*** QUYỀN LỢI TỔ QUỐC & DÂN TỘC LÀ TRÊN HẾT *** KHAI DÂN TRÍ, CHẤN DÂN KHÍ, HẬU DÂN SINH ***

2015/11/17

Nhật Ký Biển Đông: Giải Pháp Chính Trị Cho Syria Hình Thành Chăng?

Nhật Ký Biển Đông: Giải Pháp Chính Trị Cho Syria Hình Thành Chăng?

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Mười Một ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:

1) Tình hình thế giới:
-Quartz ngày 3/10/2015: "Đảng viên của Đảng Quốc Gia Trung Hoa còn gọi là Quốc Dân Đảng (Kuomintang) trốn chạy qua Đài Loan năm 1949 khi họ biết rõ rằng họ sẽ thua Đảng Cộng Sản Trung Hoa trong cuộc nội chiến và biến Đài Loan thành một thể chế dân chủ. Kể từ đó chưa một tổng thống Đài Loan nào gặp gỡ lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Hoa và Hoa Lục cũng e ngại việc gặp gỡ các lãnh tụ Đài Loan vì làm như thế là công nhận sự hợp pháp của chính quyền Đài Loan. Điều đó đã không còn khi vào ngày 7 Tháng 11 Tổng Thống Mã Anh Cửu của Đài Loan nhận lời mời gặp gỡ Chủ Tịch Tập Cận Bình khi ông này viếng thăm Tân Gia Ba."  Theo AFP&AP ngày 7/11/2015: Trong cuộc gặp gỡ lịch sử giữa hai lãnh đạo Đài Loan và Lục Địa tại Tân Gia Ba, theo nghi thức rất chặt chẽ, không ai gọi ai là "tổng thống" mà chỉ gọi "ông". Ô. Mã Anh Cửu nói rằng sẽ không có thỏa thuận nào được ký kết, không có thông cáo chung được công bố như là cách để giảm bớt mối lo ngại ở Đài Loan là Bắc Kinh đã tạo nhiều ảnh hưởng lên Đài Loan trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Họp xong, hai ông bắt tay nhau, tươi cười xuất hiện trước đám đông ký giả, nhiếp ảnh gia, phía sau không có cờ của quốc gia nào cả. Ô. Tập Cận Bình nói bóng nói gió về sự thống nhất quốc gia, "Lịch sử ghi nhận ngày hôm nay. Chúng ta là một gia đình và không một ai có thể chia tách chúng ta." Còn Ô. Mã Anh Cửu nói, "Cả hai bên phải tôn trọng giá trị và lối sống của nhau, " và nhấn mạnh rằng, "mối liên hệ giữa hai bên hòa bình và ổn định nhất từ trước đến giờ." Trong cuộc họp báo riêng sau đó, Ô. Mã Anh Cửu cho biết đã thảo luận với Ô. Tập Cận Bình về ước muốn của người dân Đài Loan là được tham gia nhiều hơn và cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các tổ chức tư nhân (phi chính phủ). Còn Hoa Lục từ chối và chỉ coi Đài Loan là một tỉnh tách ra từ đại lục, liên tục áp lực để Đài Loan không trở thành hội viên Liên Hiệp Quốc hoặc của các tổ chức quốc tế khác.

Từ cuộc hội kiến lịch sử trên chúng ta thấy biên giới của "Tổ Quốc" rất mong manh. Các ông ba Tàu trước đây ở Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam đói quá phải tha phương cầu thực tới Mã Lai, được Thực Dân Anh nâng đỡ rồi thành lập Quốc Gia Tân Gia Ba chẳng còn lưu luyến gì tới Tổ Quốc nữa. Còn qúy ông Tàu đa số ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh thua bỏ chạy qua Đài Loan rồi biến thành Quốc Gia Đài Loan. Rồi Nam-Bắc-Hàn cũng vậy. Chẳng qua cũng chỉ vì sự chia cắt hay sống xa Tổ Quốc lâu quá, do miếng cơm manh áo, do lối sống, do khác thể chế chính trị đã thành lập quốc gia riêng và có Tổ Quốc riêng. Thế mới hay trên cõi đời này không có một giá trị nào vĩnh viễn cả. Bản thân tôi có lần gặp một cô gái rõ ràng là người Tàu, tôi hỏi, "Are you a Chinese?" Cô ta trả lời, "No, I am a Taiwanese."

-Reuters (Kabul) ngày 3/10/2015: Phó Chủ Tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều (LiYuanchao) cam kết hỗ trợ hạ tầng cơ sở và an ninh cho A Phú Hãn, ký vài văn kiện trong chuyến viếng thăm hiếm hoi của một giới chức cao cấp Trung Quốc tới Kabul."

-Sputnik News ngày 4/11/2015: "Mặc dù có những khác biệt về cuộc chiến Syria, Tổng Thống Nga Vladimir Putin cùng người đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã thảo luận về sự hợp tác giữa hai nước trong một cuộc điện đàm, hai vị cũng đề cập tới việc chuẩn bị cho cuộc họp của hội đồng hợp tác cấp cao vào Tháng Mười Hai tới."

-Reuters ngày 4/11/2015: " Theo đài truyền hình Fox News, trong cuốn sách nhan đề Destiny and Power: The American Odyssey Of George Herbert Walker Bush, tác giả Jon Meacham đã trích dẫn lời của Ô. Bush Cha nói rằng Ô. Dick Cheney (phó tổng thống) và Donald Rumsfeld (bộ trưởng quốc phòng) đã quá hiếu chiến và lập trường cay nghiệt/tàn nhẫn của họ (sau cuộc tấn công khủng bố Sept. 11) đã làm tổn thương tới danh dự của Hoa Kỳ." (In "Destiny and Power: The American Odyssey Of George Herbert Walker Bush," author Jon Meacham quotes Bush as saying that Cheney and Rumsfeld were too hawkish and that their harsh stance damaged the reputation of the United States, the cable news network said.)

-AFP (Moscow) ngày 5/11/2015: "Bộ Cứu Trợ Khẩn Cấp Nga cho biết Nga đã gửi máy bay chở 23 tấn hàng cứu trợ nhân đạo bao gồm thực phẩm và lều bạt tới Thủ Đô Sanaa của Yemen do phiến quân Shiite Houthis kiểm soát." Theo AFP ngày 8/11/2015: "Phiến quân Yemen do Ba Tư hỗ trợ đã chiếm lại một vài vị trí đã mất trong mấy tháng qua dọc theo tuyến phía nam trong một nỗ lực mới nhằm tiến về bộ chỉ huy tạm thời của quân chính phủ ở Thành Phố Aden được Saudi và đồng minh hỗ trợ."

Saudi Arabia hiện đang lãnh đạo liên minh Ả Rập để chống lại nhóm phiến quân này, đồng thời ủng hộ Tổng Thống Hadi (Sunni) thân Mỹ đã có lần phải lưu vong. Trên The Week ngày 5/11/2015 Michael Brendan viết, "Hoa Kỳ đang cung cấp đồ tiếp vận, xác định mục tiêu và hỗ trợ tình báo cho Saudi Arabia – quốc gia đang chống lại nước láng giềng Yemen. Hoa Kỳ đã và đang tiến hành các cuộc không kích bằng máy bay không người lái cho các chiến dịch hành quân. Yemen đang bị hủy diệt trong tiến trình đó, góp thêm vào cuộc khủng hoảng di dân ở Trung Đông, ảnh hưởng tới Djibouti, Oman và Somalia." (The U.S. is providing logistical, targeting, and intelligence assistance to Saudi Arabia in that nation's war against its neighbor, Yemen. The United States has conducted drone strikes as part of the operation as well. Yemen is being destroyed in the process, adding another refugee crisis to the Middle East, this one affecting Djibouti, Oman, and Somalia.) Cũng theo Michael Brendan, Yemen trên thực tế hiện đang bị phân đôi theo theo làn ranh Houthis (Shiite Islam) ở phía Bắc và  Hadi (Sunni) ở phía Nam cũng giống như Iraq vậy.

-Business Insider ngày 5/11/2015: "Theo giới chức Hoa Kỳ, tuần vừa rồi, lực lượng hạt nhân của Nga tiến hành một cuộc diễn tập bao gồm cả việc bắn một vài hỏa tiễn tầm xa cùng với hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn và hỏa tiễn hành trình." Trong khi đó trên The Value Walk, Polina Tikhonova nói rằng muốn bảo vệ Đài Loan và giữ vị thế lãnh đạo thế giới, Hoa Kỳ phải liều lĩnh chấp nhận một cuộc chiến tranh nguyên tử với Hoa Lục. "US Risks Unleashing Nuclear War With China". Trong khi đó theo AP ngày 13/11/2015: Nga đã cố tình để lộ khi trình chiếu một đoạn băng ngắn trong đó những tàu ngầm nguyên tử mang theo những ngư lôi không người lái khổng lồ tầm xa, khi nó phát nổ thì cả vùng duyên hải rộng lớn của kẻ thù, mọi hoạt động về quân sự, kinh tế, thương mại và các sinh hoạt khác của con người sẽ tê liệt trong khoảng thời gian dài." AP nhận xét rằng khi trình chiếu đoạn băng này Nga muốn cảnh cáo Hoa Thịnh Đốn và đồng minh Nga đang phát triển loại vũ khí hủy diệt có thể làm lệch cán cân quân sự nếu nổ ra chiến tranh.

-AP (Jerusalem) ngày 8/11/2015: "Vào ngày Chủ Nhật, thủ tướng Do Thái lên đường đi Hoa Thịnh Đốn -một chuyến đi bị vẩn đục và gây tranh cãi bởi việc bổ nhiệm phát ngôn viên chính phủ mới là nhân vật trước đây thường nhạo báng Tổng Thống Obama."

-AP (Moscow) ngày 10/11/2015: "Tổng Thống  Putin tiếp đón nhà lãnh đạo Kuwait Emir Sheikh Sabah Al Ahmad Al Sabah tại khu nghỉ mát Sochi nằm trên bờ Hắc Hải và hai bên đã thảo luận về tình thế khó khăn ở Trung Đông."

-AP (Moscow) ngày 10/11/2015: "Nga sẽ đáp trả chương trình lá chắn hỏa tiễn của NATO do Mỹ lãnh đạo bằng cách triển khai những vũ khí mới có khả năng xuyên thủng hệ thống lá chắn này. Tổng Thống Putin nói với các viên chức quốc phòng Nga rằng  việc triển khai hệ thống chống lại hỏa tiễn đạn đạo của Hoa Thịnh Đốn là muốn vô hiệu hóa hệ thống đánh chặn hỏa tiễn chiến lược của Nga và nắm ưu thế quyết định về quân sự."

-Reuters ngày 10/11/2015: "Tổng Thống Obama vừa ký ban hành ngân sách quốc phòng 607 tỉ đô-la cho năm 2016." Trong khi đó ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là 131 tỉ (2014) và Nga 69 tỉ (2014).

-Spoid News ngày 10/11/2015: "NATO tiến hành cuộc tập trận lớn nhất từ thời Chiến Tranh Lạnh tới giờ mang tên "Operation Trident Juncture" để phô diễn sức mạnh quân sự. Cuộc tập trận kéo dài một tháng, diễn ra ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý Đại Lợi bao gồm 36,000 binh sĩ, hơn 140 máy bay và 60 tàu chiến tử hơn 30 quốc gia."

-AFP ngày 10/11/2015: "Một hạm đội nhỏ của Trung Quốc đã ghé Cuba vào ngày hôm nay để thúc đẩy liên hệ quân sự giữa hai quốc gia đồng minh cộng sản. Hạm Trưởng Wang Jianxun nói rằng đây là lần đầu tiên tàu chiến Trung Quốc ghé Cảng  Havana của Cuba. Trung Quốc là đồng minh quan trọng của Cuba và đứng hàng thứ hai sau Venezuela về hợp tác thương mại. "

-The Value Walk ngày 10/11/2015: "Theo Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ashton Carter, Nga sẵn sàng sử dụng vũ khí nguyên tử, cả Nga và Trung Quốc đang đe dọa trật tự thế giới và sự thống trị toàn cầu của Mỹ." (With the Pentagon's top expert saying that Russia is ready to use nuclear weapons, both Russia and China are threats to the international order and U.S. global dominance, according to U.S. Secretary of Defense Ash Carter.)

-Defence One ngày 12/11/2015: "Một nhóm khoa học gia Trung Quốc có thể đã khám phá ra nguyên liệu khiến cho phi cơ chiến đấu trong tương lai không bị phát hiện bởi hệ thống ra-đa tối tân nhất."

-Reuters (Phnom Penh) ngày 13/11/2015: "Vào ngày Thứ Sáu, một tòa án Căm Bốt đã ra lệnh bắt giam lãnh tụ đối lập Sam Rainsy vì liên hệ tới vụ phỉ báng trước đây giữa lúc căng thẳng gia tăng giữa Thủ Tướng Hunsen và Sam Rainsy sau khi thỏa hiệp chính trị thất bại. Hiện Ô. Raimsy đang ở ngoại quốc."

-AFP ngày 13/11/2015: "-Ngày 13/11/2015: "129 người chết, trên 200 bị thương vì bom tự sát và tấn công bằng súng và lựu đạn tại một hý viện và khắp Thủ Đô Paris. Các giới chức an ninh nói rằng các nhóm khủng bố Hồi Giáo đứng đằng sau cuộc khủng bố." Trước biến cố thảm khốc này các nhà bình luận cho rằng Pháp đứng trước ngã ba đường: Một là mạnh mẽ hơn như Nga tiến hành các cuộc không kích tiêu diệt lực lượng IS, hai là trở lại một nước Pháp cởi mở và hết sức thận trọng trong các vấn đề Trung Đông.

-AP ngày 14/11/2015: "Khoảng 70,000 người đã xuống đường biểu tình ở thủ đô Nam Hàn để phản đối chính sách lao động ngả về phía thương gia và quyết định yêu cầu học sinh trung học đệ nhất I và đệ II cấp phải học sách giáo khoa lịch sử do chính phủ ấn hành."

-Reuters ngày 15/11/2015: "Thổ Nhĩ Kỳ đình chỉ việc đặt mua hệ thống hỏa tiễn phòng vệ tầm xa trị giá 3.4 tỉ đô-la của Trung Quốc vì hành động này gây lo ngại cho Mỹ và Tây Phương."

2) Tình hình Biển Đông:
-Reuters ngày 1/11/2015: 'Phát ngôn viên chính phủ Nhật cho biết Nhật Bản và Trung Quốc đồng ý nối lại những cuộc viếng thăm cấp bộ trưởng ngoại giao và tổ chức cuộc đối thoại cấp cao về kinh tế đầu năm tới  khi bang giao giữa hai cường quốc kinh tế trở nên ấm áp."

-The National Interest ngảy 3/11/2015: "Phi cơ chiến đấu Shengyang J-11 bay trên vùng Quần Đảo Trường Sa để tham gia vào cuộc tập trận bắn đạn thật tại đây. Những chuyến xuất kích như vậy là phản ứng trực tiếp nhắm vào việc Hoa Kỳ gửi Khu Trục Hạm Lassen tiến vào khu vực 12 hải lý của đảo nhân tạo Subi."

-AFP ngày 4/11/2015: "Tại Thủ Đô Kuala Lumpur của Mã Lai, Bộ Trưởng Quốc Phòng Carter nói rằng ông sẽ thăm viếng HKMH Theodore Roosevelt đang tiến hành những chiến dịch thường lệ tại Biển Đông giữa lúc tình hình đang căng thẳng với Hoa Lục. Hình ảnh ngày 5/11/2015 cho thấy Ô. Carter và Bộ Trưởng Quốc Phòng Mã Lai Hishammuddin Hussein ở trên HKMH Roosevelt khi con tàu này đang ở về phía đông bắc Đảo Borneo 70 dặm Anh.

-VnExpress ngày 5/11/2015: "Đón tiếp ông Tập đến thăm cấp nhà nước chiều nay, ông Trọng cho rằng hai nước nên phối hợp chặt chẽ để kiểm soát hiệu quả tình hình trên biển, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông, tăng cường xây dựng lòng tin để triển khai thuận lợi các dự án hợp tác trên biển mà hai bên đã nhất trí." Còn trong cuộc hội kiến với Ô. Nguyễn Tấn Dũng, Ô. Tập Cận Bình nói, "Việt Nam và Trung Quốc cần thông qua hiệp thương để duy trì, giữ gìn ổn định trên biển. Về kinh tế, ông nhấn mạnh đến việc tích cực giải quyết mất cân đối thương mại giữa hai bên; đi sâu hợp tác tiền tệ, đẩy mạnh tự do hóa thương mại, đầu tư song phương. Trong các vấn đề khu vực và quốc tế, ông Tập khẳng định Trung Quốc ủng hộ Việt Nam phát huy vai trò lớn hơn trong các tiến trình khu vực và quốc tế." Bloomberg News tường trình rằng, "Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đích thân thúc giục người đồng cấp Tập Cận Bình không được quân sự hóa Biển Đông và bảo đảm những tranh chấp về chủ quyền trên biển không gây tổn hại tới văn hóa, ý thức hệ và liên hệ kinh tế cho các nước láng giềng." Theo NewsMax ngày 6/11/2015, "Trong buổi nói chuyện với giới trẻ ngày 6/11/2015 Ô. Tập Cận Bình nói rằng thế giới và vùng này đang hứng chịu những thay đổi phức tạp và rộng lớn. Trung Quốc và Việt Nam đang phải đối diện với những cơ hội và thách thức. Cả hai phía phải tăng cường hữu nghị, tin tưởng lẫn nhau và hợp tác để thúc đầy phát triển."

Mặc dù có những lời hứa hẹn tốt đẹp như vậy, ngày 6/11/2015, UPI bình luận, "Tuy nhiên Hà Nội lại tìm kiếm sự hợp tác khác trong khi cuộc viếng thăm hai ngày của Ô. Tập Cận Bình diễn ra và cho phép tàu chiến Nhật Bản được sử dụng Cảng Cam Ranh." (Hanoi, however, tapped into other partnerships during Chinese President Xi Jinping's two-day state visit, permitting the stationing of a Japanese warship at its naval base.)

Còn US News and World Report ngày 5/11/2015 trích dẫn nhận xét của Ô. Carl Thayer về chiến lược ngoại giao của Việt Nam như sau, "Ô. Carl Thayer gọi đó là 'khuôn mẫu Goldilocks' (*) nơi mà những quốc gia như Việt Nam hưởng lợi từ sự căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc - không bao giờ sa vào cuộc xung đột quân sự và hoàn toàn không tiến tới một liên hệ đồng minh chặt chẽ với họ - khiến các nước nhỏ như nằm trong rọ/trong hộp: không bao giờ lạnh quá hoặc nóng quá mà chỉ vừa vừa/vừa phải/đúng mức." (Regional scholar Carlyle Thayer, a professor at Australia's University of New South Wales – Canberra, calls this the "Goldilocks" model, where countries such as Vietnam benefit from the tension between the U.S. and China that never descends into military conflict and doesn't quite advance into a strong enough alliance between them that would box out smaller nations – never too hot or too cold, but just right.)

-Sputnik News ngày 5/11/2015: "Bộ Trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani khởi đầu chuyến công du Việt Nam bằng cuộc viếng thăm căn cứ hải quân Cam Ranh. Tại cuộc hội đàm, các bộ trưởng quốc phòng Việt Nam và Nhật Bản hoàn tất việc thống nhất thỏa thuận về việc tàu hải quân Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản sử dụng Căn Cứ Cam Ranh. Kể từ năm 2016, các tàu chiến của Nhật Bản sẽ có thể cập Cảng Cam Ranh để tiếp nhiên liệu và tiếp tế dự trữ trên tàu."

-Reuters (Lục Xâm Bảo) ngày 6/11/2015: "Liên Hiệp Âu Châu đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ nhất yêu cầu  Trung  Quốc và các quốc gia Đông Nam Á giải quyết những tranh chấp tại Biển Đông, dù lập trường của EU chỉ là trung lập nhưng chắc được Hoa Kỳ hoan nghênh sau khi đã thúc ép EU phải nói ra."

-UPI (Jacksonvile , Florida) ngày 9/11/2015: Đăng tấm hình Tuần Dương Hạm Yiyang của Trung Quốc đang tiến dần vào căn cứ hải quân Mayport gần Jacksonvile, Florida ngày 3/11/2015 để tham gia cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ với hy vọng giảm nhẹ căng thẳng mới đây tại Biển Đông. Buổi lễ tiếp đón bao gồm màn múa lân do Chinese Professionals Association ở Orlando đảm trách.

-The Christian Science Monitor ngày 12/11/2015: "Khi thành phố vùng duyên hải Phi Luật Tân cách đây hai thập niên đã xóa sổ một căn cứ hải quân khổng lồ của Hoa Kỳ (Subic Bay) với ý muốn quên đi quá khứ thực dân và không chấp nhận ' người Mỹ xấu xí '. Thế nhưng ngày hôm nay thành phố ấy lại hoan nghênh lính Mỹ và coi Hoa Kỳ như lực lượng tiên phong chống lại một Trung Quốc ngày càng lỗ mãng." (When this Philippine coastal town rid itself two decades ago of a giant US naval base, it wanted to shake off a colonial past and reject the "ugly Americans." Yet today the town is once again welcoming American military personnel and viewing the US as a vanguard against an increasingly pushy China.)
"Cho dù khi Tổng Thống Obama đem 3000 quân trở lại Iraq, ra lệnh cho binh sĩ ở lại A Phú Hãn, nhưng ông nhấn mạnh rằng Syria là giới hạn cuối cùng không thể gửi bộ binh tới đó. Nay ông lại vượt qua hàng rào cấm mà ông đã vạch ra." Trong số các lời chỉ trích có  Frederic Hof- Cựu cố vấn đặc biệt về Syria của Tổng Thống Obama, "Triển khai một số nhỏ binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt tới Syria sẽ không thay đổi tình hình bao nhiêu. Nó giống như dán băng cứu thương (Band-Aid) vậy." Còn Thượng Nghĩ Sĩ Dân Chủ Brian Schatz nói, "Việc leo thang mới đây (gửi lực lượng đặc nhiệm) chưa chắc đã thành công trong việc đánh bại ISIS nhưng lại lôi kéo Hoa Kỳ vào cuộc chiến Syria." Còn Mike Barnide trên The Daily Beast đặt câu hỏi, "Liệu Syria có là một Việt Nam của Obama? Cách đây 50 năm, Hoa Kỳ đã làm một quyết định tai hại là gia tăng can thiệp vào Việt Nam. Liệu Tổng Thống Obama có lập lại lỗi lầm này không?"

-Reuters (Hoa Thịnh Đốn) ngày 12/11/2015: "Hai máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ bay gần các đảo nhân tạo của Hoa Lục tại Biển Đông tuần này, đã liên lạc với bộ phận kiểm soát không lưu của Trung Quốc ở dưới đất, tiếp tục phi vụ mà không bị ngăn cản." Bắc Kinh lên tiếng phản đối nhưng không nhắm thẳng vào vấn đề.

Nhận Định:

Tin tức mới nhất cho biết, Ô. Vương Nghị đã "lobby" với bộ trưởng ngoại giao Phi Luật Tân để không đưa vấn đề Biển Đông ra thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới của Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á -Thái Bình Dương (APEC), tổ chức tại Manila từ ngày 17 đến ngày 20 tháng 11/2015." Thế nhưng theo AFP, tranh chấp Biển Đông sẽ là trọng tâm khi Tổng Thống Barack Obama gặp gỡ các lãnh đạo Châu Á vào tuần tới. Ngoài ra, trong lúc tiếp Ô. Tập Cận Bình, Việt Nam lại gia tăng hợp tác quân sự với Nhật Bản, bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản thăm viếng Cam Ranh, đồng thời chuẩn bị hợp tác chiến lược với Phi Luật Tân.

 Từ những dữ kiện đó chúng ta thấy tình hình Biển Đông mỗi lúc mỗi leo thang căng thẳng và chưa biết đụng độ quân sự sẽ xảy ra lúc nào.

3) Tình hình Syria:
-AP (Hoa Thịnh Đốn) ngày 31/10/2015: "Cho dù khi Tổng Thống Obama đem 3000 quân trở lại Iraq, ra lệnh cho binh sĩ ở lại A Phú Hãn, nhưng ông nhấn mạnh rằng Syria là giới hạn cuối cùng không thể gửi bộ binh tới đó. Nay ông lại vượt qua hàng rào cấm mà ông đã vạch ra." Trong số các lời chỉ trích có  Frederic Hof- Cựu cố vấn đặc biệt về Syria của Tổng Thống Obama, "Triển khai một số nhỏ binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt tới Syria sẽ không thay đổi tình hình bao nhiêu. Nó giống như dán băng cứu thương (Band-Aid) vậy." Còn Thượng Nghĩ Sĩ Dân Chủ Brian Schatz nói, "Việc leo thang mới đây (gửi lực lượng đặc nhiệm) chưa chắc đã thành công trong việc đánh bại ISIS nhưng lại lôi kéo Hoa Kỳ vào cuộc chiến Syria." Còn Mike Barnide trên The Daily Beast đặt câu hỏi, "Liệu Syria có là một Việt Nam của Obama? Cách đây 50 năm, Hoa Kỳ đã làm một quyết định tai hại là gia tăng can thiệp vào Việt Nam. Liệu Tổng Thống Obama có lập lại lỗi lầm này không?" (Will Syria Be Obama's Vietnam? Just fifty years ago, the U.S. made the disastrous decision to ramp up its involvement in Vietnam. Is President Obama repeating the same mistake?)

Cũng theo AP cùng ngày, Hoa Kỳ cam kết gia tăng viện trợ cho phe nổi dậy ở Syria thêm 100 triệu đô-la trên con số viện trợ hiện hữu là 500 triệu. Theo ABC News ngày 8/11/2015: "Chỉ vài ngày sau khi Tòa Bạch Ốc loan báo Tổng Thống Obama đã ra lệnh triển khai 50 lính biệt kích tới Syria, Bộ Trưởng Quốc Phòng Carter nói rằng, thêm nhiều lính Mỹ chắc chắn (absolutely) sẽ được gửi tới nếu như Hoa Ký thấy có thêm những lực lượng tại chỗ (additional groups) có khả năng hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống ISIS/ISIL."

-AFP ngày 1/11/2015: "Theo báo cáo của nhóm quan sát, một nhóm nổi dậy chống chính phủ Syria đã dùng chuồng để nhốt những người bị bắt và dùng nó như một thứ mộc che/bia đỡ đạn tại một căn cứ địa của phe nổi dậy ở ngoại ô Damascus." Còn theo Good Morning America ngày 3/11/2015: "Hình ảnh mới xuất hiện của một nhóm phiến quân Jaysh al Islam đã cho diễu hành trên đường phố ở ngoại ô Damascus trong đó có binh sĩ, dân sự kể cả đàn bà thuộc sắc dân Alawite bị nhốt trong lồng, do xe vận tải nhỏ kéo xuyên qua các con đường đổ nát của vùng Đông Ghouta. Phe nổi dậy dự tính làm 1000 cái lồng sắt nhốt người và đặt ở các nơi công cộng thường là mục tiêu của quân chính phủ Syria."

Thật kinh hoàng! Phe nổi dậy đang muốn lật đổ chế độ độc tài của Ô. Assad cũng hành động dã man không kém gì ISIS. Ôi thù hận đã làm dân Syria mất hết cả nhân tính rồi! Alawite là sắc dân thiểu số của Ô. Assad theo hệ phái Shia-Islam. Nếu phe nổi dậy nắm được chính quyền thì sắc dân này phải bị tru diệt hoặc phải chạy trốn hết qua Iraq.

-Sputnik News ngày 2/11/2015: "Trong khu  vực Tadmor  ở tỉnh Homs, chiến đấu cơ Su-25 đã giáng đòn tấn công vào cứ điểm kiên cố của IS. Kết quả là bom ném trúng phá hủy khu công sự và hầm ngầm trú ẩn dưới lòng đất, cũng như  trận địa pháo của bọn khủng bố, nơi chúng đặt hai dàn ZSU-23". Theo lời Thiếu tướng Igor Konashenkov, thực tế  hủy diệt hoàn toàn các mục tiêu đã được xác nhận bằng dữ liệu kiểm tra  khách quan." AFP cũng xác nhận tin này và nói rằng khu vực oanh kích là thành phố cổ Palmyra mà lực lượng IS đã phá hủy toàn bộ các ngôi đền trước đây.

-Reuters (Beirut) ngày 3/10/2015: "Trong cuộc thăm viếng Ba Tư, một giới chức cao cấp của Syira phản bác ý định về cuộc chuyển tiếp quyền hành do Tây Phương mong muốn để đưa ông Assad ra khỏi hệ thống quyền lực nhưng một sự mở rộng chính phủ đang được thảo luận."

-AFP (Moscow) ngày 3/11/2015: "Các máy bay Nga sử dụng các tọa độ do nhóm đối lập cung cấp để oanh tạc 24 mục tiêu tại Syria và đây là lần đầu tiên Moscow tuyên bố hợp tác với các nhóm ly khai kể từ khi khởi đầu các cuộc không kích."

-ibTimes ngày 3/11/2015: "Không quân Nga-Mỹ tổ chức cuộc huấn luyện thực tập tại Syria như một phần của nỗ lực lớn hơn để chia xẻ tin tức tình báo và làm việc với nhau để chống lại nhóm khủng bố giữa cuộc chiến kéo dài đã bốn năm. Cơ quan truyền thông Nga cũng cho biết Nga và Do Thái liên tục trao đổi tin tức về tình hình trên không phận Syria."  Theo những dữ kiện này thì sự hiện diện quân sự của Nga tại Syria có lợi hơn là gây nguy hại cho Do Thái.

-Business Insider ngày 3/11/2015: "Một khối gỗ dùng để chặt đầu và phòng tra tấn- là những gì mà ISIS/ISIL để lại thành phố nơi chúng đã kiểm soát trước đây. (A block of wood for beheadings and a torture chamber - what ISIS left behind in a town it used to control) đó là ghi nhận của Pamela Engel sau khi lực lượng người Kurd (Kurdish People's Protection Units) tiến vào thành phố Tal Abyad nằm ở biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ trước là 75,000 dân, nay còn 40,000."

-Reuters (Beirut) ngày 4/11/2015: "Theo Nhóm Quan Sát Syria, phiến quân đã bắn rơi một máy bay của quân chính phủ bằng súng phòng không tại phía tây của Tỉnh Hamah, buộc phi công phải phóng dù ra ngoài nhưng phi công đã tử thương vì dù không mở."

-AFP ngày 4/11/2015: "Hoa Kỳ nói rằng cuộc không kích của Nga tại Syria làm cuộc chiến trở nên trầm trọng thêm một cách nguy hiểm và tố cáo Moscow tìm cách chống đỡ cho chế độ của Ô. Assad thay vì nhắm vào nhóm thánh chiến. Lời tố cáo mạnh mẽ mới nhất của Hoa Kỳ chống lại cuộc can thiệp quân sự của Nga nổ ra khi quân của chính phủ Syria được sự hỗ trợ của Nga trong hơn tháng qua đã chiếm lại từ tay quân IS tuyến đường chính đưa tới thành phố thứ hai là Aleppo "

- Reuters (Beirut) ngày 5/11/2015: "Theo tin tức từ Nhóm Quan Sát, phiến quân Syria đã chiếm thành phố Morek nằm trên xa lộ chính ở về phía tây của đất nước và giao tranh dữ dội với lực lượng dân quân thân chính phủ."

-Sputnik News ngày 5/11/2015: "Không lực Nga đã tấn công 263 mục tiêu khủng bố ở Syria trong hai ngày, RIA "Novosti" đưa tin kèm dẫn nguồn người đại diện của Bộ Quốc Phòng Nga Igor Konashenkov." Trong cuộc điều trần của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại quốc hội, Bà Victoria Nuland- Phụ Tá Ngoại Trưởng về Châu Âu và Âu-Á cho biết Nga chi khoảng 2-4 triệu (đô-la) mỗi ngày cho các cuộc không kích. Trong khi đó, Phụ Tá  Ngoại Trưởng về Cận Đông là Anne Patterson cho biết Mỹ chi vào các hoạt động không kích mỗi ngày khoảng 8 triệu đô-la.

-AP ngày 6/11/2015: "Vào ngày Thứ Sáu 6/11/2015, Hoa Kỳ triển khai sáu phi cơ nghênh cản (không chiến) F-15C tại phía nam Căn Cứ Không Quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ để giúp bảo vệ không phận Thổ vì có thể có kẻ xâm nhập." Mấy ngày trước đây báo chí đã bình luận rằng có thể có cuộc không chiến giữa máy bay Nga-Mỹ vì khu vực này không có máy bay của quân ISIS và máy bay quân chính phủ Syria thường né tránh đụng độ với Mỹ. Trong khi đó tin tức chưa được kiểm chứng cho biết Nga triển khai hệ thống hỏa tiễn phòng không tối tân nhất S-300 nói là để bảo vệ phi cơ Nga. Coi chừng cuộc chiến chống ISIS lại biến thành cuộc tử chiến giữa Nga và Mỹ. Lúc đó ISIS sống nhăn và sẽ mổ dê ăn mừng theo tục lệ của tín đồ Đạo Hồi.

-Sputnik News ngày 6/11/2015: "Washington Post viết,  sự can thiệp của Mỹ vào Syria sẽ tăng nhanh trông thấy do thái độ tắc trách của Washington như trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, khi mà sự hiện diện quân sự của Mỹ từ vài trăm cố vấn đã tăng lên nửa triệu binh sĩ trong vòng tám năm (1960-1968). Ngoài ra, các động thái quân sự và ngoại giao của Mỹ không có sự liên kết với nhau và không tạo thành một chiến lược nhất quán, có thể dẫn đến thất bại." Theo AP ngày 8/11/2015, "Trong cuộc chiến chống lại quân khủng bố IS (tại Iraq và Syria), các nhà lập pháp Hoa Kỳ nói rất mạnh, thế nhưng nhiều nghị sĩ lại né tránh khi tái bỏ phiếu cho phép hành pháp quyền dùng binh lực để chống lại IS, mà chỉ muốn để mặc tổng thống tự lo liệu lấy." Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Tim Kaine - nhân vật hàng đầu ở thượng viện nói rằng, "Có một lối suy nghĩ cho rằng nếu chúng tôi không bỏ phiếu, chúng tôi không chịu trách nhiệm về mặt chính trị. Lúc đó chúng tôi sẽ đổ lỗi cho tổng thống." (There is sort of this belief that if we do not vote, we cannot be held politically accountable. We can just blame the president, Kaine said.)
Sở dĩ các nước hối hả đồng ý về một giải pháp như vậy là do cuộc khủng bố đẫm máu tại Pháp, khiến nhu cầu khẩn cấp phải tập trung nỗ lực để tiêu diệt lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo. AFP ngày hôm nay loan tin, Tổng Thống Obama và Tổng Thống  Putin đã bắt tay và nói chuyện với nhau bên cạnh một chiếc bàn nhỏ, lần đầu tiên phá tan băng giá giữa hai nước kể từ khi Nga tiến hành các cuộc không kích Syria. Cuộc gặp gỡ diễn ra bên lề cuộc họp Thượng Đỉnh G-20 tổ chức tại khu nghỉ mát Antalya của Thổ Nhĩ Kỳ nằm trên bờ Địa Trung Hải. Hai bên đã trao đổi quan điểm về tình hình Syria và sự căng thẳng ở Ukraina trong khoảng 35 phút." Rõ ràng đây là sự hòa dịu Nga-Mỹ và đầy bất ngờ do cuộc khủng bố xảy ra tại Pháp khiến Mỹ và Tây Phương nhìn ra cái nào là họa trước mắt, đang lan rộng toàn cầu giống như Ô. Henri Kissinger đã nói trên Washington Post.

-New York Times (Qatar)  ngày 7/11/2015: "Trong lúc Hoa Kỳ chuẩn bị tăng cường các chuyến không kích vào ISIS tại Syria, các đồng minh Ả Rập cách đây một năm hào hứng gửi máy bay chiến đấu tới tham gia nhưng nay hoàn toàn biến mất trong các chiến dịch."

-UPI ngày 9/11/2015: "Cuộc chạm súng giữa quân chính phủ và quân IS tại Deir Ezzor nắm xa về phía tây Syria khiến 59 tay súng IS thiệt mạng. Theo SANA quân chính phủ đã phá hủy một thiết vận xa, một bệ phóng hỏa tiễn và ba súng máy. Phi trường Deir Ezzor trước đây liên tục bị lực lượng IS tấn công và đã có lần sát hại 90 quân chính phủ." Theo Washington Post cùng ngày, được sự yếm trợ của không quân Nga và Syria, quân chính phủ đã chiếm lại được làng Sheikh Ahmad  thuộc Tỉnh Aleppo trên đường tiến về Phi Trường Kweiras của Thành Phố Aleppo bị bao vây bởi phiến quân hơn từ năm 2013. Theo Washington Post, phá vỡ vòng vây Phi Trường Kweiras là một thắng lợi lớn của quân chính phủ từ khi có cuộc không kích của Nga."

-News Week ngày 10/11/2015: "Người đứng đầu Giáo Hội Chính Thống Giáo Syriac Orthodox cho biết cả ngàn chiến binh Thiên Chúa Giáo đã hối hả kéo về thành phố tập trung đông đảo tín đồ Thiên Chúa Giáo Town of Sadad để phòng ngừa thành phố này rơi vào tay lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo. Thành phố này nằm cạnh xa lộ chiến lược nối Thủ Đô Damascus với Tỉnh Homs về phía tây. Thành phố được chính phủ tái chiếm năm 2013 nhưng nay quân IS lại tiến gần tới Sadad khoảng 10 cây số."

-AFP (Damascus) ngày 12/11/2015: "Quân chính phủ Syria với sự hỗ trợ của chí nguyện quân Li-băng Hezbollar đã kiểm soát trọn vẹn thành phố quan trọng Al-Hader nằm cách xa lộ chiến lược Aleppo-Damascus khoảng 10 cây số do phiến quân chiếm giữ trước đây. Thành phố này là bộ chỉ huy lớn nhất của phiến quân ở nam Aleppo."

Nhận Định:

Từ những dữ kiện trên chúng ta thấy tình hình Syria mỗi lúc mỗi trở nên phức tạp hơn nhưng dường như đà chiến thắng đang ngả về phía quân chính phủ Syria. Trong tình hình đó, AFP ngày 10/11/2015 cho biết Nga mong muốn chính phủ Syria và phe nổi dậy đồng ý tiến hành việc sửa đổi hiến pháp kéo dài tới 18 tháng, sau đó là cuộc bầu cử tổng thống sớm. Bản dự thảo có trong tay Reuters vào ngày 10/11/2015. Nhưng Phương Tây nói rằng khó cho các nước chống lại Tổng Thống Assad có thể chấp nhận dự thảo này. Cuộc thảo luận quốc tế bao gồm 20 quốc gia về vấn đề Syria đã mở ra tại Vienna vào 14/11/2015. Nhưng trước đó ngoại trưởng Anh nói rằng Ô. Assad phải ra đi. Còn Tổng Thống Putin nói rằng Nga không có thẩm quyền yêu cầu Ô. Assad phải ra đi. Ấy là chưa kể Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia còn cương quyết hơn trong vấn đề lật đổ chế độ của Ô. Assad.

The Vox ngày 13/11/2015: Với tiêu đề "Lý Do Đơn Giản Khiến Đàm Phán Về Hòa Bình Cho Syria Có Thể Tan Vỡ." (The very simple reason why Syria peace talks are probably doomed) " bài viết nhận định, "Hiển nhiên là không có lập trường ở giữa và vì thế có lý do để tin rằng họ sẽ tiếp tục giao chiến. Và khi họ tiếp tục giao chiến, chiến tranh tiếp tục kéo lê." (There is no obvious middle ground, and thus there is every reason to believe that they will continue fighting. And as long as they are both fighting, the war will drag on.) Ngày 14/11/2015 AFP loan tin, "Ngoại Trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết các phái đoàn tham dự hòa đàm Vienna đã đồng ý một chính quyền chuyển tiếp có thể được thiết lập trong sáu thángcuộc bầu cử sẽ tiến hành trong 18 tháng".

Sở dĩ các nước hối hả đồng ý về một giải pháp như vậy là do cuộc khủng bố đẫm máu tại Pháp, khiến nhu cầu khẩn cấp phải tập trung nỗ lực để tiêu diệt lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo. AFP ngày hôm nay loan tin, Tổng Thống Obama và Tổng Thống  Putin đã bắt tay và nói chuyện với nhau bên cạnh một chiếc bàn nhỏ, lần đầu tiên phá tan băng giá giữa hai nước kể từ khi Nga tiến hành các cuộc không kích Syria. Cuộc gặp gỡ diễn ra bên lề cuộc họp Thượng Đỉnh G-20 tổ chức tại khu nghỉ mát Antalya của Thổ Nhĩ Kỳ nằm trên bờ Địa Trung Hải. Hai bên đã trao đổi quan điểm về tình hình Syria và sự căng thẳng ở Ukraina trong khoảng 35 phút." Rõ ràng đây là sự hòa dịu Nga-Mỹ và đầy bất ngờ do cuộc khủng bố xảy ra tại Pháp khiến Mỹ và Tây Phương nhìn ra cái nào là họa trước mắt, đang lan rộng toàn cầu giống như Ô. Henri Kissinger đã nói trên Washington Post.

Tuy nhiên vì tình hình tại Syria quá phức tạp cho nên theo tôi, số phận Syria chưa thể giải quyết bằng giải pháp chính trị. Đồng ý là các bên có thiện chí nhưng làm thế nào để có một chính phủ chuyển tiếp khi một nhà nước đương quyền phải ngồi chung với khoảng 41 phe nổi dậy? Do đó,  lâm thời vẫn là chiến lược giành chiến thắng trên mặt trận để có ưu thế trên bàn hội nghị, tức chiến tranh sẽ trở nên ác liệt hơn. Nếu Nga không chịu nổi chiến phí và thoái lui, phiến quân do Mỹ hỗ trợ hoặc lực lượng ISIL sẽ tiến vào Damascus và Ô. Assad cùng gia đình sẽ bị giết hoặc bị treo cổ như Ô. Saddam Hussein hoặc Ô. Gadaffi và đất nước Syria sẽ tiếp tục là cuộc chiến giữa phe nổi dậy và lực lượng ISIL. Còn nếu Ô. Assad từ từ bình định được đất nước qua sự trợ giúp của Nga thì ông sẽ làm tổng thống thêm năm, mười năm nữa. Chúng ta chờ xem cuộc hòa đàm ở Vienna đi về đâu.

Hiện nay, các chiến lược gia Hoa Kỳ đang tranh cãi về quan niệm: Lưu giữ/để yên một nhà nước độc tài để  ổn định tình hình hoặc giết nhà độc tài đó để tình hình hỗn loạn, đất nước chia năm xẻ bảy và trở thành mảnh đất màu mỡ cho "thánh chiến" và tổ chức khủng bố. Thật lạ lùng, con người ta tuy rất thông minh, lại được cố vấn bởi rất nhiều "tổ hợp óc" (think tank) nhưng có những lúc chỉ có hai giải pháp thôi mà cũng không biết phải chọn giải pháp nào. Chính vì thế mà ngày xưa các hoàng đế Trung Hoa, trước các vấn đề khó khăn của đất nước không biết lành-dữ thế nào, đã phải nhờ quan bốc phệ "gieo quẻ " để nhờ thần linh chỉ bảo cho.

Đào Văn Bình
(California ngày 15/11/2015)

  (*) Nguyên tắc Goldilocks rút ra từ truyện thiếu nhi "Ba Con Gấu" (The Three Bears) trong đó cô bé tên Goldilocks tìm thấy một ngôi nhà do ba ông gấu làm chủ. Mỗi ông gấu có mỗi cá tính khác nhau về đồ ăn và giường ngủ. Sau khi thử ba ông gấu về hai thứ đó, cô bé Goldilocks khám phá ra rằng một ông thì quá cực đoan (quá nóng hay quá lớn), ông thì ở đối cực (quá lạnh hay quá nhỏ), và ông thì "vừa vừa". Nguyên tắc Goldilocks được ứng dụng trong nhiều lãnh vực như phát triển tâm lý, sinh vật học , kinh tế và ngành kỹ thuật. (The Goldilocks principle is derived from a children's story "The Three Bears" in which a little girl named Goldilocks finds a house owned by three bears. Each bear has its own preference of food and beds. After testing all three examples of both items, Goldilocks determines that one of them is always too much in one extreme (too hot or too large), one is too much in the opposite extreme (too cold or too small), and one is "just right"The Goldilocks principle is applied across many disciplines, particularly developmental psychologybiology,[2] economics and engineering.

2015/11/05

Nhật Ký Biển Đông: Tình Hình Syria Sẽ Phức Tạp Hơn

Nhật Ký Biển Đông: Tình Hình Syria Sẽ Phức Tạp Hơn

Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Mười ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:

-Washington Post ngày 15/10/2015: "Theo Everytown- một nhóm vận động giảm bớt bạo lực vì súng đạn tại Hoa Kỳ cho biết đã có ít nhất 209 trường hợp vô tình nổ súng liên quan đến tuổi 17 và dưới tuổi này tại Hoa Kỳ năm nay. Christopher Ingraham của Washington Post đã làm bản tường trình về những cuộc nổ súng như vậy, đã có ít nhất 43 trường hợp liên quan đến trẻ em ba tuổi hoặc nhỏ hơn vào năm 2015 - hay nói cách khác mỗi tuần xảy ra một vụ."

-AP (Hạ Uy Di) ngày 17/10/2015: "Thống Đốc Tiểu Bang Hạ Uy Di David Ige vừa tuyên bố tình trạng khẩn trương để đối phó với cuộc khủng hoảng người vô gia cư chỉ sau vài ngày sau khi các viên chức thành phố đã giải tỏa xong một trong những "làng" vô gia cư lớn nhất của đất nước. Theo đợt kiểm kê cuối cùng, Hạ Uy Di có khoảng 7260 người vô gia cư - tức tỉ lệ lớn nhất tính trên đầu người toàn quốc. Theo Ô. Ige việc tuyên bố tình trạng khẩn trương là để đương đầu với việc xây cất mau chóng khu tạm trú cho các gia đình vô gia."

-AP (New Delhi) ngày 17/10/2015: "Tàu chiến, hàng không mẫu hạm và tàu ngầm của Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đã kéo tới Vịnh Bangal vào Thứ Bảy để tham dự cuộc tập trận chung ở ngoài khơi bờ biến phía đông Ấn Độ - một biểu hiện gia tăng hợp tác chiến lược giữa ba quốc gia khi phải đối đầu với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Như một sự trùng hợp, quân đội Ấn Độ và Hoa Lục cũng đang tiến hành cuộc tập trận chung chống khủng bố tại Côn Minh (Kunming) nam Trung Hoa."

-Reuters ngày 17/10/2015: "Một ông tướng cao cấp của Hoa Lục nói rằng Trung Quốc sẽ chẳng bao giờ kinh xuất tới độ sử dụng võ lực tại Biển Đông." Trong khi đó theo VOV, Tướng Phùng Quang Thanh đã có cuộc gặp gỡ với bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc bên lề Diễn Đàn Hương Sơn lần thứ 6 (diễn đàn về bàn về hợp tác an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương dành cho các học giả quân sự) tại Bắc Kinh. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) như sau, "Hy vọng Trung Quốc nói đi đôi với làm"

-Reuters ngày 18/10/2015: "Một hạm đội bao gồm hàng không mẫu hạm, tuần dương hạm, khu trục hạm và tàu ngầm đã tập kết ngoài khơi bờ biển Nhật Bản để phô diễn sức mạnh, biểu tượng của những tàu chiến mới nhất và cho thấy sự can thiệp rộng rãi hơn nữa của Hải Quân Hoa Kỳ tại Tây Thái Bình Dương. Thủ Tướng Abe đã cùng phó thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng đã lên thăm HKMH Ronald Regan bỏ neo tại Vịnh Sagami."

Tuy nhiên theo Business Insider ngày 21/10/2015, "Giữa lúc Hoa Lục muốn kiểm soát toàn bộ vùng Biển Đông còn đang tranh chấp, Bắc Kinh đã phát triển loại hỏa tiễn có khả năng diệt hạm Đông Phong 21 khiến gây thiệt hại thảm khốc cho các tàu chiến Hoa Kỳ. Vì loại hỏa tiễn này mà Hoa Kỳ có thể giảm bớt ý định dùng hàng không mẫu hạm để đương đầu với Bắc Kinh.'
Trong khi một số người kêu gào "Thoát Trung" thì Anh Quốc - một quốc gia đứng hàng thứ tư trên thế giới về quân sự lẫn kinh tế lại "Phục Trung" chui đầu vào cái rọ Trung Quốc! Bộ Anh Quốc ngu lắm sao? Xin thưa làm ăn buôn bán khác, liên minh quân sự khác. Tất cả đều là do bản lĩnh của một quốc gia. Khuynh hướng toàn-cầu-hóa ngày hôm nay là làm ăn buôn bán với tất cả các nước. Đồng đô-la của Mỹ, của Nhật hay của Trung Quốc cũng đều là đô-la. Không thể nói đồng đô-la của Mỹ "thơm" hơn đồng đô-la của Hoa Lục. Anh Quốc đã theo chủ nghĩa thực dụng. Hợp tác với Mỹ về quân sự để lo an ninh, nhưng lại hợp tác với Hoa Lục về kinh tế để sống còn, kể cả ông Úc Châu, ông Tân Gia Ba cũng vậy. Lý tưởng vừa vừa thôi. Lý tưởng quá thì nên vào rừng đi tu hay lên đỉnh Hy Mã Lạp Sơn ở ẩn. Các cụ Việt Nam nói, "Có thực mới vực được đạo".
-VnPlus ngày 20/10/2015: "Ngày 19/10/2015, Bà Ghana Yanovska - thư ký báo chí của nhà lãnh đạo Cộng Hòa Nam Ossetia tự xưng Leonid Tibilov cho biết trong cuộc họp với trợ lý của Tổng Thống Nga -Vladislav Surkov, ông Tibilov đã bày tỏ ý định tổ chức trưng cầu ý dân về việc sáp nhập vào Nga. Theo bà Yanovska, ông Tibilov cho rằng việc sáp nhập vào Nga là nguyện vọng từ lâu nay của người dân Nam Ossetia.  Nga đã công nhận Nam Ossetia là một quốc gia độc lập sau cuộc chiến kéo dài năm ngày với Gruzia/Georgia hồi năm 2008. Nhưng động thái (hành động) này bị chính quyền Tbilisi lên án là nhằm hiện thực hóa âm mưu thâu tóm của Moskva trong khi Phương Tây cho là có thể đe dọa ổn định và an ninh khu vực." AFP ngày 20/10/2015 cho biết tàu chiến Mỹ đã ghé thăm Georgia hiện đang rất mong muốn gia nhập NATO.

Theo tôi, nếu Georgia không gia nhập NATO và hòa dịu với Nga thì Nam Ossestia sẽ là vùng tự trị. Nhưng nếu Georgia quyết tâm gia nhập NATO thì Nam Ossetia sẽ sát nhập vào Nga giống như Crimea/Cưm vậy. Đó là "luật chơi" của thế giới Ta Bà này.

-AFP ngày 20/10/2015: "Để phản kháng lại lời tố cáo cho rằng Ba Tư hành động như một quốc gia đi tìm thuộc địa, một giới chức ngoại giaoTehran nói rằng Saudi Arabia chứ không phải Ba Tư mới là kẻ gây bất ổn ở Trung Đông. Lời đối đáp được phát ngôn viên bộ ngoại giao Ba Tư Marzieh Afkham đưa ra sau khi Bộ Trưởng Ngoại Giao Ba Tư Adel al-Jubeir tố cáo Ba Tư can thiệp vào công việc nội bộ của Syria, Li-băng và Yemen."

Trên thế giới này có hai quốc gia muốn làm gì thì làm mà không một ai, kể cả Liên Hiệp Quốc dám "đụng tới sợi lông chân", đó là Do Thái và Saudi Arabia vì họ là đồng minh chí cốt của Mỹ. Saudi Arabia hiện đang cầm đầu liên minh Ả Rập can thiệp quân sự vào Yemen, yểm trợ tài chính cho nhóm khủng bố quốc tế al-Qaeda mà chính Osama bin-laden là do Saudi Arabi nuôi dưỡng. Mới đây Saudi vừa gửi 500 hỏa tiễn TOW chống xe tăng cho nhóm phiến quân ở Syria. Thành quả của Nhà Nước Hồi Giáo ISIS ngày nay cũng là do Saudi Arabia góp công một phần rất lớn. Ngày nay hầu như trên toàn thế giới, các nhóm Hồi Giáo Sunni có khuynh hướng quá khích đều do Saudi Arabia tài trợ và đào tạo giáo sĩ. Saudi Arabia hiện là thủ lãnh của Hồi Giáo Sunni bao trùm toàn thế giới mà không ai dám làm gì cả vì đụng tới Saudi là đụng tới Mỹ. Cứ nhìn vào hình ảnh Ô.Obama cúi rạp người trước Quốc Vương Saudi thì chúng ta thấy. Tin mới nhất cho biết Mỹ sẽ bán cho Saudi Arabia bốn tàu chiến tối tân nhất trị giá 11 tỉ đô-la. Hoa Kỳ là siêu cường mà ai cũng phải nể sợ, nhưng đối với những vấn đề quan trọng của thế giới thì Hoa Kỳ chịu áp lực rất nặng nề của Do Thái và Saudi Arabia.

-AP (Luân Đôn) ngày 20/10/2015: Chủ Tịch Tập Cận Bình đọc diễn văn tại Quốc Hội Anh, dự dạ tiệc với Nữ Hoàng Elizabeth khi ông thực thiện cuộc viếng thăm Anh Quốc để củng cố mối liên hệ kinh tế giữa hai quốc gia- một cuộc viếng thăm có thể tạo những lo âu về ảnh hưởng bao trùm của Hoa Lục lên nền kinh tế Anh. Ô. Cameron đã ví cuộc viếng thăm báo hiệu "thời kỳ hoàng kim" (golden era) giữa hai quốc gia- một cuộc xâm lấn rất quyễn rũ được nhiều người chào đón (a charm offensive welcomed by many) (chẳng hạn như xâm lấn vào kỹ nghệ thép của Anh). Đảng Bảo Thủ đang cầm quyền ở Anh trong nhiều năm đã ve vãn Hoa Lục- quốc gia đứng hàng thứ hai về kinh tế. Người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào đã thăm Anh Quốc năm 2005 và công bố 1.3 tỉ đô-la về trao đổi ngoại thương. Lần này Anh Quốc nói rằng hai quốc gia sẽ ký thỏa hiệp thương mại lên tới 46 tỉ đô-la."

Trong khi một số người kêu gào "Thoát Trung" thì Anh Quốc - một quốc gia đứng hàng thứ tư trên thế giới về quân sự lẫn kinh tế lại "Phục Trung" chui đầu vào cái rọ Trung Quốc! Bộ Anh Quốc ngu lắm sao? Xin thưa làm ăn buôn bán khác, liên minh quân sự khác. Tất cả đều là do bản lĩnh của một quốc gia. Khuynh hướng toàn-cầu-hóa ngày hôm nay là làm ăn buôn bán với tất cả các nước. Đồng đô-la của Mỹ, của Nhật hay của Trung Quốc cũng đều là đô-la. Không thể nói đồng đô-la của Mỹ "thơm" hơn đồng đô-la của Hoa Lục. Anh Quốc đã theo chủ nghĩa thực dụng. Hợp tác với Mỹ về quân sự để lo an ninh, nhưng lại hợp tác với Hoa Lục về kinh tế để sống còn, kể cả ông Úc Châu, ông Tân Gia Ba cũng vậy. Lý tưởng vừa vừa thôi. Lý tưởng quá thì nên vào rừng đi tu hay lên đỉnh Hy Mã Lạp Sơn ở ẩn. Các cụ Việt Nam nói, "Có thực mới vực được đạo".

-The Hill ngày 24/10/2015: "Cựu Thủ Tướng Anh Tony Blair xin lỗi về cuộc Chiến Tranh Iraq mà ông đã gánh một phần trách nhiệm về cuộc nổi dậy của Nhà Nước Hồi Giáo (IS) tại Iraq và Syria.  Có những yếu tố về sự thật đã lên án quyết định của ông và Tổng Thống George W. Bush (Bush Con) trong cuộc xâm lăng lật đổ Saddam Hussein vào năm 2003 dẫn đến sự nổi dậy của nhóm khủng bố tại Trung Đông. Theo Daily Mail, Ô. Tony Blair đã nói như vậy trong cuộc phỏng vấn với Fareed Zakaria của đài truyền hình CNN phát hình vào Chủ Nhật, ông nói, 'Tôi xin lỗi về việc những tin tức tình báo sai lầm mà chúng tôi nhận được. Tôi xin lỗi về những sai sót trong việc thiết lập kế hoạch, và chắc chắn sai sót trong việc hiểu biết những gì sẽ xảy ra khi chúng tôi lật đổ chế độ của Ô. Saddam Hussein ' " (Former British Prime Minister Tony Blair is apologizing for the Iraq War and acknowledging that he could be partly to blame for the rise of the Islamic State in Iraq and Syria. "There are elements of truth" to accusations that his and former President George W. Bush's decision to invade Iraq to oust Saddam Hussein in 2003 led to the rise of the terror group in the Middle East, Blair said in an interview with Fareed Zakaria on CNN airing Sunday, according to the Daily Mail. "I apologize for the fact that the intellgence we received was wrong," Blair said. "I also apologize for some of the mistakes in planning and, certainly, our mistake in our understanding of what would happen once you removed the [Saddam Hussein] regime.) (*)

Thêm vào đó, theo AFP ngày 25/10/2015, ứng cử viên tổng thống hàng đầu của Đảng Cộng Hòa Donald Trump một lần nữa khẳng định rằng, "Thế giới có thể là nơi chốn tốt lành hơn nếu các nhà độc tài như Saddam Hussein và Moamer Kadhafi vẫn còn nắm quyền. Tôi muốn nói, hãy nhìn xem cái gì đã xảy ra. Lybia là tai biến. Lybia là thảm họa. Iraq là thảm họa. Syria là thảm họa. Toàn bộ Trung Đông cũng thế. Tất cả đều nổ tung chung quanh Hillary Clinton và Obama. Nó nổ tung. " ("The world would be a better place if dictators such as Saddam Hussein and Moamer Kadhafi were still in power, top Republican US presidential hopeful Donald Trump said in comments aired Sunday: I mean, look what happened. Libya is a catastrophe. Libya is a disaster. Iraq is a disaster. Syria is a disaster. The whole Middle East. It all blew up around Hillary Clinton and around Obama. It blew up." )

-Sputnik News ngày 26/10/2015:  Phát biểu tại Hội thảo khoa học về Việt Nam được tổ chức ở Matxcơva, Viện sĩ Thông tấn của Viện Hàn Lâm Khoa Học Nga, Tiến sĩ Sergey Ryazantsev báo cáo như sau: "Do hậu quả của hâm nóng toàn cầu, Việt Nam là một trong năm quốc gia dễ bị tổn thương nhất do hiện tượng nước biển dâng cao. Diện tích ngập lụt tiềm năng (tiềm tàng) bao gồm các khu vực đông dân nhất và quan trọng nhất về mặt kinh tế. Theo dự báo của Ngân Hàng Thế Giới, đến năm 2040, mực nước biển có thể dâng cao 30cm. Nếu dự báo này trở thành hiện thực thì trong số các vùng đất bị chìm dưới nước biển sẽ có nhiều nhiều khu vực trong các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ. Khoảng 6 triệu người sẽ là trong các khu vực ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long. Gần 6% lãnh thổ Việt Nam có nguy cơ bị chìm dưới nước".

-Tin Tổng Hợp ngày 26/10/2015: "Theo giới chức bộ quốc phòng, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đã chấp thuận phái khu trục hạm Lassen trang bị hỏa tiễn đạn đạo tới gần các bãi đá Subi do Trung Quốc bồi đắp trong Quần Đảo Trường Sa. Theo AFP ngày 27/10/2015, Thứ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Zhang Yesui đã cho mời Đại Sứ Hoa Kỳ Max Baucus tới để thông báo rằng rằng khu hạm Lassen đã làm việc khiêu khích nghiêm trọng. Còn Bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho hay đã phái một khu trục hạm và một tuần dương hạm tới để cảnh cáo Hoa Kỳ. Chưa biết tình hình diễn biến như thế nào. Rõ ràng hành động gửi tàu chiến tới đây, Hoa Kỳ chính thức không công nhận Đường Lưỡi Bò, đồng thời nỗ lực ngăn chặn sự bành trướng, khống chế toàn bộ Biển Đông của Hoa Lục. Theo Fox Trot Alpha ngày 27/10/2015: "Khu trục hạm Lassen bị khu trục hạm Lanzhou (Lan Châu) trang bị hỏa tiễn đạn đạo và tuần dương hạm Taizhou (Đài Châu) bám theo." Theo Bloomberg View, dường như Hoa Lục không lùi bước, bộ tham mưu của Ô.Obama đang tính toán bước thứ hai phải làm gì. Theo Business Insider ngày 28/10/2015, "Theo một tờ báo thân cận với chính quyền, dường như Hoa Lục không sợ một cuộc chiến với Hoa Kỳ." (China is not afraid of fighting a war with the US in the South China Sea, a newspaper with close links to the government said on Wednesday.) Ngày 29/10/2015, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Trung Quốc nói rằng , "Chúng tôi thúc giục Hoa Kỳ đừng tiếp tục đi vào con đường sai trái nữa. Nếu Hoa Kỳ cứ tiếp tục, chúng tôi sẽ dùng mọi phương tiện cần thiết." Reuters ngày 29/10/2015 cho biết Bà Thủ Tướng Đức Merkel bày tỏ lo lắng và để nghị Trung Quốc đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế để giải quyết. Trong khi đó theo Reuters, Úc sẽ gửi tàu chiến tham gia cuộc tập trận chung với Hoa Lục tại Biển Đông vào tuần tới, tán thành tự do hàng hải nhưng lại không nói gì tới vụ khu trục hạm Lassens. Còn tàu chiến Pháp cũng đang thăm viếng Trung Quốc, bỏ neo tại Căn Cứ Hải Quân Zhanjiang của Tỉnh Sơn Đông. Theo Reuters, đô đốc hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc đã gặp nhau để bàn luận về những thủ tục hai bên đồng ý để tránh đụng độ ở Biển Đông và những cuộc thăm viếng hải quân của hai bên dự trù vẫn tiếp diễn. Như thế Biển Đông tạm thời "biển lặng gió êm", tàu chiến hai bên chơi trò "ú tim" nấp, hù dọa, đuổi nhau nhưng không đánh nhau.

Không biết Mỹ có đạt được mục tiêu của mình là ngăn chặn Trung Quốc bá chủ Biển Đông không? Các nước nhỏ trong vùng như Phi Luật Tân và Việt Nam đang chú tâm theo dõi tình hình.

-AP (Liên Hiệp Quốc) ngày 27/10/2015: "Liên Hiệp Quốc đã đồng loạt bỏ phiếu lên án cuộc cấm vận Cuba mà chỉ có hai phiếu chống là Hoa Kỳ và Do Thái. Khi kết quả hiện lên màn ảnh, nhiều nhà ngoại giao nhảy lên vỗ tay."  (When the vote lit up on the screen many diplomats jumped to their feet in a standing ovation.) Trước đây Hoa Kỳ dự trù vắng mặt không bỏ phiếu. Tuy vậy, Tổng Thống Obama vẫn kêu gọi quốc hội tháo dỡ lệnh cấm vận. Điều này cho thấy chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ không nhất quán vì quyền hạn của quốc hội quá lớn có thể ngáng chân hành pháp. 

-AFP (Istanbul) ngày 28/10/2015: "Công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ truy tố hai học sinh 12 và 13 tuổi về tội nhục mạ Tổng Thống Erdogan khi hai học sinh này xé tấm bích chương có hình của ông. Hai học sinh trên có thể bị kết án tù từ 14 tháng tới 4 năm tám tháng."

-Sputnix News ngày 29/10/2015: "Theo lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 5 và 6 tháng Mười Một, ông Lu Khang công bố tại một cuộc họp báo. Sau đó Ô. Tập Cận Bình sẽ thăm Tân Gia Ba."

Nhận Định:

Cuộc can dự quân sự vào Syria của Nga kéo dài đúng một tháng và tình hình diễn biến vô cùng phức tạp với sự gia tăng các cuộc không kích và phản ứng mạnh mẽ của Mỹ và đồng minh:

-Reuters ngày 15/10/2015: "Được máy bay Nga yểm trợ, quân đội Syria đã mở cuộc tấn công sáng ngày 15/10/2015 vào các vùng phía bắc Thành Phố Homs. Bộ quốc phòng cho biết các máy bay SU-34, Su-24M và SU- 25 đã tham gia các cuộc không kích.

-AFP (Kazakhstan) ngày 15/10/2015: "Tổng Thống Putin đã công kích Hoa Thịnh Đốn có lập trường 'thiếu xây dựng' đối với vấn đề Syria sau khi Điện Kremlin nói rằng Hoa Kỳ từ chối tiếp phái đoàn cao cấp của Moscow do Thủ Tướng Medvedev dẫn đầu." Trong khi đó Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia cảnh cáo Nga về hậu quả của việc can thiệp quân sự vào Syria và Ankara nói rằng chiến dịch oanh kích của Moscow là sai lầm lớn."

-VnExpress ngày 16/10/2015: "Andrei Kartapolov- quan chức cấp cao Bộ Tổng Tham Mưu Nga nói với báo Komsomolskaya Pravda rằng kể từ khi bắt đầu chiến dịch (ngày 30/9/2015), Nga đã thực hiện hơn 600 lần xuất kích và ném bom hơn 380 mục tiêu Nhà Nước Hồi Giáo. "

-AFP (Hoa Thịnh Đốn) ngày 16/10/2015: "Tổng Thống Obama cảnh cáo Nga rằng họ không thể dùng không kích để đạt một giải pháp hòa bình cho Syria và việc chống đỡ cho Tổng Thống Assad sẽ thất bại." Thế nhưng vào ngày 21/10/2015, theo AP, "Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại Trưởng John Kerry sẽ gặp nhau vào 23/10/2015 tại Vienna để thảo luận về cuộc chiến tại Syria  cùng với các ngoại trưởng của Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia."

-Reuters ngày 17/10/2015: "Theo nhóm quan sát, được sự hỗ trợ bởi chí nguyện quân Ba Tư và Hezbollah, quân đội Syria đã mở cuộc tấn công tái vùng chiếm lãnh thổ chung quanh Thành Phố Aleppo từ tay phiến quân và nhóm thánh chiến. Lực lượng chính phủ cũng đã đang chiến đấu để lấy lại vùng bắc của Tỉnh Hama, Idlib và Latakai do phiến quân kiểm soát từ mấy tháng trước đây. "

-AP (Beirut) ngày 17/10/2015: "Các nhà quan sát tại Syria cho biết, Sanafi al-Nasr -  thủ lãnh cao cấp nhất của al-Qaida và hai chiến binh khác người Saudi và Moroco (Maroc cũ) đã chết bởi cuộc không kích tại Tỉnh Dana bắc Syria, nhưng chưa rõ chết bởi máy bay do liên quân Mỹ cầm đầu hay bởi máy bay Nga."

-AFP (Beirut) ngày 17/10/2015: "Với sự yểm trợ của không quân Nga, quân chính phủ tiến gần Thành Phố Aleppo vào ngày Thứ Bảy 17/10/2015, nhưng gặp phải sức kháng mãnh liệt của lực lượng nổi dậy tại khu vực trung tâm của đất nước. Theo một giới chức Hoa Kỳ, khoảng 2000 quân chí nguyện Ba Tư và đồng minh khu vực đã hỗ trợ quân chính phủ trong các đợt tấn công với sự phối hợp của Nga."

-Sputnik News ngày 17/10/2015: "Theo tin tức có sự xác nhận của Bộ Quốc Phòng Nga, sau khi hàng trăm chiến binh IS tháo chạy khỏi Syria để trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ, có thông báo rằng những tên khủng bố đã bỏ lại cả râu ở cứ điểm của chúng. Qua những tấm ảnh công bố trên các mạng xã hội, có thể thấy hàng đống râu vương vãi trên mặt đất cùng với dao cạo."

-Sputnik News ngày 18/10/2015: "Bộ Ngoại giao Cuba cho biết không hề có quân nhân nước này ở Syria theo như  Reuters đưa tin.Trong một thông cáo ngắn gọn, cơ quan ngoại giao dứt khoát phủ nhận, bác bỏ những thông tin vô trách nhiệm và vô căn cứ về sự hiện diện của quân đội Cuba tại Cộng hòa Ả Rập Syria. "

Cuối cùng tin này là "tin vịt cồ " bởi vì đài truyền hình Fox News đã lấy tin từ một nhóm người Cuba ở Miami, rồi phóng lên mà không hề kiểm chứng. Theo Huffington Post ngày 26/10/2015, chính phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói rằng, "Chúng tôi không thấy bằng cớ nào chứng tỏ sự kiện đó là có thật."  (We've seen no evidence to indicate that those reports are true.) Rồi bài báo viết rằng, "Tin xấu/lời gian dối thì lan nhanh tới nửa vòng trái đất, còn tin thật/điều tốt thì nằm xếp xó." (A lie can travel halfway around the world while the truth is putting on its shoes.)

-AFP (Beirut) ngày 18/10/2015: "Theo tổ chức Quan Sát Nhân Quyền có trụ sở ở Anh Quốc, vào đêm Thứ Bảy rạng sáng Chủ Nhật, một máy bay chưa rõ của quốc gia nào đã oanh kích vào một đoàn xe 16 chiếc, giết hại ít nhất 40 chiến binh Nhà Nước Hồi Giáo IS."
Qua cách tuyên bố và ứng xử, chúng ta thấy Nga cương quyết theo đuổi mục tiêu của mình nhưng không quá khích, cường điệu và ngổ ngáo như Trung Quốc. Những lời tuyên bố của Tổng Thống Putin và Ngoại Trưởng Lavrov không chọc giận và né tránh chỉ trích đích danh Mỹ. Nga hiểu sức mạnh của Mỹ và theo tôi Nga không muốn đương đầu với Mỹ nhưng chỉ muốn Mỹ tôn trọng quyền lợi sinh tử hay quyền lợi cốt lõi của mình. Nga nể Mỹ nhưng chắc chắn Nga không sợ Mỹ. Mới đây, theo Reuters, trong buổi thuyết trình của Học Viện Bang Giao Quốc Tế tại Moscow, cựu Tổng Thống Pháp Sarkozy nói rằng, "Tôi không bao giờ là một trong số những người lo sợ sự trở lại của Nga trên trường quốc tế, bởi vì tôi đã luôn tin rằng số phận của Nga  là trở thành một cường quốc vĩ đại của thế giới, chứ không chỉ là một cường quốc khu vực. Cô lập Nga là vô nghĩa, cần phải nói chuyện với họ.
-MintzPressNews ngày 19/10/2015: "Theo một giới chức ngoại giao Li Băng, lực lượng Nga đã gửi cảnh cáo sau khi phát hiện máy bay Do Thái tới gần không phận do Nga kiểm soát gần biên giới Syria- Li Băng cách đây hai tuần lễ. Bộ quốc phòng Nga cho biết họ đã thiết lập đường dây thông báo khẩn cấp với Do Thái để tránh máy bay hai bên đụng độ nhau trên không phận Syria."

-Sputnik News ngày 19/10/2015: "Các máy bay cường kích của nhóm không quân Nga đã tiêu diệt một trại huấn luyện lớn của tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) ở tỉnh Latakia, Syria, đại diện chính thức của Bộ Quốc Phòng Nga, Thiếu Tướng Igor Konashenkov tuyên bố hôm Thứ Hai."

-Reuters ngày 20/10/2015: " Theo lời phát ngôn viên của nhóm nổi dậy "Syria Tự Do" do nước ngoài hỗ trợ, những cuộc không kích của Nga tại Tỉnh Latakia đã tiêu diệt Basil Zamo - thủ lãnh quân ly khai và bốn chiến binh khác. Basil Zamo trước đây là đại úy trong quân đội Syria."

-Reuters ngày 20/10/2015: "Theo nguồn tin của phe ủng hộ chính phủ, tối thiểu ba binh sĩ Nga đã chết và một vài binh sĩ chiến đấu bên cạnh quân chính phủ Syria đã bị thương do một cuộc pháo kích vào Tỉnh Latakia nằm ở vùng duyên hải. Nếu được xác nhận thì đây là số thương vong đầu tiên của Nga tại Syria."

-AP ngày 20/10/2015: "Nga và Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận để giảm thiểu nguy cơ đụng chạm và những hiểm nguy khác khi hai bên tiến hành những cuộc không kích tại Syria. Theo yêu cầu của Nga thỏa thuận này được giữ kín nhưng đại khái nó bao gồm những quy luật an toàn, tần số nào hai bên cần liên lạc với nhau, thiết lập đường dây thông báo khẩn cấp trên bộ và thành lập nhóm  làm việc chung bàn về những vấn đề xa hơn."

- AFP (Washington) ngày 20/10/2015: "Hoa Kỳ đã triển khai 12 máy bay tấn công mặt đất A-10 tại căn cứ Incirlik nam Thổ Nhĩ Kỳ. Máy bay Warthogs nổi tiếng vì khả năng tiêu diệt chiến xa và đã được lên lịch trình xuất kích để hỗ trợ liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu chống lại ISIS/ISIL tại Iraq và Syria." Trong khi đó Bộ Quốc Phòng Nga cho biết các máy bay của họ đã oanh kích 60 mục tiêu tại Syria trong 24 giờ qua, bao gồm một xưởng chế tạo đạn dược nằm ở đông Tỉnh Deir Ezzor." Cùng ngày, hãng thông tấn này cho biết thủ tướng đắc cử Justin Trudeau thuộc Đảng Cấp Tiến của Gia Nã Đại đã gọi điện thoại cho Ô. Obama thông báo sẽ rút sáu máy bay chiến đấu hiện đang oanh kích lực lượng IS tại Iraq và Syria, nhưng không nêu rõ thời biểu." Theo tướng Christopher C. Bogdan của Mỹ, giá mua một chiếc F-35 sẽ gia tăng thêm 1 triệu đô-la cho bất cứ quốc già nào rút chân ra khỏi nhóm không kích Syria do Mỹ cầm đầu.

Theo GS. Robert Bothwell tại Đại Học Toronto, "Gia Nã Đại sẽ quay trở lại với chủ nghĩa đa phương và hỗ trợ mạnh mẽ cho tổ chức Liên Hiệp Quốc", tức giao hảo với tất cả các quốc gia trên thế giới thay vì chỉ là "cái bóng" của Hoa Kỳ và phục vụ NATO trên chính trường quốc tế như Ô. Trudeau Con nói, "Gia Nã Đại đã đánh mất lòng bao dung và tiếng nói xây dựng trên thế giới trong mười năm qua" (Canada has lost its compassionate and constructive voice in the world over the past 10 years.)

- Reuters (Mạc Tư Khoa) ngày 21/10/2015: "Tổng Thống Bashar al-Assad đã bay qua Mạc Tư Khoa vào chiều 21/10/2015 để đích thân cám ơn Tổng Thống Putin đã hỗ trợ quân sự - một cuộc viếng thăm ghi dấu Nga đang trở thành một nhân tố quan trọng tại Trung Đông." Cùng ngày hãng thông tấn này cho biết trong vài tuần qua hơn 100 tàu vận chuyển hàng hóa đã tới Syria – sự vận chuyển lớn nhất trong hơn một năm khi Nga gia tăng hỗ trợ cho đồng minh là Tổng Thống Bashar al-Assad. Trong khi đó Hoa Kỳ mạnh mẽ lên án việc Nga tiếp đón Tổng Thống Syria.

-AFP (Mạc Tư Khoa) ngày 21/10/2015: "Trong thời gian Ô. Assad thăm viếng Mạc Tư Khoa, giới chức quân sự Nga cho biết trong 24 giờ qua, Nga đã, tấn công 83 mục tiêu tại Syria." Cũng theo AFP, "Không Quân Hòa Kỳ đã mất liên lạc với hai máy bay không người lái Predator trong hai biến cố khác nhau tại Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq." Mỗi chiếc Predator Drone trị giá khoảng 40 triệu đô-la. Máy bay không người lái trang bị hỏa tiễn này gieo nỗi kinh hoàng cho các nhóm khủng bố ở bất cứ nơi đâu, bất kể ngày đêm.

-Sputnik News ngày 21/10/2015: "Kể từ ngày 30 Tháng Chín, theo yêu cầu của Tổng Thống Bashar al-Assad, Nga bắt đầu cuộc không kích vào các cứ điểm của Nhà Nước Hồi Giáo ở Syria. Trong thời gian này, lực lượng Không Quân Vũ Trụ Nga đã tiến hành khoảng 750 cuộc không kích."

-CBS News ngày 21/10/2015: "Tướng TQLC Joseph Dunford - Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ nói với các nhà lãnh đạo Iraq rằng Iraq phải hứa không được yêu cầu các cuộc không kích từ Nga hay hậu thuẫn cho cuộc chiến chống lực lượng ISIS." (Marine Gen. Joseph Dunford, chairman of the Joint Chiefs of Staff, said Tuesday that the Iraqis had promised they would not request any Russian airstrikes or support for the fight against ISIS." Đây là lời cảnh cáo bởi vì nếu Iraq nhờ Nga không kích tức là đuổi Mỹ. Dù Mỹ đã rút hết quân và Ô. Obama đã tuyên bố "The Iraq war is over" nhưng Mỹ vẫn muốn kiểm soát vùng Trung Đông. 

-AP ngày 22/10/2015: "Qua đêm, Bộ Quốc Phòng Nga đã dùng máy bay đưa một vài ký giả các hãng thông tấn quốc tế từ Moscow tới Căn Cứ Không Quân Heimeimeem để lần đầu tiên được quan sát việc phòng vệ căn cứ cũng như việc tiến hành các đợt không kích tại đây."

-AFP ngày 22/10/2015: "Trong buổi nói chuyện với 900 nhà khoa học chính trị của cộng đồng thế giới tại Valdai Club ở Sochi , Ô. Putin nói rằng khó lòng đánh bạc bằng cách đặt tiền ở cả hai bên (double game): trong khi tuyên bố chống khủng bố nhưng cùng lúc lại sử dụng một vài nhóm khủng bố như những quân cờ để mưu đồ lợi ích riêng ở Trung Đông." (It's always difficult to play a double game: declaring a fight against terrorists while simultaneously trying to use some of them to arrange the pieces on the Middle East chess board in one's own interests," Putin said at a meeting of political scientists known as the Valdai Club.)

-Reuters ngày 23/10/2015: Cuộc họp tay tư giữa Hoa Kỳ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia tại Vienna diễn ra chỉ để thăm dò một giải pháp cho vấn đề Syria vì lập trường hai bên như nước với lửa. Mỹ-Thổ-Saudi muốn Ô. Assad phải ra đi. Trong khi Nga kiên quyết cho rằng số phận của Syria phải do dân Syria quyết định và Ô. Assad phải là trọng tâm để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria. Ba Tư không được mời tham dự cuộc họp này. Nhưng ngày 27/10/2015, các giới chức Hoa Kỳ cho biết sẽ mời phái đoàn Ba Tư trong kỳ họp tới mà các nhà quan sát quốc tế nói rằng đó là sự thay đổi chiến lược của Hoa Kỳ và đồng minh nhằm giải quyết cuộc chiến Syria và cũng là lần đầu tiên hai đối thủ Ba Tư và Saudi ngổi chung bàn hội nghị.

-Theo Sputnix News ngày 23/10/2015, Ngoại Trưởng Nga Lavrov nói rằng, "Đồng thời với quá trình chính trị, chúng tôi tin tưởng vào sự cần thiết phải tăng cường nỗ lực trong cuộc chiến chống lại ISIL và các tổ chức khủng bố khác." Như vậy theo Nga, dù giải pháp chính trị có xảy ra, thì các cuộc không kích tiêu diệt phe ISIS/ISIL vẫn cứ tiếp diễn, bởi vì Syria không thể có hòa bình khi lực lượng khủng bố hay ISIL tiến vào Thủ Đô Damascus. Phức tạp thêm tình hình, Reuters ngày 24/10/2015 cho biết thêm Tổng Thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ tố cáo lực lượng người Kurd mưu toan chiếm giữ vùng bắc Syria và Thổ sẽ không thể chấp nhận điều này. Ô. Erdogan cũng công kích việc Nga đã tiếp đón Tổng Thống Assad của Syria.

-AFP (Mạc Tư Khoa) ngày 24/10/2015: "Nga tuyên bố sẵn sàng yểm trợ không quân cho phe nổi loạn ôn hòa do Tây Phương huấn luyện, trả lương và trang bị vũ khí  đang chống lại ISIS và Tổng Thống Assad trong lúc Mạc Tư Khoa thúc đầy cuộc tấn công ngoại giao để giải quyết cuộc khủng hoảng." Phe nổi dậy đã bác bỏ đề nghị này và yêu cầu Nga ngưng không kích vào họ.

-Reuters ngày 24/10/2015: "Ngoại Trưởng Nga Lavrov nói rằng Điện Kreimlin mong muốn Syria chuẩn bị cho cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống trong lúc Moscow gia tăng nỗ lực để chuyển hóa ảnh hưởng mạnh mẽ của mình lên Damascus để giàn xếp chính trị." Cũng theo Reuters cùng ngày, Tổng Thống Assad nói rằng ông sẵn sàng tham dự cuộc bầu cử tổng thống nếu người dân Syira ủng hộ ý định này." Ô. Assad đã phát biểu như vậy khi gặp gỡ các nhà lập pháp Nga hiện đang thăm viếng Syria.

-AFP (Mạc Tư Khoa) ngày 26/10/2015: "Các chiến đấu cơ của Nga tiến hành 94 cuộc không kích tại Syria, con số cao nhất trong một ngày kể từ khi Điệm Kremlin bắt đầu các cuộc ném bom kéo dài đã một tháng. Các cuộc không kích nhắm vào các mục tiêu ở Hama, Idlib, Latakia, ngoại ô Damascus, Aleppo và Deir Ezzor." Theo Sputnix News, "Tập Đoàn Vũ Khí Tên Lửa Chiến Lược của Nga đã phải làm việc ba ca (ba buổi) do nhu cầu gia tăng cung cấp vũ khí cho hoạt động tại Syria."

-Business Insider ngày 26/10/2015: "Theo tờ Wall Street Journal Nga xác nhận đã gửi lực lượng đặc nhiệm Delta Force tới Syria cách đây vài tuần với sứ mạng giúp đỡ quân chính phủ Syria của Ô. Assad."

-Sputnik News ngày 26/10/2015: "Phi cơ Nga đã tiến hành không kích vào một kho chứa đạn dược lớn của nhóm khủng bố "Dzhebhat en Nusra", nằm trong hai nhà chứa máy bay bằng kim loại ở ngoại vi khu dân cư Đông Guta (Tỉnh Damascus)", thiếu tướng Konashenkov cho biết."

-Bloomberg News ngày 27/10/2015: "Theo một giới chức quân sự của Tehran, Ba Tư đã mở rộng việc trợ giúp quân sự cho Syria bao gồm việc huấn luyện, trợ giúp tuyển mộ và giúp chấn chỉnh lại quân đội theo yêu cầu của Tổng Thống Asssad." Tin mới nhất cho biết Nga chuẩn bị giao hệ thống hỏa tiễn phòng không

S-300 tối tân nhất cho Ba Tư sau khi lệnh cấm vận của Tây Phương được dỡ bỏ.

-AP ngày 30/12/2015: "Bộ Quốc Phòng Nga cho biết Nga đã tiến hành một loạt những cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo và tên lửa hành trình phóng đi từ trên biển, trên không và đất liền - từ những vị  trí khắp đất nước Syria- một đợt biểu dương sức mạnh lớn nhất của một quốc gia mới trỗi dậy về quân sự." Điều này cho thấy khi hòa đàm mở ra ở Vienna, chiến trường sẽ trở nên ác liệt ơn không ngoài mục đích tranh thắng trên bàn hội nghị.

- Reuters ngày 30/10/2015: Từ Veinna, phóng viên Reuters cho hay, Ngoại Trưởng Sergei Lavrov nói rằng, "Cuộc họp đa phương vào ngày 30/10/2015 để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria đã không đạt được thỏa thuận về số phận của Tổng Thống Bashar al-Assad."

Cuộc khủng hoảng Syria không đơn giản như người ta tưởng. Nếu không nhìn rõ vấn đề thì không sao giải quyết được mà tình hình mỗi lúc mỗi trở nên trầm trọng hơn. Vào ngày 20/10/2015, viết trên tờ Wall Street Journal, Henry Kissinger nhận định, "Sự can thiệp của Nga có thể giúp tái lập trật tự tại Trung Đông mà trước đây hoàn toàn bị khống chế bởi Hoa Kỳ và…sự tiêu diệt lực lượng ISIS khẩn cấp hơn là lật đổ Bashar Assad. (The destruction of ISIS is more urgent than the overthrow of Bashar Assad.) Trong khi đó The Washington Free Beacon cho biết, "Cựu Tổng Thống Jimmy Carter đã cung cấp bản đồ vị trí của IS cho Tòa Đại Sứ Nga ở Hoa Thịnh Đốn - một hành động đối nghịch với bộ tham mưu của Ô. Obama là không hợp tác với Nga trong cuộc chiến Syria."

Ông "cáo già ngoại giao" Kissinger này nói đúng. Nếu Ô. Obama và bộ tham mưu của ông nhận biết ISIS nguy hiểm hơn là sự tồn tại của một nhà nước độc tài Syria thì Mỹ sẽ hợp tác với Nga để thanh toán lực lượng ISIS trước rồi "tiến hành dân chủ" trong hòa bình cho Syira …thì tình hình sẽ sáng sủa hơn.

Nhưng nếu Mỹ và đồng minh cương quyết hỗ trợ cho phe nổi dậy và ngấm ngầm trợ cho al-Queada để lật đổ Ô. Assad thì cuộc chiến sẽ kéo dài và ISIS sẽ vẫn tồn tại do mâu thuẫn Nga-Mỹ.

Đứng trên mặt thực tế mà nói, sự can thiệp quân sự của Nga tại Syria đã tạo thiện cảm nơi Iraq và Jordan. Theo cảnh cáo của Mỹ, Iraq không chính thức yêu cầu Nga không kích lực lượng ISIS/ISIL nhưng cho phép Nga không kích nhóm này trên lãnh thổ Iraq. Còn Quốc Vương Abdullah của Jordan trong cuộc gặp gỡ Tổng Thống Putin vào 20/10/2015 đã nói rằng Nga có vai trò trọng yếu trong việc đưa các bên ngồi lại với nhau để tìm giải pháp cho cuộc chiến khiến 250,000 người chết. (King Abdullah of Jordan told Russian President Vladimir Putin on Tuesday Moscow had a vital role to play bringing together rival sides in Syria to seek a solution to a war that has killed a quarter of a million people.). Chính Quốc Vương Addullah nhận thấy một sự đổ vỡ của Syria lập tức gây thảm họa cho Jordan, Li-băng và sau đó cho Do Thái.

Hiện nay Nga đang tiến hành chiến dịch ngoại giao và chính trị, vừa đề nghị hợp tác với Mỹ, vừa đề nghị giúp không-yểm cho lực lượng Syria Tự Do hay Nhóm Nổi Loạn Ôn Hòa, đồng thời đề nghị Syria tiến hành cuộc bầu cử tự do đề bầu quốc hội và tổng thống. Nếu cuộc bầu cử diễn ra trong lúc này sẽ bị Tây Phương lên án là gian lận và độc diễn. Nhưng chắc chắn Ô. Assad sẽ đắc cử vì người dân Syria đã chán ngấy chiến tranh. Trên thế giới này biết bao cuộc bầu cử gian lận hay độc diễn nhưng người trúng cử vẫn cứ làm tổng thống khơi khơi năm, mười năm mà chẳng ảnh hưởng tới nền hòa bình thế giới, kẻ yêu thì công nhận, kẻ ghét thì tẩy chay. Đời là vậy. Dù Ô. Assad có độc tài nhưng người dân vẫn có quyền làm ăn buốn bán và sống yên ổn còn hơn là bị chặt đầu và đất nước chia năm xẻ bảy như Lybia. Vào ngày 27/10/2015,  phóng viên AFP tại Damascus ghi nhận, một số dân trong vùng do chính phủ còn kiểm soát đã tính chuyện di chuyển đi nơi khác nhưng nay hy vọng và quyết định ở lại xem tình hình diễn biến như thế nào. "Nhiều người nghĩ rằng Nga đã giúp (quân chính phủ) lấy lại được đà, tại các quán và phê, quảng trường và công viên ở Damascus, đàn ông, thanh niên và người lớn bàn tán về cuộc chiến và về những máy bay mới nhất của Nga." (Many feel Moscow has now shifted the momentum, and in the cafes, squares, and parks of Damascus, men, young and old, discuss the war and details of the newest Russian warplanes.) Cách đây không lâu, một vị tổng giám mục Thiên Chúa Giáo ở Syria và một số Bà Sơ cũng đã lên tiếng bênh vực chính phủ Syria dù độc tài nhưng bảo vệ họ là sắc dân thiểu số và lên án Tây Phương bóp méo tin tức về Syria.

Qua cách tuyên bố và ứng xử, chúng ta thấy Nga cương quyết theo đuổi mục tiêu của mình nhưng không quá khích, cường điệu và ngổ ngáo như Trung Quốc. Những lời tuyên bố của Tổng Thống Putin và Ngoại Trưởng Lavrov không chọc giận và né tránh chỉ trích đích danh Mỹ. Nga hiểu sức mạnh của Mỹ và theo tôi Nga không muốn đương đầu với Mỹ nhưng chỉ muốn Mỹ tôn trọng quyền lợi sinh tử hay quyền lợi cốt lõi của mình. Nga nể Mỹ nhưng chắc chắn Nga không sợ Mỹ. Mới đây, theo Reuters, trong buổi thuyết trình của Học Viện Bang Giao Quốc Tế tại Moscow, cựu Tổng Thống Pháp Sarkozy nói rằng, "Tôi không bao giờ là một trong số những người lo sợ sự trở lại của Nga trên trường quốc tế, bởi vì tôi đã luôn tin rằng số phận của Nga  là trở thành một cường quốc vĩ đại của thế giới, chứ không chỉ là một cường quốc khu vực. Cô lập Nga là vô nghĩa, cần phải nói chuyện với họ."

Cuộc can thiệp quân sự vào Syria, qua cách triển khai lực lượng, phối hợp đồng minh, vũ khí tối tân, tiếp vận cũng như cơ sở tiện nghi cho binh sĩ …mời ký giả thế giới viếng thăm…thế giới đã phải công nhận Nga là siêu cường quân sự toàn cầu. AFP ngày 20/10/2015 đưa tin,  "Tổng Thống Putin nói rằng cuộc can dự quân sự vào Syria cho thấy Nga có thể đối phó đúng mức và hữu hiệu với tất cả các mối đe dọa từ khủng bố hay bất cứ ai- trong lúc Nga phô diễn sức mạnh quân sự trên chính trường quốc tế."

Theo tôi, tình hình Syria sẽ phức tạp thêm trong những ngày sắp tới và có thể dẫn tới nguy hiểm hơn do Ô. Obama và bộ tham mưu ra lệnh gửi 50 lính biệt kích tới giúp phe nổi dậy đang chống lại chính quyền Syria. Cái phức tạp và nguy hiểm ở chỗ Mỹ tăng cường hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy, trong khi Nga không kích lực lượng nổi dậy và ISIS/ISIL để hỗ trợ cho chính quyền Damascus, tức Nga-Mỹ trực tiếp đụng nhau. Tin mới nhất cho biết thứ trưởng ngoại giao Nga tuyên bố việc triển khai bộ binh của Mỹ vào Syria mà không có sự đồng ý của chính phủ Syria là điều không thể chấp nhận được. Ngoài ra các yếu tố Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Kurd cũng có thể tạo nhiều biến động không thể lường trước.

Đào Văn Bình
(California ngày 31/10/2015)

(*) Theo Wikipedia, vào Tháng 11 năm 2011, Tòa Án Tội Ác Chiến Tranh tại Mã Lai (Kuala Lumpur War Crimes Tribunal) đã xử khiếm diện, kết án cựu Tổng Thống George W. Bush và cựu Thủ Tướng Anh Tony Blair với tội phạm chống lại nền hòa bình thế giới vì cuộc xâm lăng trái phép Iraq. (In November 2011 the tribunal purportedly exercised universal jurisdiction to try in absentia former US President George W. Bush and former British Prime Minister Tony Blair, convicting both for crimes against peace because of what the tribunal concluded was the unlawful invasion of Iraq)