al-Khidimat) chuyên tuyển mộ quân tình nguyện và vận động tiếp viện từ khắp thế giới để chống Liên Xô. Nhiều nước Hồi Giáo hưởng ứng lời kêu gọi này để cùng với "người anh em Muslim Afghanistan" chiến đấu chống một chủ nghĩa thù nghịch với tôn giáo Islam là Cộng sản.

Năm 1986, Osama quyết định thành lập 2 căn cứ huấn luyện nằm sâu trong nội địa Afghanistan. Chỉ trong vòng 2 năm, đã có trên 6 căn cứ được thiết lập. Nhà Khách và trại huấn luyện của Osama đã quy tụ nhiều quân tình nguyện từ các nước Á Rập, trong số đó phải kể đến nhiều nhà quân sự giàu kinh nghiệm từ Syria, Ai cập... Sau đó, Osama thành lập lực lượng riêng do chính Osama chỉ huy và lãnh đạo. Trước đây, Osama chỉ tuyển mộ quân, huấn luyện rồi chuyển đến các lực lượng kháng chiến. Quân của Osama đụng độ vài lần với đội quân mà hầu hết là người Á Rập thuộc quyền chỉ huy của Liên Xô.

Năm 1988, Osama thành lập tổ chức "al-Qaeda" (tiếng Á Rập có nghĩa là "căn cứ"), bề ngoài mục đích lập hồ sơ theo dõi tình trạng các tình nguyện quân từ các nước khác. Gia đình họ rất lo âu cho số phận của họ mà Osama không biết phải giải quyết như thế nào. Nhưng mục đích quan trọng khác là yểm trợ lực lượng kháng chiến chống Liên Xô.

Sau khi Liên Xô rút quân, tổ chức này vẫn tiếp tục phát triển và trở thành một tổ chức có mục đích hỗ trợ thành hình các nước Hồi Giáo. Nó đã trở thành tổ chức khủng bố sau khi Hoa Kỳ tấn công Iraq và đóng quân tại Á Rập Sau di.


TRỞ VỀ SAUDI

Năm 1989, khi Liên Xô bắt đầu rút quân, Bin Laden trở về quê nhà như một anh hùng, nhưng sau này vì dự tính thành lập phong trào "thánh chiến" (Jihad) tại vùng Nam Yemen nên anh ta trở thành đối lập với nhà vua. Anh được phép xuất ngoại. Trong thời gian đó, Osama cũng đưa ra cảnh báo về một sự xâm chiếm gần kề của Saddam Hussen làm cho nhà vua tức giận vì đang có sự giao hảo tốt đẹp giữa Saudi và Iraq. Vài ngày trước khi Saddam xâm chiếm Kuwait Osama đã gửi thơ riêng đến hoàng gia tiên đoán về sự kiện này.

Ngay sau khi Saddam xâm lăng Kuwait, Osama lại gửi thư cho Hoàng Gia đề nghị kế hoạch bảo vệ Á Rập Saudi, đồng thời ngỏ ý tình nguyện huy động những người cựu kháng chiến Mujahedeen bảo vệ hoàng gia, nhưng nhà vua không mấy để ý.

Một biến cố khác làm thay đổi cuộc đời Osama lần thứ hai: Hoa Kỳ nhảy vào vòng chiến và đóng quân tại Saudi. Osama tức giận, vận động những nhà lãnh đạo Hồi Giáo ban hành giáo lệnh ("fatwah") thúc giục người Hồi Giáo cần được huấn luyện sẵn sàng cho một cuộc thánh chiến (jihad). Nhờ giáo lệnh này Osama tuyển mộ được trên 4000 lính tình nguyện đến thụ huấn tại các trại nằm trong Afghanistan. Trước những hoạt động này, chính phủ Saudia coi Osama là thành phần nguy hiểm nên ra lệnh kiểm soát chặt chẽ việc di chuyển của anh ta.


SỐNG LƯU VONG: AFGHANISTAN – SUDAN - AFGHANISTAN

Mặc dù bị chính phủ Saudi kiềm chế, tháng 4 năm 1991, nhờ sự giúp đỡ của một người anh em đang làm việc với chính quyền hoàng gia, Osama đã rời Saudi đến Afghanistan, nơi đây Osama chứng kiến cảnh quân đội Liên Xô hoàn tất cuộc rút quân, đồng thời lại đau lòng trước cảnh những người anh em Hồi Giáo trong Mujahedeen tranh giành ảnh hưởng, chém giết lẫn nhau. Cùng lúc đó, chính quyền Saudi ra lệnh bắt cóc (hoặc ám sát Osama nếu cần), nhưng anh ta thoát nạn nhờ tin tức tiết lộ cho anh ta biết.

Cuối 1991, Osama bí mật rời Afghanistan sang cư ngụ tại Sudan, một nước theo Hồi Giáo. Chính phủ này cho phép những người Hồi nhập cư mà không cần giấy nhập cảnh, nhờ thế, rất đông thành phần khủng bố đến trú ẩn. Tại đây, Osama hoạt động doanh thương đồng thời bí mật huấn luỵện các nhóm khủng bố. Cuộc đời hoạt động khủng bố của Osama bắt đầu từ đây.

Osama đã bị nghi có dính líu đến những cuộc khủng bố trên thế giới (xem phần "Hoạt Động Khủng Bố" phía dưới).

Năm 1996, do áp lực của quốc tế, chính phủ Sudan trục xuất Bin Laden. Một chuyến phi cơ quân sự chở Osama cùng 150 quân khủng bố và dụng cụ từ Sudan đến Afghanistan, nơi mà lực lượng Taliban đang lớn dần. Nhờ sự giúp đỡ của Osama về tài chánh, huấn luyện, lực lượng Taliban cuối cùng kiểm soát 90 % đất đai và nắm quyền cai trị Afghanistan.

Một chi tiết khá đặc biệt là ông Mullah Mohammad Omar, lãnh tụ Taliban đã lấy con gái của Osama bin Laden.


HOẠT ĐỘNG KHỦNG BỐ

Năm 1992, Bin Laden và những thành viên Al-Qaeda đã có những quyết định nội bộ: (1)

Các nhóm khủng bố khác nhau nên bỏ đi những dị biệt để cùng hợp lực chống kẻ thù chung là Hoa kỳ và đồng minh. (2) Tấn công các lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh đóng tại vùng vịnh, Á Rập Saudi, Yemen, Somalia...

Tháng 12 cùng năm, vụ nổ bom tại các khách sạn ở Aden, Yemen lực lượng Hoa Kỳ trợ giúp nhân đạo trú ngụ trên đường đi Somalia, gây tử thương nhiều du khách. Tình báo Hoa Kỳ sau khi điều tra từ những tên khủng bố bị bắt gốc Yemen cho thấy Bin Laden có liên hệ với cuộc khủng bố này (New York Times 21/8/98).

Cũng theo tình báo Hoa Kỳ, Bin Laden hợp tác với chính phủ Sudan tìm cách chế tạo bom nguyên tử và bom hóa học sử dùng vào việc khủng bố.

Tháng 2 năm 1993, tòa nhà Trung Tâm Mậu Dịch thế giới ở New York bị đặt bom. Đến tháng 3 năm 1994, Ramzi Yousef, một nghi can bị tình nghi đặt bom đã bị bắt tại Pakistan, đã có nhiều liên hệ đến Bin Laden. Chính phủ Hoa Kỳ đã ra lệnh truy nã Osama.

Tháng 10 năm 1993, 18 binh sĩ Hoa Kỳ bị giết tại Mogadishu, Somalia trong cuộc hành quân do Liên Hiệp Quốc chỉ huy chống nhà độc tài Mohammed Farah Aidid. Các cơ quan an ninh Hoa Kỳ đã bất đồng ý kiến về việc Bin Laden có liên hệ đến cuộc tấn công tại Somalia này hay không. Sau này, tin tức cho thấy chính Bin Laden đã tài trợ cho 3 trại tại miền Bắc Sudan nhằm huấn luyện khủng bố cho nhiều thành viên của trên 10 nước trên thế giới kể cả Somalia. (New York Times, 8/14/96).

Trước những sự kiện này, chính phủ Saudi chính thức thu hồi quốc tịch của Bin Laden, phong tỏa các trương mục ngân hàng với lý do Osama tài trợ các lực lượng Hồi Giáo cực đoan.

Năm 1995, cũng theo tình báo Hoa Kỳ, Bin Laden tiếp tục tài trợ cho các trại huấn luyện khủng bố tại biên giới Yemen (Washington Post 8/23/98)

Ngoài ra, Cơ quan CIA còn cho biết Bin Laden liên quan đến vụ ám sát hụt Tổng Thống Ai Cập tháng 6, 1995.

Tháng 8/1995, Bin Laden viết thơ cho vua Fah của Á Rập Saudi đề nghị tổ chức du kích đánh đuổi Hoa Kỳ ra khỏi nước này.

Tháng 11/1995, 5 quân nhân Hoa Kỳ và 2 lính Ấn Độ tử thương khi một xe chứa bom đâm vào trung tâm huấn luyện vệ binh tại Ridyah. Bin Laden chối không dính vào vụ này nhưng lại lên tiếng ca ngợi. (Washington Post 8/23/98)

Năm 1996, 4 người Saudi bị kết án vì đặt bom tại Ridyah trước khi bị hành quyết đã thú tội là họ làm theo lệnh của Bin Laden. Tổng thống Clinton ra lệnh CIA phá các mạng lưới khủng bố của Bin Laden với bất cứ giá nào.

Tháng 6/1996 một xe vận tải chở đầy bom đâm vào khu cư trú của quân nhân Hoa Kỳ tại Dhahran, giết 19 binh sĩ. Hoa Kỳ cho biết Bin Laden đã liên hệ dến vụ nổ.


TUYÊN CHIẾN VỚI HOA KỲ

Tháng 8/1996, Osama Bin Laden đưa ra lời kêu gọi "thánh chiến" bằng những hành động khủng bố chống lại phương Tây, nhất là Hoa Kỳ và đồng minh. Lời kêu gọi có đoạn:

"Chúng tôi, với sự trợ giúp của thượng đế, kêu gọi tất cả những người Hồi Giáo tin vào Thượng Đế và muốn được Thượng Đế thưởng công hãy tìm giết người Mỹ, hãy cướp tiền bạc của họ bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào" (Washington Post 8/23/98).


Bin Laden đã nhiều lần công khai thuyên chiến với Hoa Kỳ và hăm dọa sẽ tiếp tục khủng bố nếu Hoa Kỳ không rút khỏi Saudia.

Tháng 7 năm 1998, tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Kenya và Tanzania bị nổ bom làm thiệt mạng hàng trăm người, bị thương trên 4 ngàn người. Mohamed Rahsed Daoud Al 'Owali, một đồng bọn ngồi trên chiếc xe Toyota chở bom, sống sót và bị bắt sau vụ khủng bố đã thú nhận là anh ta được huấn luyện khủng bố từ năm 1996 tại Afghanistan và nhận lệnh của Osama bin Laden.

Trong cuộc phỏng vấn do tạp chí Times thực hiện ngày 22 tháng 12 năm 1998 hỏi anh ta có trách nhiệm gì về các vụ khủng bố, Bin Laden tuyên bố như sau:

"Nhờ ơn Chúa, Mặt Trận Thánh Chiến Quốc Tế Hồi Giáo đã đưa ra một thông điệp rõ ràng kêu gọi các nước Hồi Giáo tổ chức thánh chiến giải phóng thánh địa [ý nói Jerusalem và vùng đất của Palestin: (ghi chú của tác giả)]. Thế giới của Mohammed đã nghe theo tiếng gọi này. Nếu sự thúc giục thánh chiến chống Do Thái và Hoa Kỳ.... được coi là một tội ác, thì hãy để lịch sử quy kết chính tôi là một tội nhân. Nhiệm vụ của chúng tôi là chủ mưu và, nhờ ơn Chúa, chúng tôi đã làm như vậy. Và nhiều người đã nghe theo chúng tôi".

Tháng 12, 1999, một bộ phận của Al Qaeda đã bị bắt tại biên giới Canada Hoa Kỳ trong lúc di chuyển một xe chứa đầy chất nổ dự tính cho nổ phi trường Los Angeles nhân ngày tân niên 2000. Bọn này đã thú nhận được huấn luyện tại các trại ở Afghanistan và được lệnh đi giết người Hoa Kỳ dân sự lẫn quân sự.

Ngày 3 tháng 1, 2000, một toán Al Qaeda dự định tấn công một chiến hạm của Hoa Kỳ bằng ghe chứa đầy chất nổ, nhưng cuộc âm mưu bất thành vì chiếc ghe bị đắm bất ngờ.

Ngày 12 tháng 10 năm 2000, chiến hạm USS Cole bị tấn công bằng một ghe chở đầy chất nổ làm thủng một lỗ lớn bên sườn tàu gây thiệt mạng 17 quân nhân, bị thương 40. Cuộc điều tra cho biết những kẻ thực hiện khủng bố (người Yemen và Saudi) đã được huấn luyện tại các trại của Bin Laden tại Afghanistan. Những người này cũng đã can dự vào cuộc tấn công các tòa dại sứ Mỹ tại Phi Châu trước đây.

Trước khi cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9 bùng nổ, nhiều phim video được phổ biến tại Trung Đông và các quốc gia Hồi Giáo trong đó Osama bin Laden kêu gọi người Hồi Giáo hãy mạnh dạn tấn công Hoa Kỳ và Do Thái. Những loại video này cũng từng được phổ biến tương tự trước cuộc tấn công vào đại sứ Mỹ tại Đông Phi.

Sau cuộc khủng bố, đã có thêm nhiều bằng chứng chứng minh Bin Laden đã trực tiếp can dự vào các cuộc khủng bố trên thế giới, nhất là tại Hoa Kỳ ngày 11 tháng 9. Hoa kỳ đã chính thức yêu cầu chính phủ Taliban giao nạp Bin Laden, nhưng Taliban từ chối. Họ cho biết Bin Laden chỉ bị tòa án Hồi Giáo xét xử mà thôi. Ngày 7 tháng 10, Hoa Kỳ đã mở cuộc tấn công vào Afghanistan nhằm triệt hạ nguồn gốc khủng bố do Osama Bin Laden chủ mưu. Cuộc chiến vẫn còn đang tiếp diễn.

Ngày 11 tháng 10, năm 2001, tờ Washington Post đưa tin Bin Laden hoàn toàn kiểm soát chính quyền Taliban qua các khoản tài chánh, huấn luyện khủng bố cung cấp cho chính quyền này. Cũng theo Washington Post, bin Laden đã yểm trợ 100 triệu Mỹ Kim quân sự cho lực lượng Taliban trong suốt 5 năm qua. Các khoản tiền này xuất xứ từ các dịch vụ buôn bán phi pháp như buôn lậu ma túy, các dịch vụ kinh tài của các công ty thuộc hệ thống khủng bố al-Qaeda, và do một số quốc gia Hồi Giáo cung cấp, được chuyển qua hệ thống ngân hàng và các phương thức chuyển khoản khác.


TỔ CHỨC AL-QAEDA

Như đã trình bày ở trên, năm 1988, Osama bin Laden thành lập tổ chức "al-Qa'eda" (tiếng Á Rập có nghĩa là "căn cứ"). Lúc đầu mục đích của tổ chức này là giúp đỡ cuộc kháng chiến chống Liên Xô tại Afghanistan. Sau khi Liên Xô rút quân, tổ chức này vẫn tiếp tục phát triển nhằm hỗ trợ thành lập các chính phủ hoàn toàn Hồi Giáo, nhất là tại vùng Trung Cận Đông. Tổ chức này được Osama bin Laden trực tiếp điều hành. Các tình nguyện quân dược huấn luyện tại một số trại nằm rải rác trong Afghanistan thuộc quyền của Osama bin Laden.

Khi Hoa Kỳ tấn công Iraq, tổ chức này đã chính thức tuyên chiến với Mỹ và đồng minh. Các thành viên của Al Qaeda sẽ tìm giết và cướp tài sản của người Mỹ bất cứ ở đâu (lời kêu gọi thánh chiến).

Thành viên của tổ chức Al Qaeda là những người theo Hồi Giáo cực đoan đến từ nhiều nơi trên thế giới. Họ nghe theo lời kêu gọi của Osama, được cấp phương tiện đến Afghanistan thụ huấn khủng bố. Những người lãnh đạo tổ chức đa số là thành phần cựu kháng chiến Mujahedeen trước đây.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chống tổ chức này, kể cả những quốc gia theo Hồi Giáo. Gần đây, sau khi Osama kêu gọi cuộc "thánh chiến" giữa Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo, hai tôn giáo lớn nhất trên thế giới hiện nay, Tổng Thư Ký của Tổ chức các nước Hồi Giáo chính thức bác bỏ, cho rằng Osama chỉ hành động cho cá nhân anh ta mà không liên hệ gì đến Hồi Giáo.


Những nhà nghiên cứu về Bin Laden cho biết anh ta chẳng hề dạy giáo lý Hồi Giáo, mà nội dung các bài nói chuyện đều bao gồm:

  • Bài Do Thái, cho rằng đất mà Do Thái đang ở là thánh địa của Palestin.

  • Chống Hoa Kỳ và đồng minh, chống Tây Phương. Kỳ thị tôn giáo.

  • Không phân biệt thường dân hay quân sự. (Osama tuyên bố: "Kẻ thù của chúng tôi là người Mỹ, bao gồm những ai chống chúng tôi và cả những ai đóng thuế".)

  • Đất đai vùng bán đảo Á Rập phải thuộc về Hồi Giáo.

Những bài giảng, bài nói chuyện của anh ta chứa đầy sự giết chóc căm thù, trái ngược với kinh Coran của Hồi Giáo.

***

Nói tóm lại, cuộc đời của Osama bin Laden đã chịu ảnh hưởng bởi suy nghĩ mù quáng, cực đoan, hoang tưởng về một thời đại thống trị của Hồi Giáo như cách đây trên 15 thế kỷ, bất chấp những tiến bộ của thế giới, bất chấp sự thay đổi của loài người, sự đi lên của nền văn minh nhân loại.

Một hoang tưởng nguy hiểm khác là ước mơ làm một lãnh tụ toàn thế giới, dẫn đạo thế giới đi theo con đường suy nghĩ của anh ta, nghĩ rằng anh ta sẽ chỉ huy được toàn thế giới Hồi Giáo bằng cách tạo nên những khích bác tôn giáo, chủng tộc..., Anh cố tình quên đi thế giới ngày nay là thế giới liên lập, tất cả đều thay đổi do sự tác động lẫn nhau, kể cả các tôn giáo.

Ngoài ra, với một mạng lưới khủng bố còn lỏng lẻo, rất nhiều sơ hở, lại được trải rộng trên toàn thế giới muôn hình vạn trạng, với nguồn tài chánh giới hạn, vậy mà anh ta đã dám tuyên chiến với cả một nền văn minh hiện đại của nhân loại.

Số phận của Osama bin Laden và tổ chức Al Qaeda sẽ tùy thuộc vào sự khôn ngoan và quyết tâm của lực lượng đồng minh, tương tự như trong các cuộc thế chiến trước đây, và cuộc chiến tranh lạnh gần đây nhất, cuối cùng kẻ ác vẫn phải đền tội, trả lại sự thanh bình cho loài người văn minh tiến bộ.


BS Hoàng Độ

---------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO


- PBS online, www.pbs.org: Frontline Bin Laden Hunting; Who is Bin Laden (Biography; Chronology)

- Encyclopedia of Britannica 2001 (On line Edition): Taliban – Afghanistan – Islam.

- Stratfor Intelligence Strategy: The Intelligence War, By George Friedman (09/17/01); Air Power and the Taliban (10/18/01); Opposition Leader's Death a Blow to U.S. Strategy (10/26/01)...

- New York Times: Pakistani Intelligence Had Links to Al Quaeda, U.S. Officials Say - Oct. 29, 2001.

- Evidence Presented to the British Parliament, 4th October 2001 (Text of a report from the British government on the evidence against Osama Bin Laden regarding the terrorist attacks on Tuesday, Sept. 11).

- Los Angeles Times: Osama Bin Laden: Profile of a Terrorist.

- Bin Laden: The Man Who Declared War On America (Bodansky, 1999)

- On Trail of The Real Osama bin Laden (Los Angeles Times Sept. 15, 2001)




Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


2011/05/03

Biên bản buổi họp 29 tháng 4 của TT Ford về công tác di tản

Biên bản buổi họp 29 tháng 4 của TT Ford về công tác di tản

 

Vũ Quí Hạo Nhiên

 

LGT. Bài này được đăng lần đầu trên tuần báo Viet Tide làm 2 kỳ vào tháng 2, 2009.

Ðây là bản dịch tài liệu mật của tòa Bạch Ốc đã được giải mật, một biên bản từng lời nói trong cuộc họp Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ.

Tài liệu được đóng dấu Tối Mật ("Top Secret"), đề ngày 28 tháng 4, 1974, và được bạch hóa vào tháng 2, 1995. Sau khi được bạch hóa, hồ sơ này lưu trữ tại Thư Viện Tổng Thống Gerald R. Ford tọa lạc tại Ann Arbor, Michigan, trong khuôn viên đại học University of Michigan.

Ðây là một hồ sơ quý giá phản ánh những quyết định của các nhân vật cao cấp nhất Hoa Kỳ: Tổng Thống Ford, Ngoại Trưởng Kissinger, Bộ Trưởng Quốc Phòng Schlesinger, Tổng Tham Mưu Trưởng Brown, v.v...

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là đây chỉ là một trong nhiều cuộc họp chung, họp riêng, điện đàm, v.v... của những nhân vật này liên quan tới sự kiện ngày 30 tháng 4. Một buổi họp cần được hiểu trong bối cảnh lịch sử của nó, trong đó phải kể tới những cuộc họp khác trước đó.

Riêng buổi họp được dịch ra ở đây diễn ra vào tối ngày 28 tháng 4 giờ Washington DC, tức sáng ngày 29 tháng 4 giờ Sài Gòn. Chủ đề chính và gần như duy nhất của buổi họp là làm sao hoàn tất công tác di tản người ra khỏi Việt Nam.

Trong bản dịch này, những lời trong dấu ngoặc vuông [...]là chú thích thêm của dịch giả.

Cũng nằm trong bài này là phụ lục nguyên văn bức điện do Ngoại Trưởng Kissinger gởi cho Ðại Sứ Graham Martin.

 

***

 

Biên bản buổi họp Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ tối 28 tháng 4, 1975

 

Hiện diện:

Tổng Thống Ford

Phó Tổng Thống Rockefeller

Ngoại Trưởng Kissinger

Bộ Trưởng Quốc Phòng Schlesinger

Tổng tham mưu trưởng, Tướng George S. Brown

Giám Ðốc Tình Báo Trung Ương William Colby

Thứ Trưởng Ngoại Giao Robert Ingersoll

Thứ Trưởng Quốc Phòng William Clements

Trung Tướng Brent Scowcroft, phó cố vấn An Ninh Quốc Gia

W. R. Smyser, nhân viên, Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia

 

TỔNG THỐNG: Hồi chiều Brent Scowcroft có báo cáo có hai quân nhân Thủy Quân Lục Chiến bị thiệt mạng, nên tôi cho rằng chúng ta cần triệu tập buổi họp Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia để bàn về tình hình tại Sài Gòn.

Buổi họp Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia ngày 28 tháng 4 trong phòng Roosevelt tòa Bạch Ốc. Từ trái, theo chiều kim đồng hồ, là: William Colby, giám đốc CIA; Robert S. Ingersoll, thứ trưởng Ngoại Giao; Henry Kissinger, ngoại trưởng; Tổng Thống Ford; James Schlesinger, bộ trưởng Quốc Phòng; William Clements, thứ trưởng Quốc Phòng; Phó Tổng Thống Nelson Rockefeller; Ðại Tướng George S. Brown, tổng tham mưu trưởng; và phía góc dưới là Trung Tướng Brent Scowcroft, phó cố vấn An Ninh Quốc Gia. Hình được lưu trữ tại Thư Viện Tổng Thống Ford tại Ann Arbor, Michigan.

Ai có thể cập nhật tình hình được?

COLBY: Tôi xin phép cập nhật.

Mới đây nhất phía Việt Cộng bác bỏ đề nghị ngưng bắn của [Tổng Thống Dương Văn] Minh. Bây giờ họ đòi thêm một điều kiện thứ ba nữa, là phải giải tán quân lực miền Nam Việt Nam. Biên Hòa đang thất thủ. Việt Cộng đã cắt lối đi về đồng bằng sông Cửu Long và đang tiến về Vũng Tàu.

Tình hình rất nguy hiểm. Phía Bắc Việt đang mang pháo binh vào tầm bắn tới phi trường Tân Sơn Nhứt. Hồi 4 giờ sáng họ bắn một loạt hỏa tiễn vào Tân Sơn Nhứt. Ðó chính là cái giết hai người Thủy quân lục chiến. Sau loạt hỏa tiễn là tới trọng pháo 130mm. Một số pháo này rớt trúng phía Mỹ chứ không phải chỉ phía Việt Nam như đêm qua.

Có 3 chiếc máy bay bị bắn hạ. Ðều là của Việt Nam. Một chiếc C-119, một chiếc A-1, và một chiếc trực thăng A-37. Chiếc đó [A-37] bị hỏa tiễn SA-7 bắn. Sự hiện diện của hỏa tiễn này làm độ rủi ro tăng rất nhiều.

[SA-7 là tên do NATO đặt cho một loại hỏa tiễn phòng không của Liên Xô, bắn bằng súng vác vai. Liên Xô gọi hỏa tiễn này là Strela-2. Cộng sản Việt Nam gọi hỏa tiễn này là A-72.]

TỔNG THỐNG: Hỏa tiễn với hỏa lực kia ngưng chưa.

COLBY: Chưa. Vẫn còn tiếp diễn.

SCHLESINGER: Tin mới nhất là có trọng pháo bắn vào phi trường. Chúng tôi dự định đưa một loạt C-130 vào để bốc cơ quan DAO (Defense Attache Office - [Phòng Tùy Viên Quân Sự, là cơ quan thay thế MACV sau hiệp định Paris]). Họ hy vọng đáp xuống được, nhưng trạm không lưu tại chỗ nếu thấy không nên đáp thì có thể ngăn không cho. Bộ Binh Bắc Việt đang ở cách Tân Sơn Nhứt 1 km và vẫn đang tiến tới.

Trước buổi họp Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia ngày 28 tháng 4, Tổng Thống Ford họp riêng với Phó Tổng Thống Nelson Rockefeller và Ngoại Trưởng Henry Kissinger trong phòng bầu dục để bàn về việc di tản người ra khỏi Sài Gòn. Hình được lưu trữ tại Thư Viện Tổng Thống Ford tại Ann Arbor, Michigan.

COLBY: Lực lượng này vào cỡ trung đội, khoảng một hay hai trung đội.

TỔNG THỐNG: Chúng ta không nên dựa quyết định của mình vào hai trung đội. Cỡ là bao nhiêu quân?

SCHLESINGER: Khoảng 100.

TỔNG THỐNG: Lần cuối cùng các ông được báo là đang có pháo kích là lúc nào?

SCHLESINGER: Mới khoảng 30 phút đây.

TỔNG THỐNG: Tình trạng phi đạo ra sao?

SCHLESINGER: Còn đáp được.

TỔNG THỐNG: Hiện giờ có máy bay C-130 nào đang trên mặt đất tại đó không?

SCHLESINGER: Chỉ có một chiếc thôi, mà bị trúng đạn rồi. Chúng tôi đang nạp vũ khí và bom vào máy bay ở Thái Lan. Máy bay của chúng ta đang bay và sẵn sàng để yểm trợ, nhưng hiện giờ thì đang ở ngoài khơi.

TỔNG THỐNG: Bom đó bom nào, có phải loại bom thông minh không? 

BROWN: Bom sắt bình thường. Những máy bay này không mang bom thông minh được trừ phi có lắp thêm thiết bị đặc biệt.

TỔNG THỐNG: Hiện có bao nhiêu người của DAO đang chờ ở phi trường?

SCHLESINGER: Khoảng 400, kể cả nhân viên hợp đồng.

TỔNG THỐNG: Nếu mấy chiếc C-130 có thể đáp được, nên cho chúng đáp xuống. Mình có bao nhiêu chiếc?

BROWN: Chúng tôi dự định bay 70 chuyến, với 35 máy bay mỗi chiếc bay hai chuyến.

TỔNG THỐNG: Ai sẽ quyết định có cho máy bay vào hay không?

BROWN: Người không lưu tại chỗ, ở Tân Sơn Nhứt.

TỔNG THỐNG: Nếu cuộc tấn công này tiếp diễn thì anh đó có cho máy bay vào không?

BROWN: Nếu là trọng pháo thì anh ta sẽ xua đi, còn nếu là hỏa tiễn thì anh ta sẽ cho vào.

Hôm qua anh ấy có nhận được tin tình báo rằng một đơn vị pháo binh dự định bắn vào hai mục tiêu. Bây giờ thì chúng đã bắn trúng hai mục tiêu đó rồi. Một bãi đậu máy bay và một sân vận động đang dùng để chuyển tiếp.

TỔNG THỐNG: Chuyển tiếp người Việt Nam?

BROWN: Vâng.

KISSINGER: Pháo đó là hỏa tiễn hay trọng pháo?

SCHLESINGER: Không biết chắc.

BROWN: Ðiều làm tôi lo lắng hơn cả trọng pháo và báo cáo cho biết có máy bay bị SA-7 bắn hạ. Trực thăng với máy bay không có cách nào phòng vệ chống SA-7 cả. Chỉ có một cách là đánh lạc hướng bằng cách thả mồi bẫy nhiệt, nhưng mà tôi không biết là máy bay chúng ta đang dùng có khả năng làm chuyện đó không. Tất nhiên, chúng tôi sẽ phải thực hiện nhiệm vụ, nhưng nếu độ rủi ro quá cao, chúng ta có thể sẽ phải ngưng cuộc bốc người.

TỔNG THỐNG: Rủi ro có cao quá hay không thì phải do người có mặt tại chỗ đánh giá. Tự chúng ta không đánh giá được. Vậy có nghĩa là chúng ta phải nhanh chóng bốc người của DAO ra cũng như của Ðại Sứ Quán. Ðó là một cách.

Nếu họ [máy bay C-130] đáp được, họ nên tiếp tục như trước. Nhưng nếu họ thấy quá nguy hiểm thì hai chiếc C-130 cuối cùng sẽ phải đưa DAO ra.

Tôi cho rằng chúng ta sẽ tiếp tục nếu nhân sự tại chỗ cho là điều kiện vẫn cho phép, nhưng nếu chỉ còn bay được 2 chuyến C-130 nữa thôi thì 2 chuyến này sẽ phải bốc người của DAO chứ không phải người Việt Nam.

KISSINGER: Tôi có nói chuyện với [Ðại sứ] Graham Martin rồi. Tôi thấy đằng nào thì DAO cũng phải bay ra. Tôi cũng nghĩ là Ðại Sứ Quán cần phải mỏng bớt đi. Nếu đến nước chúng ta phải oanh tạc hỗ trợ [cuộc di tản], chúng ta phải rút người Mỹ ra. Nếu không, sẽ quá nguy hiểm.

Bức điện do Ngoại Trưởng kiêm Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Kissinger gởi Ðại Sứ Graham Martin ra lệnh di tản.

SCHLESINGER: Hiện giờ chúng ta không có thẩm quyền oanh tạc hỗ trợ. Chúng ta chỉ có quyền bay trực thăng bốc người thôi.

TỔNG THỐNG: Nếu mình chờ cho đến lúc họ bắn rồi mới bắn trả thì thế nào cũng mất vài chiếc trực thăng vì đạn SA-7.

SCHLESINGER: Vũ khí đó khó chống lại lắm.

BROWN: Mình không làm gì được nó [hỏa tiễn SA-7] cả.

TỔNG THỐNG: Ta có thể có khu trục cơ bảo vệ trên không được không?

BROWN: Bất cứ lúc nào tổng thống muốn. Chúng tôi có sẵn cả máy bay tiếp nhiên liệu nữa.

TỔNG THỐNG: Mình cũng nên có máy bay bảo vệ trên không cho mấy chuyến C-130 chứ?

BROWN: Ðiều đó mình làm được, như Jim Schlesinger hồi nãy nói. Khu trục cơ và phi cơ tiếp nhiên liệu đều sẵn sàng rồi.

TỔNG THỐNG: Bao lâu nữa thì mình có thể đưa khu trục cơ vào được?

SCHLESINGER: Có hai vấn đề ở đây. Trước hết, nếu đến mức ta cần phải có khu trục cơ yểm trợ, thì mình đã phải rút hết ra rồi.

KISSINGER: Tôi cho là nếu họ thấy có khu trục cơ bảo vệ, sẽ có lợi cho chúng ta.

TỔNG THỐNG: Nếu ta có khu trục cơ bay bảo vệ nhưng không dùng [ý nói chỉ bay chứ không oanh tạc], họ vẫn sẽ có radar để thấy ta có mặt.

BROWN: Phía pháo binh không có [ý nói không có radar]. Các đơn vị bắn SA-7 cũng không.

Tôi cho rằng chúng ta không nên đưa khu trục cơ vào cho tới khi chúng ta sẵn sàng sử dụng chúng. Mức hiểm nguy tới mức là khu trục cơ chỉ nên dùng có mục tiêu, chứ không phải chỉ bay cho radar nhìn thấy.

SCHLESINGER: Cũng có thể họ chỉ mới bắn để cho mình đau thôi, mình đưa khu trục cơ vào coi chừng họ lại đánh mạnh hơn.

KISSINGER: Cũng có thể có ảnh hưởng ngược lại. Ngay cả nếu như các đơn vị tại chỗ không thấy máy bay của ta trên radar, bộ chỉ huy cao cấp ở Hà Nội thế nào cũng biết rất nhanh. Tôi không cho rằng họ sẽ tấn công mạnh hơn.

SCHLESINGER: Lệnh tấn công có thể đã có sẵn rồi.

BROWN: Tôi cho là đối phương đã quyết định đánh hết mức rồi. Hồi nãy có nhắc tới vài trung đội; phía sau còn nhiều nữa. Họ đến bằng cùng lối đi như hồi Tết [Mậu Thân]. Họ đang chuẩn bị một trận huyết chiến Tân Sơn Nhứt.

TỔNG THỐNG: Nếu chúng ta quyết định cho khu trục cơ bảo vệ, chúng ta sẽ phải di tản cả Sài Gòn chứ không chỉ có Tân Sơn Nhứt. Bao lâu nữa thì mình biết C-130 có đáp được không?

BROWN: Nội trong một giờ. Chúng tôi có đường dây trực tiếp đến Graham Martin.

KISSINGER: Tôi thấy chúng ta có ba điều cần quyết định:

- Trước hết, tiếp tục [di tản người] trong bao lâu, và C-130 có nên chỉ bốc người Mỹ hay bốc luôn cả người Việt. Dù gì đi nữa thì chắc chắn là hôm nay là ngày cuối cùng để dùng phi cơ. [Nguyên văn: "fixed wing" tức phi cơ có cánh bất động, để phân biệt với trực thăng.]

- Thứ nhì, tổng thống có muốn khu trục cơ bay bảo vệ trên bầu trời Tân Sơn Nhứt hay bất cứ chỗ nào khác chúng ta dùng để bốc người di tản.

- Thứ ba, có nên ra lệnh dùng hỏa lực yểm trợ không. Trong vấn đề này, tôi đồng ý với Jim [Schlesinger] là chỉ nên dùng khi di tản người Mỹ mà thôi.

Mối lo của tôi là chuyện cân bằng chuyện gây cho đối phương đánh hết mức khi họ chưa quyết định như vậy. Tôi cho rằng nếu họ thấy không quân Mỹ yểm trợ ảnh hưởng sẽ tốt.

SCHLESINGER: Tôi thấy chúng ta vẫn có thể vào cuộc với ít quân cụ hơn.

CLEMENTS: Nếu tổng thống quyết định ngày hôm nay là ngày cuối cùng để di tản người dân sự, chúng tôi có thể tiến hành theo hướng đó.

TỔNG THỐNG: Tôi cho là vậy. Hôm nay là ngày cuối cùng để di tản người Việt Nam.

KISSINGER: Vậy thì DAO cũng phải ra chung với họ.

BROWN: Trở lại chuyện đối phương có nhìn thấy không quân yểm trợ không: Chúng tôi đang bay phi cơ CAP của Hải Quân bên trên máy bay yểm trợ và Gayler [đô đốc, tư lệnh Thái Bình Dương] đã ra lệnh cho họ phá sóng radar của hỏa tiễn SA-2.

TỔNG THỐNG: Mình phá sóng SA-7 được không?

BROWN: No. Hỏa tiễn đó tầm nhiệt.

SCOWCROFT: Chúng tôi vừa nhận được báo cáo cho biết phi trường vẫn tiếp tục bị pháo. Hai trung đội Bắc Việt vẫn đứng tại nghĩa trang gần Tân Sơn Nhứt. Chiếc C-119 bị bắn là ở phía trên phi trường, chiếc kia bị bắn chỗ khác. Chúng tôi cũng được biết là C-130 vẫn đang trên đường đến nhưng không đáp xuống.

SCHLESINGER: Phía Bắc Việt có 4,000 đặc công ở Sài Gòn. Họ sẽ tấn công tòa đại sứ nếu phía chúng ta nổ súng.

KISSINGER: Tôi cho là, nếu ta mà bắn thì sẽ phải rút toàn bộ Ðại Sứ Quán đi. Chúng ta có thể nghĩ tới chuyện để lại một nhóm hạt nhân những người tình nguyện, nhưng tôi thì sẽ rút hết mọi người ra. Phía Bắc Việt có ý định hạ nhục chúng ta và nếu chúng ta để người lại thì không khôn chút nào.

TỔNG THỐNG: Tôi đồng ý. Mọi người sẽ phải đi cả.

Tới bây giờ chúng ta đã quyết định hai điều:

- Trước hết, hôm nay là ngày cuối cùng để di tản người Việt Nam.

- Thứ nhì, nếu chúng ta nổ súng, người của ta đều đi cả.

TỔNG THỐNG: Chúng ta đã sẵn sàng việc bốc người bằng trực thăng chưa?

BROWN: Rồi. Nếu Tổng thống hay Ðại Sứ Martin yêu cầu, chúng tôi có thể đưa trực thăng đến nội trong một giờ.

KISSINGER: Tôi tóm tắt lại lệnh của tổng thống là người Việt phải được đưa ra hôm nay, còn DAO và hầu hết Ðại Sứ Quán nên đi ra cùng với các chuyến phi cơ.

TỔNG THỐNG: Tôi muốn họ [DAO và Ðại Sứ Quán] nên được đưa ra dần từng đợt.

KISSINGER: Chúng ta nên để lại một nhóm nhỏ nhân viên ở Ðại Sứ Quán. Nếu cần tới hỏa lực yểm trợ, chúng ta sẽ tiến đến việc giải tán toàn bộ người Mỹ. Nếu chúng ta phải rút ra, ưu tiên sẽ là rút người Mỹ.

SCHLESINGER: Chúng ta nên rút người trong Ðại Sứ Quán ra hôm nay.

KISSINGER: Vâng. Chúng ta không nên để lộ ra chuyện hôm nay là ngày cuối cùng giải tán dân sự.

PHÓ TỔNG THỐNG: Báo chí biết vụ hai quân nhân Thủy Quân Lục Chiến bị chết chưa?

SCHLESINGER: Họ biết rồi. Chúng ta sẽ chờ xem bốn tư lệnh binh chủng [Bộ Binh, Hải Quân, Không Quân, Thủy Quân Lục Chiến] phản ứng ra sao.

BROWN: Ông bộ trưởng có nói là người Mỹ phải được ưu tiên nếu chúng ta ngưng cuộc bốc người, nhưng chúng ta không biết được điều này. Chúng ta đâu có thể biết trước được chuyến bay nào là chuyến cuối cùng.

SCHLESINGER: Chúng ta nên ngầm cho họ quyền ưu tiên.

TỔNG THỐNG: Chúng ta sẽ để cho Tướng Smith đưa dần dần người Mỹ vào cuộc di tản.

[Thiếu Tướng Homer D. Smith trong chức vụ tùy viên quân sự là chỉ huy trưởng cuối cùng quân đội Mỹ tại Việt Nam.]

KISSINGER: Nếu người Mỹ đi lên chuyến bay đầu tiên, tình hình sẽ không kiểm soát được. Chúng ta phải giãn người ra. Nhóm cần ở lại tới sau cùng là nhóm lo việc di tản người Việt Nam. Những người khác cần phải đi hết.

TỔNG THỐNG: Mình cần pha trộn vào từ từ. Chúng ta không muốn để quá nhiều người ở khúc cuối.

BROWN: Tôi không muốn thấy đám đông người Mỹ đứng ngẩn ngơ chờ chuyến bay cuối cùng.

SCHLESINGER: Henry à, có một vấn đề chúng ta cần tính tới. Khi tới cuối ngày và người ta biết là đã hết di tản, điều đó có gây hoảng loạn trong tòa Ðại Sứ không?

KISSINGER: Tôi cho là, với chính quyền mới lên nắm quyền, chúng ta cũng hết bổn phận.

Dù không có vụ pháo kích, chúng ta vẫn có thể sẽ phải thấy sự thay đổi của chính phủ Minh từ một chính phủ thân Mỹ qua trung lập rồi qua chống Mỹ. Ðiều này có thể xảy ra nội trong một tuần.

Ðể trả lời câu hỏi của anh, có thể có hoảng loạn. Cũng có thể khiến cho chính quyền quay sang chống lại chúng ta. Nhưng với 150 người thì tình hình kiểm soát được.

TỔNG THỐNG: Chúng [ý nói phi cơ] chỉ cách có 1 tiếng đồng hồ. Ngay là cuối ngày nếu tình hình trở nên xấu hơn, chúng ta vẫn còn đi kịp.

BROWN: Chúng ta chỉ cách có 25 phút, tính từ thuyền vào tòa đại sứ. Chúng tôi có thể đi ngay nếu có lệnh của tổng thống hoặc Graham Martin.

SCHLESINGER: Cũng có nguy cơ bị tấn công ban đêm.

KISSINGER: Tôi cho rằng tòa Ðại Sứ không có nguy cơ bị tấn công một cách có quy củ như bên DAO.

Tôi cho rằng nội trong ngày mai tổng thống sẽ phải quyết định có đưa toàn bộ Ðại Sứ Quán đi tối mai không. Ông sẽ giảm thiểu sự hoảng loạn nếu không đưa Ðại Sứ Quán vào Tân Sơn Nhứt. Vì vậy mình cần khuôn viên tòa Ðại Sứ làm nơi di tản.

Tôi cho rằng chúng ta nên đưa ai ra được hôm nay thì đưa ra, rồi sẽ quyết định về Ðại Sứ Quán ngày mai.

TỔNG THỐNG: Ngộ nhỡ C-130 không đáp được; nếu vậy chúng ta không đưa người ra bằng phi cơ được.

KISSINGER: Khi đó có thể quay sang giải pháp bốc người khẩn cấp ngay trong khuôn viên DAO và tòa đại sứ, và mình không có cách nào khác hơn là di tản toàn bộ. Rồi lúc đó cũng có thể sẽ phải ra lệnh cho hỏa lực yểm trợ.

SCHLESINGER: Tôi cho là chúng ta vẫn nên cố gắng đưa C-130 vào.

BROWN: Về mức sẵn sàng thì chúng tôi sẵn sàng đưa người ra phía Tân Sơn Nhứt hơn là ở tòa Ðại Sứ, vì ở chỗ đó chúng ta cần cho nổ phá cây và dẹp bãi đậu xe.

TỔNG THỐNG: Trước hết chúng ta cần xem chuyện gì xảy ra ở Tân Sơn Nhứt. Rồi sau đó sẽ phải bốc người ở DAO và tòa Ðại Sứ.

KISSNGER: Nếu đối phương tiếp tục tấn công, điều đó có nghĩa họ đang muốn bóp nghẹt chúng ta. Vậy chúng ta cần đưa hết mọi người ra.

TỔNG THỐNG: Ai sẽ là người thực hiện [mệnh lệnh hôm nay]?

KISSINGER: Tôi đề nghị chúng tôi thảo một bức điện, thông qua với Jim [Schlesinger] và George [Brown], rồi đưa tổng thống duyệt. Sau đó chúng tôi sẽ gởi cho Graham Martin. Jim có thể gởi cùng bức điện cho Gayler qua đường dây của ông.

Như vậy mọi người đều biết chúng ta cần làm gì.

CLEMENTS: Nếu chúng ta không đáp C-130 được, chúng ta sẽ cần ra quyết định quan trọng vào nửa đêm hoặc 1 giờ khuya.

TỔNG THỐNG: Quyết định đó sẽ là có nên rút hết không.

SCHLESINGER: Chúng ta có nên đánh giảm bớt trọng pháo trước không?

BROWN: Ðối với các chuyến trực thăng, tôi không quan tâm đến trọng pháo nếu chúng bắn vào phi trường. Nhưng nếu bắn vào DAO hay tòa Ðại Sứ thì chúng ta không vào được. Trong trường hợp thứ nhất, chúng ta hy vọng họ không di chuyển quá nhanh. Trong trường hợp thứ nhì, chúng ta có thể sẽ phải hủy diệt.

KISSINGER: Nhưng ông sẽ có phi cơ yểm trợ mà.

TỔNG THỐNG: Phi cơ yểm trợ bây giờ đang ở đâu.

BROWN: Tôi khuyên rằng phi cơ yểm trợ nên vào lúc chúng ta dùng trực thăng bốc người.

TỔNG THỐNG: Chúng ta có thể chờ xem C-130 có đáp được không. Nếu không, chúng ta sẽ phải chọn phương án 3 [bốc bằng trực thăng với hỏa lực và phi cơ yểm trợ]. Quyết định đó sẽ do việc C-130 có hay không vào được.

Ðồng ý không? (Mọi người gật đầu.)

***

 

Phụ Lục

Ngay sau buổi họp Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia, Ngoại Trưởng Kissinger gởi bức điện sau đây (xem hình đính kèm) đến Ðại Sứ Graham Martin tại Sài Gòn.

 

Gởi từ: Tòa Bạch Ốc

Gởi đến: Ðại sứ quán Mỹ Sài Gòn

Người nhận: Ðại Sứ Graham Martin

Người gởi: Henry A. Kissinger

 

1. Tổng thống đã họp với Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia và đã quyết định như sau:

-Nếu hôm nay phi trường còn mở để đáp phi cơ có cánh cố định, ông sẽ tiếp tục di tản người Việt Nam bị nguy hiểm cao bằng phi cơ . Ông cũng phải di tản nội trong ngày hôm nay tất cả nhân viên Mỹ tại Tân Sơn Nhứt cũng như tất cả, trừ nhân sự tối thiểu, tại tòa Ðại Sứ.

-Dù điều này ông không nên nói ra, nhưng hôm nay sẽ là ngày cuối cùng nhắc lại cuối cùng di tản bằng phi cơ tại Tân Sơn Nhứt.

-Nếu phi trường không dùng được để đáp phi cơ, hoặc vì hỏa lực địch mà trở thành không sử dụng được, ông phải ngay lập tức chuyển sang dùng trực thăng giải tán tất cả nhắc lại tất cả người Mỹ, ở cả khuôn viên DAO lẫn tòa Ðại Sứ. Sẽ có khu trục cơ và hỏa lực yểm trợ nếu cần trong trường hợp di tản người bằng trực thăng.

2. Ðô Ðốc Gayler sẽ nhận được chỉ thị y hệt như này từ phía Quốc Phòng.

3. Thân ái.



Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


VIỆT NAM - 60 NĂM XÂY DỰNG và HỦY DIỆT

VIỆT NAM - 60 NĂM XÂY DỰNG và HỦY DIỆT

Nguyễn Đại Việt

Thế hệ mới - thế hệ của tinh thần trách nhiệm.


Trong tương lai, nếu có bất kỳ biến động lớn nào xảy ra trên thế giới, nếu có một khuynh hướng thống trị mới nào xuất hiện trên địa cầu, thì các quốc gia nhược tiểu và các quốc gia có tinh thần dân tộc yếu kém như Việt Nam hiện nay sẽ có nguy cơ bị mất nước. Vì thế, người ta cần phải có một giải pháp ngay từ bây giờ, trước khi đất nước bị xô đẩy đi sâu vào băng hoại, khó phục hồi, và đó là dấu hiệu, là tấm bảng chỉ đường đi đến chỗ diệt vong.


Cách đây 36 năm, thế giới đã ngoảnh mặt đứng nhìn miền Nam Việt Nam bị bao vây, thản nhiên nhìn họ đơn độc chống trả lại sự tấn công toàn lực của hệ thống Cộng sản quốc tế. Sự thiếu thốn đạn dược của quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), sự chênh lệch về hoả lực của hai bên trong mấy năm sau cùng, khiến tiền đồn chống Cộng của khối tự do ở Đông Nam Á bị thất thủ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đồng minh của miền Nam lặng lẽ di tản trong tiếng reo mừng chiến thắng của người bộ đội Cộng sản Bắc Việt. Trong tiếng reo ấy, người ta cũng nghe những tiếng súng lục ngắn gọn, những tiếng nổ rải rác của lựu đạn, âm thanh của kinh ngạc và uất hận, thể hiện tinh thần tự do và trách nhiệm cao độ nhất của người lính VNCH, đồng thời những tiếng súng và tiếng lựu đạn ấy cũng báo hiệu sự kết thúc của nền tự do dân chủ ở phía nam con sông Bến Hải. Cũng từ ngày Sài Gòn bị đổi tên, người dân miền Nam phải ngày đêm đi xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH) để bắt kịp miền Bắc, vốn đã bắt đầu từ những năm 1945.

"Giang sơn từ đây mở mặt, Xã tắc từ nay vững nền."

Quá trình xây dựng CNXH trong 60 năm của hai miền Nam Bắc đã tàn phá phần lớn tiềm lực và tiềm năng quốc gia. Tinh thần dân tộc được bồi đắp trong suốt mấy ngàn năm bị huỷ diệt và thay bằng tinh thần XHCN. Nền văn hoá lâu đời cũng bị phế bỏ và thay bằng nền văn hoá Cộng sản quốc tế. Đối với các thế hệ XHCN, lịch sử Việt Nam dường như chỉ mới bắt đầu cách đây 6 thập niên.

Sự huỷ diệt tinh thần dân tộc là điều căn bản để xây dựng chủ nghĩa Cộng sản. Nghĩa là phải xoá bỏ những gì đang hiện hữu, những gì dính líu đến quá khứ, kể cả tư duy của con người, kể cả lịch sử hàng ngàn năm của một quốc gia, kể cả phong tục tập quán và nền văn hoá lâu đời của dân tộc ấy. Xoá bỏ có nghĩa là huỷ diệt hoặc tàn sát. Cộng sản Khmer Đỏ chọn phương pháp tàn sát tập thể để xoá bỏ. Những cánh đồng tràn ngập xác người, nơi hàng vạn người Khmer bi tàn sát, được chọn làm nơi đặt nền tảng cho chủ nghĩa Cộng sản ở Kampuchia. Tuy không sử dụng phương thức tàn sát tập thể như Khmer Đỏ, người Cộng sản Việt Nam đã chọn những phương pháp không kém dã man và tàn bạo khác, những phương pháp thiếu tính nhân bản để huỷ diệt tinh thần dân tộc của quốc gia cuả chính mình.

Chủ trương huỷ diệt tinh thần dân tộc Việt Nam qua quá trình xây dựng CNXH được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất được thực hiện ở miền Bắc từ 1945 đến năm 1975. Giai đoạn thứ hai được tiến hành ở miền Nam từ 1975 đến 1985. Quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa trong hai thời kỳ này, không những đã tiêu diệt nền văn hoá và tinh thần dân tộc lâu đời, mà còn đào tạo hai thế hệ XHCN. Thế hệ thứ nhất gồm những người cuồng tín và giáo điều, chịu ảnh hưởng nặng nề tinh thần vị kỷ, tinh thần vô trách nhiệm và tinh thần phi nhân bản. Thế hệ này hiện đang lãnh đạo đảng CSVN, điều khiển guồng máy quốc gia và chi phối mọi hoạt động trong xã hội. Trong khi đó, nhờ sự xụp đổ của Cộng sản quốc tế và chính sách đổi mới, nên thế hệ thứ hai, may mắn hơn, không bị ảnh hưởng nghiêm trọng giống như thế hệ đầu tiên. Dẫu vậy, trong 20 năm qua, từ năm 1986 đến năm 2005, xã hội Việt Nam bị biến dạng một cách đáng ngại so với thời kỳ bao cấp, bị xô đẩy đi sâu vào sự băng hoại và hỗn loạn. Trong đó, sức mạnh vật chất đang khống chế con người và giá trị đạo đức của xã hội này.

Người Cộng sản bắt đầu chính sách huỷ diệt tinh thần dân tộc qua cuộc cải cách điền địa, đi đôi với phong trào đấu tố được phát động trên toàn miền Bắc từ năm 1949. Người dân của mọi thành phần, từ nông dân đến địa chủ, từ công nhân đến trí thức, từ nghèo đến giầu, từ già đến trẻ, bất kể nam nữ, tất cả đã phải chịu đựng biết bao thống khổ, dày vò vì phong trào đấu tố. Người dân miền Bắc phải chịu tủi nhục, cắn răng, ngậm miệng, khi buộc phải vất bỏ tính người và khoác lên mình một sự tàn ác, một tinh thần phi nhân bản, để sống và đối xử với nhau.

Từ 1949 đến 1956, phong trào đấu tố đã khiến mọi người phải đấu tố lẫn nhau để giành quyền sống. Người làm công đấu tố chủ của mình, con cái đấu tố cha mẹ, vợ đấu tố chồng, em đấu tố anh, bạn bè người thân đấu tố lẫn nhau. Suốt 8 năm đấu tố liên tục, người Cộng sản đã khuất phục được mọi tầng lớp trong xã hôi. Đấu tố là hình thức khủng bố thể xác và tinh thần một cách phi nhân bản, là phương pháp rất hữu hiệu trong việc đánh quỵ mọi tư tưởng phản kháng và chống đối tự nhiên của con người. Kết quả là con người sẽ dễ dàng bị uốn nắn và dễ dạy bảo hơn. Để hoàn thành việc xoá bỏ nền văn hoá, phong tục tập quán, và tính nhân bản của người dân miền Bắc, song song với phong trào đấu tố, người Cộng sản đã bao vây, cô lập, và huỷ diệt tinh thần của họ tân gốc rễ qua chính sách bần cùng hoá nhân dân. Bị cô lập nghĩa là không có cơ hội so sánh và cầu cứu, làm giảm sự bất mãn và phản kháng, tạo thêm sự dễ dàng và thuận lợi cho chính sách bần cùng hoá của người Cộng sản.

Các kế sách của chủ trương bần cùng hoá nhân dân là chính sách bao cấp và chế độ hộ khẩu. Trong đó, mọi sinh hoạt hàng ngày của người dân đều được chỉ đạo và kiểm soát bằng khủng bố và bạo lực. Từ việc đi đứng đến cách ăn uống, nhất cử nhất động đều do đảng Cộng sản kiểm soát và ban phát. Dưới chính sách bao cấp, nhân phẩm của người dân miền Bắc bị chà đạp đến tân cùng. Họ phải tố cáo nhau để được hưởng ân huệ của đảng, phải giành giật nhau từ những cái tầm thường và nhỏ nhặt nhất để bù đắp vào sự suy nhược tinh thần lẫn vật chất trong quá trình xây dựng CNXH. Cái cảnh mà người ta phải buôn trộm bán lén phân bắc, đủ diễn tả hết cái đói khổ cùng cực, cái thiếu thốn và sự bần cùng, mà người dân miền Bắc phải gánh chịu trong giai đoạn này. Hãy lưu ý rằng, sự thiếu thốn ấy là do chính sách bần cùng hoá người dân của chủ nghĩa Cộng sản, chứ không phải miền Bắc không có tiềm lực và khả năng về kinh tế.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngoài việc áp dụng chế độ bao cấp và chế độ hộ khẩu ở miền Nam, chính sách tiêu diệt văn hoá và huỷ diệt tinh thần dân tộc được tiếp tục với chính sách học tập cải tạo và chương trình kinh tế mới. Để tiến hành giai đoạn hai trong việc huỷ diệt tinh thần dân tộc của cả nước, nhà tù và trại cải tạo được xây dựng khắp nơi trên toàn quốc, nghĩa là nơi nào có con người thì nơi ấy có nhà tù hoặc trại cải tạo. Thật vậy, một mặt vì e rằng việc sử dụng chính sách diệt chủng và tàn sát tập thể có thể gây bất lợi cho đảng CSVN đối với quốc tế. Mặt khác, cũng vì e ngại rằng việc tàn sát tập thể có thể tạo nên một cuộc nổi dậy của người dân miền Nam vốn đã sống dưới chế dộ tự do dân chủ trong một thời gian khá lâu; nhà tù, trại cải tạo, vùng kinh tế mới, cộng thêm các nhãn hiệu "phản động" và "tư sản mại bản", tất cả những thứ ấy, được xem là phương pháp hữu hiệu, đã được dùng đầy đoạ thể xác và huỷ diệt tinh thần dân tộc của người dân miền Nam. 

Miền Bắc bất hạnh hơn miền Nam. Vừa thoát khỏi chế độ phong kiến và thực dân, chưa được hưởng một giây phút không khí tự do dân chủ nào, người dân miền Bắc bị buộc đi xây dựng CNXH. Do vậy, chủ nghĩa Cộng sản dễ dàng thâm nhập vào xã hội miền Bắc vì sự vắng bóng của một nền tảng dân chủ. Miền Nam, trái lại, may mắn hơn, có cơ hội sống và tiếp xúc với thế giới tự do, nên những nghịch lý của chủ nghĩa Cộng sản khó lòng được tuyên truyền và thâm nhập một cách nhanh chóng. Tuy vậy, sau 10 năm xây dựng CNXH và 20 năm "đổi mới", tinh thần dân tộc ở phía nam vĩ tuyến 17 đã lung lay.

Sự sụp đổ giây chuyền của chế độ Cộng sản ở các nước Đông Âu và Liên Bang Xô Viết khiến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của đảng Cộng sản Việt Nam bị khựng lai. Sự sụp đổ này giúp họ nhận ra những sai lầm nghiêm trọng trong chủ nghĩa Cộng sản, những sai lầm trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, và những sai lầm trong chính sách cai trị đất nước của họ trong sáu thập niên qua.

Sau khi nhận ra những sai lầm này, người Cộng sản tiên đoán chế độ có nguy cơ sụp đổ nếu vẫn còn tiếp tục theo đuổi công cuộc xây dựng CNXH. Để xoay chuyển tình thế, bắt chước đảng Cộng sản Trung quốc, đảng Cộng sản Việt Nam cũng chuyển hoá hòng kéo dài chế độ và sự tồn tại của đảng. Sự chuyển hoá của đảng Cộng sản trong 20 năm qua đã giải toả phần nào gánh nặng xây dựng CNXH cho người dân, nhưng một lần nữa, đã làm biến dạng xã hội Việt Nam theo một chiều hướng phức tạp và hỗn loạn hơn. 

Ngoài việc nhắc lại cái hào quang của trận Điện Biên Phủ năm xưa, đảng Cộng sản làm ngơ không nhắc gì đến những sai lầm và tai hại nghiêm trọng do họ gây ra từ năm 1985 trở về trước. Người Cộng sản giờ này chỉ tuyên truyền và xưng tụng những kết qủa từ năm 1986 trở đi, những gặt hái trong 20 năm qua, được cho là tốt đẹp và thành công nhất, kể từ khi họ mang chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam. Những thu hoạch của người Cộng sản trong hai thập niên qua là được tiếp xúc với thế giới tự do, làm ăn với Tây phương, xây dựng một số cơ sở vật chất, làm sở hữu chủ cơ sở thương mại, đất đai, nhà lầu, xe hơi, xe gắn máy, không còn phải lo âu về nỗi đói mỗi ngày, không còn phải xếp hàng mỗi ngày để mua nhu yếu phẩm, không còn phải lo sợ, lén lút khi ăn một bữa ăn ngon, đặc biệt là không còn phải đấu tố lẫn nhau nữa.

Thế nhưng, khi xưng tụng và hãnh diện về những thành quả đó, có lẽ người Cộng sản đã vội quên rằng, những thứ ấy, người dân miền Nam đã từng có trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Dẫu nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây quả có phát triển hơn so với thời kỳ bao cấp, tuy nhiên, nếu nhìn kỹ lại những kết qủa mà người Cộng sản đang hãnh diện, người ta vẫn nhận thấy hình như các kết quả ấy không phải là do công lao của họ. Công lao của người Cộng sản, nếu có, chỉ là việc hé mở bức màn sắt đã nhốt và cô lập người dân với thế giới bên ngoài suốt bốn thập niên. Thật vậy, tất cả những xưng tụng đó, nghĩa là làm cho nền kinh tế quốc gia có vẻ khá lên trong 20 năm qua, chỉ do sức bật, do bản năng sinh tồn, do sức sống tự nhiên của người dân khi bức màn sắt được hé mở.

Thay vì ca tụng những thành quả vật chất trong 20 năm qua, người Cộng sản có thể hãnh diện về hành động đã trả một phần quyền tư hữu lại cho người dân mà họ đã tước đoạt trong suốt 40 năm. Quyền tư hữu đã chuyển hoá tinh thần thụ động và lệ thuộc của người dân, làm sống lại bản năng kinh tế tự nhiên đã bị kềm hãm, giam cầm suốt bốn thập niên. Với quyền tư hữu này, chính người dân, không phải những người Cộng sản, đã vực dậy nền kinh tế bao cấp thoi thóp ấy.

Tựu trung, những gì thu lượm được trong hai thập niên vừa qua là một phần dựa vào các nguồn tài chánh từ bên ngoài, và phần kia là nhờ vào sự kỳ diệu của quyền tư hữu. Thật thế, sự góp mặt của quyền tư hữu trong 20 năm qua khẳng định các quyền căn bản của con người có ảnh hưởng và liên hệ mật thiết đến sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Do vậy, nếu người Cộng sản can đảm trả lại tất cả các quyền căn bản cho người dân, nền kinh tế Việt Nam ắt hẳn sẽ khả quan hơn, và người Cộng sản sẽ có cơ hội hãnh diện về những kết quả kinh tế thực sư trong tương lai, so với những gặt hái tạm bợ trong 20 năm qua. Trái lại, nếu tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chắc chắn họ sẽ mất cơ hội để xưng tụng vì nó hoàn toàn không một cơ sở lý luận kinh tế vững chắc nào cả.

Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN không thể tồn tại lâu dài vì lý thuyết kinh tế này chỉ là một lý thuyết góp nhặt, một sự kết hợp miễn cưỡng và không hợp lý giữa chủ nghĩa Cộng sản và lý thuyết kinh tế Tư bản. Một lý thuyết kinh tế không hề được giảng dạy ở bất kỳ đại học nào trên thế giới. Nơi duy nhất giảng dạy lý thuyết kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ấy chính là Bộ chính trị của đảng Cộng sản Trung quốc.

Sự phát triển không hợp lý của nền kinh tế Việt Nam đã tạo ra một khoảng cách đột ngột giữa mức độ giầu và nghèo trong xã hôi. Con số người giầu và người nghèo còn quá chênh lệch, lợi tức của đại đa số người dân vẫn còn thấp dưới mức trung bình. Do đó, chính sách đổi mới và những nhu cầu phát sinh sau này của thành phần giầu có và quyền lực, đã thúc đẩy xã hội vào một sự hỗn loạn về kinh tế và làm đảo ngược giá trị đạo đức. Trong sự hỗn loạn ấy, người ta đặt nặng giá trị của kinh tế và vật chất, xem nhẹ giá trị đạo đức con người. Thành quả của nền kinh tế trong 20 năm qua giá trị đạo đức đang bị hủy diệt, tinh thần dân tộc trở nên thụ động và bạc nhược.

Thật vậy, hầu như hàng ngày, qua báo chí trong nước, người ta đều thấy loan tin về giám đốc của công ty này bị truy tố, cán bộ của huyện kia bị cách chức. Điều đáng chú ý là đa số các vụ cách chức và truy tố đều liên quan đến tội tham ô và hối lộ. Hoặc nếu có dịp đi một vòng thăm viếng đất nước này, từ Nam ra Bắc, người ta cũng không khỏi ngạc nhiên khi thấy tầng lớp khả kính nhất của một quốc gia, thành phần giáo chức, cũng ra sức khai thác bóc lột người khác. Người khác, nghĩa là đối tượng của sự khai thác bóc lột, lại chính là học trò của thành phần khả kính kia.

Nguy hiểm hơn nữa, dường như mọi tầng lớp của thế hệ xã hội chủ nghĩa, từ cấp nhỏ đến cấp lớn, trong mọi lãnh vực, trong mọi công ty, trong mọi nghành nghề, ngày và đêm, đầu óc họ có lẽ luôn bận rộn, suy nghĩ, tìm tòi những phương thức nào đó để đục khoét xã hội một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất. Nói tóm lại, những hiện tượng tiêu cực xảy ra trong xã hội Việt Nam có tính cách thường xuyên, hằng ngày, hằng giờ, và bất kỳ ở đâu, trong nhà, ngoài đường, trong trường học, bệnh viện, văn phòng làm việc, quán cà phê, quán nhậu, khách sạn, vũ trường, v.v..., khiến người ta có cái cảm giác các hiện tượng ấy là một trong những phong tục tập quán của nền văn hoá ở xứ sở này.

Một cách đáng chú ý là, nền văn hoá Cộng sản quốc tế và tinh thần Xã Hội Chủ Nghĩa có thể được quan sát và tìm hiểu qua thái độ, hành vi và phong thái làm việc của một số cán bộ cao cấp, cấp thứ trưởng hoặc tương đương, của chế độ Cộng sản, qua những sự kiện và các vụ án không thể ém nhẹm hoặc không còn cách để che dấu. Điển hình là từ thái độ hằn học, thiếu trách nhiệm và thiếu giáo dục của một cán bộ cao cấp ngành hàng không khi trả lời phỏng vấn của một phóng viên thuộc một cơ quan truyền thông hải ngoại trong năm 2005, đến việc một cán bộ cao cấp ngành thể dục thể thao cưỡng hiếp một bé gái cũng vào năm ấy, và mới đây, vụ cá độ lên đến hàng triệu đô la của một cán bộ cao cấp khác của ngành giao thông vận tải trong đầu năm 2006.

Hãy lưu ý rằng, các cán bộ cao cấp ấy là tiêu biểu của thành phần lãnh đạo, là đại diện của thế hệ XHCN. Dù cách chức, bỏ tù, hoặc thay thế họ bằng những người khác, người ta cũng sẽ không giải quyết được vấn nạn này, bởi lẽ, tất cả những con người ấy đều giống nhau, tất cả đều là sản phẩm khuôn mẫu của người Cộng sản, và đó là kết quả tất yếu của quá trình xây dựng CNXH.

Tinh thần XHCN thiếu tính nhân bản, nhưng dân tộc Việt Nam là một dân tộc của tinh thần nhân bản. Trong suốt mấy ngàn năm lich sử của dân tộc này, trong suốt một ngàn một trăm năm bị Tầu và Pháp đô hộ, trong bất kỳ triều đại hoặc chế độ nào, và trong những giai đoạn nguy kịch, khó khăn nhất của đất nước, chưa bao giờ người ta thấy người phụ nữ Việt Nam bị dân tộc họ đầy ải và gả bán cho ngoại quốc làm nô lệ cả. Thế nhưng, với nền văn minh nhân loại trong thế kỷ 21, người ta khó mà tưởng tượng, cũng như khó lòng mà giải thích được khi khám phá ra rằng, có những bé gái và những thiếu nữ, những bà mẹ Việt Nam tương lai, đang bị thế hệ XHCN này, những người cùng chủng tộc với các cô gái khốn khổ ấy, đang dồn họ vào đường cùng, xua đuổi, và gả bán họ để làm nô lệ, dưới mọi hình thức, ở một số quốc gia lân cận trong hai thập niên qua. 

Sự kiện này là một điều đáng buồn cho truyền thống và thân phận của người phụ nữ, là niềm tủi hổ cho tuổi trẻ, và là một sỉ nhục cho quốc gia. Việc xua đuổi và gả bán người con gái Việt Nam đi làm nô lệ ở xứ người, một lần nữa, khẳng định tinh thần vị kỷ, tinh thần vô trách nhiệm, và đặc biệt là tinh thần phi nhân bản của thế hệ XHCN ấy. Hãy lưu ý rằng, tinh thần phi nhân bản đó không phải là bản chất của dân tộc này, mà nó chỉ là sản phẩm của chính sách tiêu diệt nền văn hoá và huỷ diệt tinh thần dân tộc của quốc gia đó, khởi đầu bằng cuộc cải cách điền địa và phong trào đấu tố, trong quá trình xây dựng CNXH của người Cộng sản Việt Nam.

Theo một nghiên cứu mới đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ông IL Houng Lee, đại diện của tổ chức này ở Việt Nam, nhận định rằng, nền kinh tế của quốc gia ấy phải mất một thời gian dài mới mong bắt kịp được nền kinh tế của một số quốc gia khác trong vùng. Trong cuộc nghiên cứu, nền kinh tế của xứ sở này chỉ được so sánh với một số nước nhược tiểu, và cuộc nghiên cứu được dừng lại ở Singapore, một nước nhỏ, theo thể chế dân chủ, trong vùng Đông Nam Á.

Tuy Singapore chỉ là một nước nhỏ, nhưng theo ông IL Houng Lee, Việt Nam cũng phải cần đến 197 năm, nghĩa là cần đến 8 thế hệ, mới mong bắt kịp nền kinh tế của quốc gia này Sự nghiên cứu ấy được dừng lại ở Singapore, vì con số đó sẽ lớn hơn nhiều, nếu phải so sánh với Đài Loan, Nhật Bản, hoặc một số cường quốc tây phương. Những con số này không cần thiết cho cuộc nghiên cứu, cũng như không mấy hữu ích cho việc nghiên cứu sự phát triễn kinh tế Việt Nam. Thật vậy, 197 năm là một giới hạn, một tầm nhìn khá rộng rãi của một công trinh nghiên cứu phát triển kinh tế cho bất kỳ quốc gia nào. Nói một cách khác, ông IL Houng Lee ngụ ý rằng, Việt Nam khó lòng trở thành một cường quốc kinh tế. Tệ hơn nữa, quốc gia này còn phải tiếp tục đóng vai trò một nước nhược tiểu trong nhiều thập niên tới. Vì lẽ đó, một cách tế nhị, những nhà nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã tránh so sánh nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế của các quốc gia dân chủ tiến bộ khác trên thế giới.

Cuộc nghiên cứu của IL Houng Lee hàm ý rằng Việt Nam cần phải xây dựng một lớp người mới, phải thay đổi chế độ hiện tại bằng chế độ tự do và dân chủ.

Sự di hại của thế hệ XHCN không chỉ giới hạn trong lãnh vực kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến nền an ninh và sự tồn vong của đất nước. Thật vậy, trong quá trình lịch sử nhân loại, các nước nhược tiểu hoặc các quốc gia có tinh thần dân tộc bạc nhược thường là mục tiêu chính của các thế lực mạnh hơn. Người ta không thể bảo đảm rằng loài người sẽ được sống mãi trong hoà bình. Cũng như người ta cần phải nhớ lại bài học diệt vong của vương quốc Chiêm Thành, bài học một ngàn năm làm nô lệ dưới chủ nghĩa đại Hán, bài học một trăm năm làm nô lệ dưới chế độ thuộc địa, bài học cải cách điền địa, bài học cải tạo tập trung, và mới đây là bài học bỏ nước ra đi sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 của người dân miền Nam. Ngoài ra, người ta cũng nên noi gương sự vươn lên với những thành quả có tầm vóc quốc tế, đáng được ca tụng của dân tộc và giới lãnh đạo Nam Hàn trong 30 năm qua.

Trong tương lai, nếu có bất kỳ biến động lớn nào xảy ra trên thế giới, nếu có một khuynh hướng thống trị mới nào xuất hiện trên địa cầu thì các quốc gia nhược tiểu và các quốc gia có tinh thần dân tộc yếu kém như Việt Nam hiện nay sẽ có nguy cơ bị mất nước. Vì thế, người ta cần phải có một giải pháp ngay từ bây giờ, trước khi đất nước bị xô đẩy đi sâu vào băng hoại, khó phục hồi, và đó là dấu hiệu, là tấm bảng chỉ đường đi đến chỗ diệt vong.

Hai giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và miền Nam trong bốn thập niên, bắt đầu từ năm 1945, cộng thêm 20 năm đổi mới trong lúng túng, không những đã tiêu diệt nền văn hoá và huỷ diệt tinh thần dân tộc được bồi đắp suốt mấy ngàn năm, mà còn để lại một di hại và hiểm hoạ không nhỏ đối với việc phát triển một Việt Nam đang tụt hậu trong nhiều thập niên tới. Thế hệ XHCN chính là sư di hại và mối hiểm hoạ ấy. Họ là kết quả của 40 năm xây dựng CNXH và 20 năm chuyển hóa, là nguy cơ của quốc gia và xã hội, và đang là trở lực chính trong mọi nổ lực phát triển đất nước. 

Nguyên lý căn bản để phát triển một Việt Nam vững mạnh là phải xây dựng lại nền tảng quốc gia. Nền tảng quốc gia chính là những lớp người mới mang tinh thần trách nhiệm, vì ngoài họ sẽ không còn ai khác có khả năng vực dậy và xây dựng lại một đất nước đang bị hủy diệt về mọi phương diện sau 60 năm xây dựng CNXH.


Nguyễn Đại Việt
30 tháng 4 năm 2011
Nguyễn Thái Học Foundation




Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.