*** QUYỀN LỢI TỔ QUỐC & DÂN TỘC LÀ TRÊN HẾT *** KHAI DÂN TRÍ, CHẤN DÂN KHÍ, HẬU DÂN SINH ***

2011/12/09

Liệu dân có phải là gốc?

Liệu dân có phải là gốc?


Lê Hiền Đức

Công dân Lê Hiền Đức nhận một ngày hàng mấy chục tập đơn kêu cứu, bằng video, hình ảnh các vụ cưỡng chế như cơm bữa hằng ngày. Tất cả làdo những bức xúc của người dân Việt Nam không biết kêu cứu ở nơi đâu nên tôi gửi đến các cơ quan ngôn luận, các đài, báo trong nước, trên thế giới, hy vọng ánh sáng công lý sẽ giúp người dân Việt Nam bớt đi những nỗi bức xúc, oan ức... Đây là một vụ cưỡng chế mà gia đình một cựu đại tá quân đội ở Hà Đông đang gánh chịu.

*

Ngày 22/11/2011 gia đình của một cựu đại tá quận đội ở phường La Khê - quận Hà Đông đã bị cưỡng chế với lý do "lấn chiếm đất công". Hàng trăm công an, bộ đội, dân phòng tham gia vào vụ cưỡng chế một cái ngõ đi nhỏ bé trước sự phẫn nộ và phản ứng quyết liệt của nhân dân trong khu vực.

Vụ việc kéo dài suốt 7 năm trời cũng bởi vì những quyết định của chính quyền không nhận được sự đồng tình của người dân địa phương. Người dân xung quanh và các tổ chức quần chúng như Hội Cựu Chiến Binh, MTTQVN đã khẳng định rằng gia đình cựu đại tá quận đội Nguyễn Gia Lộc không lấn chiếm đất công. Tuy nhiên tất cả ý kiến đều khôngđược xem xét. Nhân dân và các tổ chức quần chúng là những nhân chứng sống, nhưng phải chăng chính quyền đã không coi ý kiến của nhân dân ra gì. Thậm chí đã nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn trong quan điểm của chính quyền địa phương và UBND quận Hà Đông. Mặc dù, chính quyền phường La Khê đã rất nhiều lần khẳng định gia đình ông Lộc không lấn chiếm đất công qua các cuộc họp với dân và ban ngành của quận, nhưng quận Hà Đông giữ quan điểm cũ.

Trong vụ cưỡng chế đã xảy ra sự xô đẩy va chạm giữa lực lượng cưỡng chế và nhân dân trong khu vực, đặc biệt là những cụ già 80,90 tuổi - những người sống lâu năm và hiểu rõ lịch sử nguồn gốc mảnh đất đó. Có lẽ bất kai kể cả những người không hiểu chuyện cũng phải đặt câu hỏi rằng: tại sao một gia đình lấn chiếm đất công lại được rất đông người dân xung quanh bảo vệ, và tại sao chính quyền phải huy động nhiều lực lượng như vậy để lấy 1 cái ngõ đi cho một hộ dân khác? Câu nói như tôn chỉ củaĐảng và nhà nước: "lấy dân làm gốc" liệu có còn có ý nghĩa gì khi quyếtđịnh của chính quyền đối đầu với nguyện vọng của nhân dân. Phải chăng cái gốc đó đã không còn là cái gốc ngày xưa, hay bây giờ nó chỉ còn là một cái gốc trơ trụi!

Video 1: Cảnh do người dân quay trực tiếp:
Video cưỡng chế gia đình 2 đảng viên gương mẫu ở La Khê  [1]

Video 2: Cảnh quay từ trên cao:
Video cưỡng chế gia đình 2 đảng viên gương mẫu ở La Khê  [2]
http://www.youtube.com/watch?v=0tmzkn0DKfI&feature=player_embedded

No comments:

Post a Comment