*** QUYỀN LỢI TỔ QUỐC & DÂN TỘC LÀ TRÊN HẾT *** KHAI DÂN TRÍ, CHẤN DÂN KHÍ, HẬU DÂN SINH ***

2011/11/19

Ngoại trưởng Mỹ sắp có chuyến thăm lịch sử tới Myanmar

Ngoại trưởng Mỹ sắp có chuyến thăm lịch sử tới Myanmar


BÀ HILLARY CLINTON THÁNG SAU SẼ TỚI THĂM MYANMAR VÀ TRỞ THÀNH NGOẠI TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA MỸ ĐẶT CHÂN ĐẾN QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á SAU NỬA THẾ KỶ.

Tổng thống Obama cử Ngoại trưởng Clinton tới Myanmar trong một chuyến thăm lịch sử. Ảnh: AFP
Tổng thống Obama cử Ngoại trưởng Clinton tới Myanmar trong một chuyến thăm lịch sử. Ảnh:AFP
Ngoại trưởng Clinton sẽ tới Myanmar ngày 1/12 và lần lượt ghé qua thủ đô Naypyidaw cùng thành phố lớn Yangon trong hai ngày lưu lại đây, AFP đưa tin.

Thông tin trên được Tổng thống Mỹ Barack Obama và giới chức nước này xác nhận hôm nay. Obama cho hay ông đã đưa ra quyết định cử Ngoại trưởng Clinton tới Myanmar, sau khi lần đầu tiên nói chuyện trực tiếp qua điện thoại với bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đối lập ở quốc gia 60 triệu dân.

Cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Mỹ và người cũng từng được nhận giải Nobel Hòa bình như ông được thực hiện từ chiếc chuyên cơ Air Force One hôm qua. "Tôi đã nói chuyện trực tiếp với bà Aung San Suu Kyi và xác nhận sự ủng hộ đối với quá trình cải cách dân chủ ở Myanmar", ông Obama tuyên bố.

Tổng thống Mỹ cũng cho hay ông nhìn thấy những dấu hiệu tiến triển tốt đẹp tại Myanmar trong thời gian gần đây. "Ngoại trưởng Clinton sẽ giúp làm rõ liệu Mỹ có thể góp sức cho một sự chuyển biến tích cực tại Myanmar hay không", ông Obama nói. "Khả năng đó sẽ phụ thuộc vào việc chính phủ Myanmar có những biện pháp thiết thực".

Tổng thống Mỹ đang có mặt ở đảo Bali, Indonesia, để tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và các Hội nghị cấp cao của ASEAN.
Thông tin về chuyến thăm Myanmar của bà Clinton được đưa ra cùng thời điểm đảng của bà Suu Kyi cho hay sẽ trở lại chính trường Myanmar, sau nhiều năm đứng bên lề đời sống chính trị tại nước này.

Kể từ các cuộc bầu cử một năm trước, chính phủ Myanmar đã gây bất ngờ cho các nhà quan sát khi có những cuộc đối thoại trực tiếp với bà Suu Kyi, rồi sau đó là việc thả 200 người bất đồng chính kiến cũng như ngừng việc xây dựng một đập thủy điện gây nhiều tranh cãi.
Nguyên thủ ASEAN nhất trí để Myanmar giữ chức chủ tịch khối
) - Các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí để Myanmar có thể nắm chức chủ tịch khối vào năm 2014, trong bối cảnh có một số dấu hiệu cải cách trong nước này - quyết định được đưa ra sau ngày họp đầu tiên của hội nghị cấp cao ASEAN tại Bali, Indonesia.
 


Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa thông báo với báo giới sau cuộc họp hôm qua

"Quyết định được sự nhất trí của toàn bộ các thành viên", Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa nói với báo giới sau cuộc họp.
 
"Các nước thành viên tin rằng Myanmar đã đạt được tiến bộ đáng kể trên con đường dân chủ... Không phải lúc nào cúc nói về quá khứ, mà phải nói về tương lai, đó là những gì các nhà lãnh đạo đang làm vào lúc này". 

"Chúng tôi đang cố gắng để đảm bảo quá trình thay đổi sẽ tiếp tục".Ko Ko Hlaing, trưởng cố vấn chính trị cho Tổng thống Myanmar, cho biết ASEAN đã chào đón Myanmar như một quốc gia lãnh đạo có trách nhiệm.Hôm qua, lãnh đạo các nước Đông Nam Á đã chính thức khởi động Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 19 tại Bali. Mối quan tâm chính của khối Đông Nam Á là thúc đẩy tiến trình hội nhập, nhưng vấn đề Biển Đông cũng nổi cộm.

Bài diễn văn khai mạc hội nghị của Tổng thống Indonesia, nước chủ trì khối ASEAN, đã tập trung trên chủ đề chung của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 19 tại Bali, đó là "Cộng đồng ASEAN trong một cộng đồng toàn cầu của các quốc gia".

Ông Susilo Bambang Yudhoyono đã nhấn mạnh đến 5 điểm chủ yếu cần giải quyết trong khuôn khổ các hội nghị lần này. Điểm thứ tư liên quan đến vấn đề an ninh trong đó Tổng thống Indonesia gián tiếp gợi lên tranh chấp Biển Đông.

TỔNG THỐNG OBAMA LOAN BÁO KẾ HOẠCH NGOẠI GIAO MỚI VỀ MIẾN ĐIỆN

Hôm nay, Tổng thống Barack Obama loan báo một kế hoạch ngoại giao mới quan trọng để đáp lại những thay đổi tích cực ở Miến Điện, và cho hay ông sẽ cử Ngoại trưởng Hillary Clinton đến nước này vào tháng tới. 
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton
Hình: ASSOCIATED PRESS

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton sẽ là ngoại trưởng Mỹ đầu tiên, từ hơn 50 năm qua, đi thăm Miến Ðiện

Chỉ vài giờ trước khi dự hội nghị thượng đỉnh thường niên giữa Hoa Kỳ và ASEAN tại Bali trước cuộc họp thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Đông Á, ông Obama đã đến trước máy vi âm để loan báo kế hoạch quan trọng vừa kể.Trên máy bay riêng Air Force One đến Bali, tổng thống cho biết ông đã nói chuyện với lãnh tụ đối lập Miến Điện và cũng là khôi nguyên giải Nobel Hòa bình, bà Aung San Suu Kyi. Đây là cuộc đối thoại đầu tiên giữa hai nhân vật này.Ông Obama nói họ đã duyệt lại tiến bộ ở Miến Điện, nơi chính phủ tuy vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của quân đội, đã bắt đầu mở cửa và nới lỏng các hạn chế. Ông cho biết tháng tới Ngoại trưởng Clinton sẽ đến Rangoon và Naypyidaw thủ đô mới do quân đội Miến Điện xây dựng, để mở các cuộc thảo luận nhằm thăm dò tiến bộ có thể được thực hiện thêm trong bang giao giữa hai nước.Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tuyên bố: "Hôm nay tôi đã yêu cầu Ngoại trưởng Clinton đi Miến Điện. Bà sẽ là vị ngoại trưởng Mỹ đầu tiên từ hơn nửa thế kỷ nay đến nước này, và bà sẽ thăm dò liệu Hoa Kỳ có thể giúp đem lại một sự chuyển biến tích cực ở Miến Điện và bắt đầu một chương mới trong bang giao giữa hai nước chúng tôi hay không."Ông Obama nói từ nhiều thập niên người Mỹ đã hết sức quan ngại về sự kiện nhân dân Miến Điện không được hưởng các quyền cơ bản của con người, trong đó có việc ngược đãi các nhà cải cách dân chủ, đối xử tàn ác với các sắc dân thiểu số, và tập trung quyền lực vào các nhà lãnh đạo quân nhân.Đề cập đến tình trạng mà ông gọi là "những tia sáng tiến bộ lập lòe" tại Miến Điện sau "nhiều năm đen tối," ông Obama nêu ra các biện pháp mà Tổng thống Thein Sein và Quốc Hội Miến Điện đã xúc tiến để bắt đầu một cuộc đối thoại với bà Aung San Suu Kyi, nới lỏng các hạn chế đối với giới truyền thông, và mở cửa cho môi trường chính trị.Ông Obama gọi các biện pháp này là những bước quan trọng nhất hướng tới cải cách ở Miến Điện nhìn thấy được trong nhiều năm. Nhưng ông nói còn cần phải làm nhiều hơn nữa.Tổng thống Obama nói: "Chúng tôi vẫn còn quan ngại về hệ thống chính trị đóng kín của Miến Điện, sự đối xử với các sắc dân thiểu số, và việc giam giữ các tù nhân chính trị cũng như quan hệ của họ với Bắc Triều Tiên. Nhưng chúng tôi muốn nắm lấy điều có thể là cơ hội lịch sử cho tiến bộ này, và khẳng định rằng nếu Miến Điện tiếp tục tiến bước trên con đường cải cách dân chủ thì họ có thể thiết lập một mối bang giao với Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ."Trong cuộc nói chuyện với bà Aung San Suu Kyi, ông Obama cho biết bà đã xác nhận rằng bà ủng hộ sự giao tiếp của Hoa Kỳ để giúp thúc đẩy tiến trình cải cách. Ông Obama nói chính phủ Miến Điện có thể gửi một tín hiệu tích cực đến Ngoại trưởng Clinton.Ông nói: "Nếu Miến Điện không chịu tiến bước trên con đường dân chủ thì họ sẽ tiếp tục bị chế tài và cô lập. 

Nhưng nếu họ nắm lấy thời cơ này, thì hòa giải có thể thắng thế và hàng triệu người có thể có cơ may sống với một mức độ tự do thịnh vượng, và có phẩm cách lớn hơn, và khả năng này quá quan trọng nên không thể bỏ qua được."Ông Obama cho biết ông sẽ củng cố các thông điệp này trong ngày hôm nay tại cuộc họp giữa Hoa Kỳ và ASEAN, có sự tham dự của tổng thống Miến Điện. Ông nói Ngoại trưởng Clinton cũng sẽ chuyển các thông điệp tương tự khi bà đi thăm Miến Điện vào tháng tới.Một giới chức cao cấp trong chính quyền Hoa Kỳ nêu ra rằng trên nguyên tắc bất kỳ cuộc thảo luận nào mà ông Obama sẽ tiến hành với tổng thống Miến Điện sẽ không được mô tả là một cuộc họp song phương. Tổng thống Obama nói Hoa Kỳ quyết định đáp lại các diễn biến tích cực ở Miến Điện và bày tỏ rõ cam kết của Hoa Kỳ đối với tương lai của "một đất nước phi thường, một khối dân can trường và các giá trị phổ cập."Chính quyền Tổng thống Obama đã theo đuổi một chính sách giao tiếp và áp lực với Miến Điện. Các biện pháp chế tài áp đặt năm 1997 vẫn còn hiệu lực, mặc dầu chính phủ Miến Điện đã kêu gọi Washington bãi bỏ các biện pháp này.Bà Aung San Suu Kyi được phóng thích khỏi tình trạng quản thúc tại gia hồi năm ngoái, nhân chuyến công du quan trọng kỳ trước của ông Obama tại châu Á.   

PHẢN ỨNG CỦA ASEAN VỀ VIỆC MỸ ĐÓNG QUÂN TẠI AUSTRALIA

Loan báo của Tổng thống Barack Obama về chương trình đóng quân tại Australia đã gây nên nhiều phản ứng tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Indonesia, nơi những tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông đang là một vấn đề lớn.   
Lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Nusa Dua, Bali, 17/11/2011
Hình: REUTERS
Lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Nusa Dua, Bali, 17/11/2011

Bộ trưởng Thông tin Philippines, ông Ricky Carandang, hoan nghênh nguồn tin theo đó Mỹ sẽ bố trí 2.500 nhân viên quân sự tại Australia trong mấy năm sắp tới:"Nếu quí vị hỏi tôi một cách tổng quát, rằng tôi nghĩ sao về việc gia tăng tham gia của Hoa Kỳ tại Australia và khu vực này, thì câu đáp sẽ là chúng tôi xem hiện diện của người Mỹ và việc tham gia trở lại của họ tại nơi này rút cục là một sức mạnh giúp ổn định."Philippines từ lâu cổ súy việc tăng thêm hiện diện quân sự của Mỹ, như một đối trọng với sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc và tình trạng đụng độ nhiều hơn trong vùng tranh chấp tại Biển Đông.Chủ tịch ASEAN và cũng là Ngoại trưởng Indonesia, ông Marty Natalegawa, nói Indonesia không muốn thấy vùng Đông Nam Á bị tổn hại giữa sự cạnh tranh của các nước lớn. Ông nói, ông muốn triển khai một quy tắc hành xử quân sự, phù hợp với thỏa ước Thân Hữu và Hợp Tác, gọi tắt là TAC, kêu gọi tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào những vấn đề nội bộ của các thành viên khác:"Chẳng hạn, quy tắc này bao gồm chuyện từ bỏ sử dụng vũ lực và ưu tiên cho việc dàn xếp hòa hoãn các vụ tranh chấp, chính xác hơn là những chuẩn mực của TAC, lâu nay vẫn điều hành việc bang giao giữa các nước ASEAN."Hôm thứ Tư, các giới chức Trung Quốc đã đặt câu hỏi là liệu việc đóng quân của Hoa Kỳ có nằm trong lợi ích tốt nhất của các nước trong khu vực hay không. Tuy nhiên, tại Bắc Kinh hôm thứ Năm, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân đã có một đáp ứng mực thước hơn khi được hỏi về liên hệ quân sự Mỹ-Úc:"Liên quan đến bang giao diễn ra giữa các nước khác, Trung Quốc không can thiệp. Nhưng Trung Quốc mong rằng trong lúc triển khai các mối quan hệ với nhau, các nước cũng nên quan tâm đến các nước khác, những lợi ích, hòa bình và ổn định của khu vực."

Các nhà lãnh đạo ASEAN lên án "những hành vi xâm lấn" trong vụ tranh chấp Biển Đông. Theo tin của hãng GMA News ở Philippines, trong tuyên bố mạnh mẽ nhất kể từ khi xảy ra một loạt những vụ xích mích ở quần đảo Trường Sa giữa Trung Quốc với các thành viên ASEAN là Việt Nam và Philippines, các nhà lãnh đạo vùng Đông Nam Á đã lên án những sự hăm dọa quân sự và những hành động gây hấn có thể gây bất ổn cho khu vực.Trong thông cáo công bố vào lúc kết thúc cuộc họp thượng đỉnh hôm thứ 5 trên đảo du lịch Bali của Indonesia, 10 nhà lãnh đạo ASEAN đồng thanh bác bỏ "xâm lấn và sử dụng vũ lực và đe sử dụng vũ lực hoặc những hành động khác không phù hợp với luật pháp quốc tế."Tuyên bố vừa kể được đưa ra một ngày trước khi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc. Tại cuộc họp này, Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc một lần nữa khẳng định Trung Quốc vĩnh viễn không theo đuổi bá quyền và phản đối mọi hành vi bá quyền. Ông Ôn Gia Bảo cũng cho rằng vụ tranh chấp Biển Đông cần phải được giải quyết thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị giữa các nước có liên hệ trực tiếp, và "các thế lực bên ngoài không được viện cớ để can dự" vào vụ tranh chấp này.Trong khi đó, một bản tin của hãng thông tấn Bloomberg cho biết Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng ông đã thảo luận vấn đề an ninh biển với Tổng thống Philippines Benigno Aquino trong một cuộc họp hôm thứ năm. Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng tuyên bố rằng Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á mà ông tham dự tại Indonesia là "nơi chốn thượng hạng" để thảo luận những mối quan tâm về an ninh hải dương, một đề tài mà Trung Quốc lâu nay vẫn không muốn mang ra thảo luận tại các diễn đàn quốc tế. Phát biểu khi bắt đầu cuộc họp với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh ở Bali, ông Obama nói rằng hội nghị Đông Á "có thể là nơi tốt nhất để chúng ta làm việc chung với nhau về nhiều vấn đề: an ninh hải dương hoặc không phổ biến hạt nhân."Trước đó chính phủ Philippines đã kêu gọi ASEAN tạo điều kiện để đàm phán với Trung Quốc về vụ tranh chấp ở Biển Đông, mà Trung Quốc gọi là Nam Hải. Hãng tin Bloomberg trích lời ông Ricky Carandang, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, nói rằng vụ tranh chấp về quần đảo Trường Sa không phải là một vấn đề có thể được cô lập giữa Trung Quốc và Philippines mà là "một vấn đề liên quan tới nhiều nước trong khu vực, và nếu chúng ta càng có thể thảo luận vấn đề này trong một bầu không khí thẳng thắn nhiều chừng nào thì càng tiến gần hơn tới chỗ tìm ra giải pháp."

Thứ Ba, 15 tháng 11 2011

TQ KHÔNG (DÁM) MUỐN BÀN VỀ BIỂN ÐÔNG TẠI HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH ÐÔNG Á

Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói vấn đề Biển Ðông không có liên quan gì đến Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á
Hình: Reuters
Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói vấn đề Biển Ðông không có liên quan gì đến Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo sẽ đi Bali, Indonesia vào ngày thứ Năm để dự một vòng các cuộc họp thượng đỉnh thường niên, nơi theo dự kiến ông sẽ nghe một số nước láng giềng của Trung Quốc thảo luận về những lời tuyên bố tranh giành chủ quyền ở Biển Ðông.Nhưng Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Chấn Dân hôm nay tuyên bố Trung Quốc không muốn thảo luận vấn đề này.Ông Lưu nói ông muốn khẳng định rõ với các nước khác trong vùng rằng vấn đề Biển Ðông không có liên quan gì đến Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, tiếp theo cuộc họp của các nhà lãnh đạo đông nam Châu Á tại cuộc họp thường niên của ASEAN.Ông Lưu nói hội nghị thượng đỉnh là một diễn đàn để thảo luận các vấn đề phát triển kinh tế và mậu dịch. Ông nói Trung Quốc muốn bàn về các tuyên bố chủ quyền với từng nước một có liên quan thay vì thảo luận một cách tập thể.Ông Lưu cũng cảnh báo chống lại các nỗ lực lôi kéo các nước bên ngoài, như Hoa Kỳ can dự vào vụ tranh chấp lãnh hải.Ông Lưu nói bất kỳ sự can dự nào, theo nguyên văn lời ông, sẽ chỉ làm cho vấn đề thêm phức tạp và phá hoại hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực.Tin tức từ Philippines cho thấy ông Benigno Aquino dự định công khai hối thúc đòi đàm phán về vụ tranh chấp ở Biển Ðông tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á trong 2 ngày ở Bali.Các nước thành viên khác của ASEAN, trong đó có Brunei và Malaysia, cũng như đối thủ Bắc Kinh là Đài Loan, cũng đòi chủ quyền một phần hay toàn bộ quần đảo Trường Sa, nằm gần các tuyến hàng hải quan trọng trong vùng Biển Ðông.Các tuyến hàng hải đó cũng là một ưu tiên đối với Washington, vì Hoa Kỳ nói là có quan tâm về an ninh và điều được mô tả là thương mại quốc tế không gặp trở ngại trong vùng Biển Ðông.Ông Lý Minh Giang là phó giáo sư tại trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam ở Singapore và là một chuyên gia về các quan hệ trong vùng Đông Á và về bang giao Trung Mỹ.Ông nói Bắc Kinh sẽ không vui trước sự kiện một số các nước láng giềng trong vùng của mình được coi là xích lại gần hơn với Hoa Kỳ với mục đích hợp tác và quan hệ an ninh.Ông Lý nói: "Vấn đề Biển Ðông sẽ được đưa ra và sẽ được thảo luận, nhưng một lần nữa rất nhiều điều này sẽ chỉ có tính cách ngoại giao và tượng trưng. Sẽ có một cuộc tranh cãi ngoại giao nào đấy, nhưng sẽ không giải quyết gì được qua sự đối đầu công khai. Tôi nghĩ rằng Bắc Kinh hiểu rằng đây là điều mà Trung Quốc cần phải xử lý một cách thận trọng. Trung Quốc không thể công khai chỉ trích các quốc gia trong vùng này bởi vì bất cứ sự chỉ trích nào đều sẽ không mang lại hiệu quả."Ông Lý cũng nêu ra rằng những nước bực bội với Trung Quốc cũng sẽ phải tỏ ra mềm mỏng, trong bối cảnh ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc về thương mại.Ông Lý nói tiếp: "Rõ ràng, các quốc gia trong vùng sẽ phải cân nhắc các phản ứng của Trung Quốc, nếu họ tiến quá nhanh hay quá gần với Hoa Kỳ. Mối quan ngại số 1 sẽ là các lợi ích kinh tế, bởi vì nhiều quốc gia trong vùng nay lệ thuộc vào Trung Quốc để phát triển kinh tế. Nếu ta nhìn vào lưu lượng thương mại, thì tình hình rõ ràng là như thế."Trợ lý ngoại trưởng Lưu của Trung Quốc sốt sắng nêu ra điểm thượng mại sẽ gia tăng như thế nào giữa các nước ASEAN và Trung Quốc đang giúp bù lại số cầu sụt giảm của Hoa Kỳ đang gặp khó khăn về tài chính và các thị trường châu Âu.Vai trò của Trung Quốc trong các khó khăn kinh tế của Hoa Kỳ đã được nêu lên hồi đầu tuần này khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố Trung Quốc chưa tiến hành đủ các biện pháp để cho chỉ tệ của họ đạt được giá công bằng trên thị trường.Các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc chỉ trích nhận định vừa kể, và nói rằng Tổng thống Hoa Kỳ đổ lỗi cho Trung Quốc về các vấn đề kinh tế của nước họ. Khi được hỏi ông nghĩ sao về ý nghĩa của những lời tuyên bố của tổng thống Hoa Kỳ, thì giới chức Trung Quốc đáp rằng chỉ có Tòa Bạch Ốc mới giải thích được các nhận định đó.

Thứ Tư, 26 tháng 10 2011

PHILIPPINES ĐẢ KÍCH BÀI XÃ LUẬN CỦA 1 TỜ BÁO TQ 'THIẾU TRÁCH NHIỆM'

Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario
Hình: AP
Ngoại trưởng Rosario mô tả bình luận đăng trên một nhật báo Trung Quốc về cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải là cực kỳ thiếu trách nhiệm, khoa trương đi ngược hẳn với lập trường của Philippines, mưu tìm giải pháp dựa trên pháp luật

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert Rosario mô tả những lời bình luận đăng trên một nhật báo Trung Quốc về cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải giữa Trung Quốc và 4 nước Đông Nam Á, kể cả Philippine và Việt Nam, là "cực kỳ thiếu trách nhiệm" và có tính khoa trương, dương oai diệu võ, đi ngược hẳn với lập trường của Philippines, mưu tìm một giải pháp dựa trên pháp luật, như Công Ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, để tìm một giải pháp cho vấn đề Biển Tây Philippines.Bản tin của GMA News Online hôm nay tường trình về phản ứng của ông Del Rosario về bài xã luận đăng trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc hôm qua, tố cáo các nước như Việt Nam và Philippine là "lợi dụng lập trường ngoại giao mềm mỏng của Trung Quốc để thúc đẩy chương trình nghị sự của họ".Một bản tin của Reuters nói rằng tờ Hoàn Cầu Thời báo là do Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, xuất bản, nhưng không như tờ Nhân Dân, Hoàn Cầu Thời báo không phải là diễn đàn nói lên chính sách của nhà nước, và thường thể hiện xu hướng quốc gia cực đoan.Tưởng cũng cần nhắc rằng bài xã luận hôm qua cảnh báo các nước tranh chấp với Trung Quốc hãy "chuẩn bị nghe tiếng đại bác" và đe dọa hành động quân sự có thể xảy ra, nếu tình hình đòi hỏi.Trong khi đó, một bài xã luận đăng trên tờ The New York Times hôm qua, dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, đang công du Châu Á, nói ông chứng kiến một khu vực đang ngày càng lo âu hơn về tương lai. Ông Panetta bày tỏ quan ngại về nguy cơ gia tăng các rủi ro nếu các bên tranh chấp tính toán nhầm, hoặc khích động lòng yêu nước cực đoan.Các nước Á Châu bày tỏ lo ngại về kế hoạch giảm chi của Ngũ Giác Đài, xuống gần 500 tỉ đôla trong thập niên tới, sẽ ảnh hưởng tới khả năng của Hoa Kỳ trong nỗ lực duy trì ổn định tại Châu Á.Theo tờ The New York Times, mối lo âu lớn nhất tại Á Châu, không chỉ là khả năng quân sự liên tục tăng cường của Trung Quốc, mà là những đường lối của Trung Quốc trong việc sử dụng các khả năng quân sự mới thủ đắc.Việc tăng cường các hoạt động của lực lượng hải quân Trung Quốc trên khắp khu vực Biển Nam Trung Hoa, nơi có nhiều tuyến hàng hải quan trọng, đã gây nhiều lo ngại.Trong khi tại vùng Biển phía Đông Trung Quốc, nơi cả Hoa Kỳ lẫn Nhật bản duy trì các lực lượng hải quân đáng kể, các hoạt động của hải quân Trung Quốc về phần lớn tỏ ra hạn chế hơn.Tờ báo nói rằng liệu các cuộc tranh chấp có vuột khỏi tầm kiểm soát hay không, tùy thuộc vào những hành động của Trung Quốc đối với các nước láng giềng trong tương lai, và tình hình bất an tại các vùng biển này nêu bật vai trò mà Hoa Kỳ tiếp tục đóng trong việc duy trì tính ổn định trong khu vực./.

No comments:

Post a Comment