*** QUYỀN LỢI TỔ QUỐC & DÂN TỘC LÀ TRÊN HẾT *** KHAI DÂN TRÍ, CHẤN DÂN KHÍ, HẬU DÂN SINH ***

2011/04/27

Dân tộc Sinh tồn ( phần 5 )

Dân tộc Sinh tồn ( phần 5 )

Anh-Huy     

Thế rồi...Điện Biên Phủ thất thủ ...

Sự thất bại của Thực dân Pháp để Tư bản Mỹ tạo dựng lại một chiến lược mới, linh động, thuận lợi  và phù hợp với tình thế Á Châu hiện tại. Cho nên, vào ngày 21.07.1954 các Cường quốc liên hệ, thỏa thuận nhau ngưng cuộc chiến Đông Dương bằng việc ký kết hiệp định Đình chiến Genève, tạm thời chia hai đất nước Việt Nam  lấy vĩ tuyến thứ 17 dọc theo giòng sông Bến Hải làm ranh giới, chờ thống nhất bằng kết quả của một cuộc tổng tuyển cử dân chủ được Quốc tế giám sát, dự liệu thực hiện trong vòng 2 năm tới.

Chính thức hổ trợ cho Thực dân Pháp kể từ năm 1950 cho đến ngày ký hiệp định Genève 21.7.1954. Tư bản Mỹ đã bỏ vốn vào chiến cuộc Đông Dương về quân viện và kinh viện gần 3 Tỷ Đôla gồm :

554 phi cơ chiến đấu và vận tải, 347 tàu chiến, 182 xe tăng, 1498 quân xa, 20593 xe chuyên chở, 44.360.000 băng đạn, 8.212.000 đạn đại bác.

Số lượng quân cụ, đạn dược, chiến xa, phi cơ, tàu chiến chỉ là một phần tồn kho sau Đệ II Thế chiến, được đem ra viện trợ cho Thực dân Pháp tiêu thụ trên chiến trường Đông Dương.Số vốn đó, tạo thành phần   lời mà Tư bản Mỹ buộc Thực dân Pháp phải hủy bỏ lá bài Bảo Đại, hoàn giao vào tay Tư bản Mỹ : Một Chính phủ Quốc Gia Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Toàn quyền Ngô Đình Diệm, với phân nửa nước Việt Nam, sẽ được kiến tạo thành tiền đồn chống Cộng cho Thế giới Tự do, tài trợ và chỉ huy bởi Tư bản Mỹ.

Ngược lại, từ năm 1949 sau khi chiếm Hoa lục, Cộng Sản Trung Hoa đã huấnluyện và chi viện rất lớn lao về quân sự , trang bị toàn bộ vũ khí cho Bộ đội Việt Minh Cộng Sản. Riêng từ năm 1951 đến trước ngày Điện Biên Phủ thất thủ, VNDCCH của Hồ Chí Minh nhận được khoảng 82.000 tấn hàng mà Cộng Sản Trung Hoa yểm trợ đổ vào cuộc chiến, trợ lực người đồng chí láng giềng anh em. Thực tế đó cũng là một hình thức đầu tư, che dấu bằng những danh từ hoa mỹ nực mùi Quốc tế Cộng Sản.

Cái lời của Bắc Kinh là hưởng lại được phần quà của Đồng Minh hiến tặng cho Trung Hoa Dân Quốc sau Đệ II Thế Chiến. Dù rằng, không chiếm đóng miền Bắc Việt Nam bằng quân đội. Nhưng Chính thể của VNDCCH đi lần vào quỹ đạo chư hầu  phiên thuộc Cộng Sản Trung Hoa. Tự động, trở thành tên lính tay sai của Quốc tế Cộng sản, tiến công vào tiền đồn Thế giới Tự do, phá rối chiến lược be bờ!

Được sự ủng hộ tối đa của Hồng Y Spellnan thông qua Tòa thánh Vatican.Thủ tướng Toàn quyền Ngô Đình Diệm được Chính quyền và Tư bản Mỹ chọn lựa như là một quân bài lý tưởng cho nước bài chống Cộng sáng giá  tại Miền Nam Việt Nam .

Tư bản Mỹ tổ chức đại quy mô cầu không hải vận  trong vòng 10 tháng, di chuyển gần 1 triệu đồng bào miền Bắc, đa số là thành phần Thiên Chúa giáo La Mã vào Nam định cư.

Trên phương diện truyền thông là Đồng bào Miền Bắc di cư vào Nam lánh nạn Cộng Sản. Thực chất là một cuộc tái phối trí tại Miền Nam một thực thể chống Cộng trong tương lai, tạo dựng thành một lực lượng chính trị chiếm 7% dân số Miền Nam, triệt để ủng hộ Thủ tướng Toàn quyền Ngô Đình Diệm vô điều kiện.

Giải pháp Bảo Đại và Quốc Gia Việt Nam chỉ là quân bài  chính trị vớt vát lót đường do Pháp Thực Dân chủ trương, buộc lòng Tư Bản Mỹ ủng hộ vào thời điểm quyết liệt  trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương lần thứ I.

Lật đổ Quốc Trưởng Bảo Đại, triệt tiêu Quốc Gia Việt Nam qua một cuộc Trưng Cầu Dân Ý, khai sanh đệ nhất "Việt Nam Cộng Hòa" và đặt Thủ tướng Toàn quyền Ngô Đình Diệm vào chức vị Tổng Thống, hoàn toàn nằm trong kế sách của Tư Bản Mỹ với sự ủng hộ nhiệt tình của Tòa thánh Vatican.

Nhằm thực hiện kế hoạch be bờ của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh lạnh với Đệ Tam Quốc Tế,  Tổng thống Ngô Đình Diệm không cần thiết đến thực lực của các Đảng Phái Quốc Gia, hổ trợ trong tư thế liên hợp để xây dựng nền tảng cho một chế độ Dân chủ Tự do thật sự tại Miền Nam Việt Nam, nhằm đối đầu với chế độ Cộng Sản Bắc Việt độc tài đảng trị.

Cố Vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu thành lập Đảng Cần Lao Nhân Vị, phát triển mạnh mẻ các tổ chức ngoại vi chỉ nhằm vô hiệu hóa sinh hoạt chính thức của các Giáo phái Dân tộc, Đảng phái Quốc gia, tóm thâu quyền lực cai trị Miền Nam Việt Nam  quy về Phủ Tổng Thống - Dinh Độc Lập.

Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa của Chính quyền Ngô Đình Diệm chỉ trong vòng hai năm 1955-1956 đã xây dựng thành công tại Miền Nam Việt Nam một Chế độ độc tài gia đình trị, mạnh dạn từ chối hiệp thương Nam Bắc chiếu theo điều khoản ghi trong hiệp định Genève 1954,  thẳng thừng đối đầu với chế độ Cộng sản độc tài đảng trị Miền Bắc.

Sự vắng mặt Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh, Đảng Trưởng Đại Việt Quốc Dân Đảng thắm thoát đã 10 năm !

Trong khoảng thời gian 10 năm dài ấy, Đại Việt Quốc Dân Đảng đối đầu với cuộc diện chính trị hoàn toàn bất lợi.Chủ Nghĩa Dân tộc Sinh Tồn mai một trước những chủ trương nhất thời dựa vào những cường lực vong bản ngoại lai, quyết chia đôi Việt Nam, đưa Tổ Quốc thân yêu của chúng ta vào bãi chiến trường tranh chấp giữa Thế giới Tự do và Thế giới Cộng sản.

Đất nước qua phân, Miền Bắc rơi vào tay Việt Minh Cộng Sản tay sai Liên sô và Trung Cộng.

Đảng phái Quốc gia từng liên hiệp, từng đối đầu với Việt Minh Cộng Sản buộc phải di chuyển toàn lực vào Nam.

Tại Miền Nam Việt Nam, chủ trương chính trị độc đảng, gia đình trị  của chính quyền Ngô Đình Diệm, hoàn toàn dựa vào sự hổ trợ của Tư bản Hoa Kỳ và Vatican tạo thành ngõ cụt cho tất cả sinh hoạt của các Giáo phái Dân tộc và các Đảng phái Quốc gia.

Đó cũng chính là yếu tố phân hóa ra thành nhiều hệ phái  Nam, Trung, Bắc. Gây đổ vỡ sự nghiệp của  Đại Việt Quốc Dân Đảng, mai một đi Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn mà Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh cả một đời  đem công sức và trí tuệ ra gầy dựng.

Các cộng sự viên thân tín một thời cùng Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh từng đấu tranh dành Độc Lập và vẹn toàn lãnh thổ quê hương Việt Nam cũng như toàn thể đảng viên Đại Việt Quốc Dân Đảng đứng trước một trong 4 quyết định :

- Cải đảng, tùng phục chính quyền Ngô Đình Diệm.

- Lưu vong hải ngoại ...

- Lui vào bóng tối ...

- Thành lập chiến khu, bảo toàn lực lượng...

Dựa vào sự bảo trợ nhiệt tình của Tư bản Hoa Kỳ và Vatican, chính quyền Ngô Đình Diệm sử dụng thực thể chính-trị tôn-giáo chỉ 7% dân chúng Miền Nam để điều hành thể chế  Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa.

Quả thật là một sự bất công có chủ ý, chính quyền Ngô Đình Diệm đã xô đẩy đa số 93% đồng bào Miền Nam trở thành công dân hạng nhì.

Đồng thời bỏ mất đi cơ hội bằng vàng xây dựng Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa trở thành một Quốc Gia Dân Chủ Tự Do, một chính thể Cộng Hòa Pháp Trị và một Chế Độ Đa Nguyên Đa Đảng .

Hội đủ những điều kiện trên, chính quyền Ngô Đình Diệm có được chính nghĩa mà những chính quyền tiền nhiệm được dựng lên chỉ là bù nhìn tay sai, nhằm thực hiện những chiêu bài chính trị ma nớp của Cường quyền Quốc tế và Thực dân Pháp trong suốt 9 năm chiến tranh Đông Dương lần thứ I

Chính quyền Ngô Đình Diệm trói buộc các Giáo phái Dân tộc và Đảng phái Quốc Gia vào thế đối lập để triệt hạ. Nguyện vọng của 93% quần chúng Miền Nam bị khước từ và cấm đoán bằng bạo lực. Giai đoạn đen tối đó được Cố Chủ Tịch Đại Việt Cách Mạng Đảng, Kỹ Sư Hà Thúc Ký ghi lại trong Hồi ký Chính trị " Sống Còn Với Dân Tộc "  như sau :

"Chế độ chuyên chính và độc tôn của nhà Ngô ngày càng thấy rõ và đối lậpkhông còn đất đứng. Ngày 4-3-1956, chính quyền tổ chức Quốc Hội LậpHiến để soạn thảo Hiến Pháp.  Thành phần Dân Biểu Lập Hiến gồm 123 người. Tất cả các giai đoạn của tiến trình hình thành Hiến Pháp, từ côngviệc biên soạn đến thảo luận, biểu quyết và ban hành, nhất nhất đều phải thông qua sự chỉ đạo của Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Ngày 20-10-1956, HiếnPháp được ban hành. Việt Nam Cộng Hòa được khai sinh với Tổng Thống Chế, mọi quyền hành được tập trung hoàn toàn vào tay Tổng Thống. Ngàyban hành Hiến Pháp được chọn làm ngày Quốc Khánh. Song hành với cơcấu chính quyền, các ông họ Ngô còn tổ chức Đảng Cần Lao Nhân Vị . Từquân, cán, chính đến dân sự, mọi người ào ạt gia nhập đảng cầm quyền đểmưu cầu địa vị, áo cơm. Có người chất vấn cán bộ chủ chốt của Đảng CầnLao Nhân Vị về chủ trương của đảng thì được trả lời một cách thản nhiên :

" Chủ trương nằm trọn trong Hiến Pháp 26-10-1956 ".

Như vậy, Đảng Cần Lao Nhân Vị và chính quyền Ngô Đình Diệm tuy hai mà một : Đảng Cần Lao bao trùm lên mọi cơ cấu quốc gia, kể cả quân đội.Vào lúc bấy giờ ở Việt Nam chỉ còn có hai đảng : Đảng Cộng Sản ở MiềnBắc, và Đảng Cần Lao ở  Miền Nam. Ở cả hai miền, tiếng nói đối lập bị bịtmiệng bằng nhà tù." ( trang 218 )                           

Cố Giáo-Sư  Nguyễn Ngọc Huy, Thủ-lãnh Đảng Tân Đại-Việt  trong quyển II   "Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn "  chương luận về Chế-Độ Độc-Tài đã nhận định và phân tích như sau :

" Cứ theo tên nó, chế-độ độc-tài là chế-độ trong đó một người nắm hết tất cả quyền-thế trong tay và một mình quyết định về mọi việc quan-trọng códính dáng đến vận-mạng dân-tộc. Nhà độc-tài có thể nhờ sự phụ-tá của mộthoặc nhiều cố-vấn, hay tự mình suy xét và định đoạt không cần ý-kiến ai.Ông ta có thể tỏ ra rộng-rãi với người khác hay hết sức tàn bạo. Nhưng bấtcứ trong trường hợp nào, sự đối-lập không được dung-tha, và mọi người trong nước dầu muốn dầu không, đều phải cúi đầu tuân lịnh trên...............................................................................................................

Nhà độc-tài của chế-độ này thường phải dựa vào một tổ-chức võ-trang quânđội hay chánh đảng, và nhờ sự tổ chức ấy mà cai-trị dân-chúng. Tuy thế, họ vẫn tuyên-truyền rằng mình tranh-đấu cho dân-chúng và hoạt-động theo ýdân-chúng. Do đó, về nguyên-tắc, họ vẫn chấp-nhận cho quốc-gia có mộtQuốc-hội do dân-chúng  cử ra và được quyền bàn cãi về quốc-sự. Nhưng thật sự, những nhơn-viên Quốc-hội được chánh-quyền chọn lựa sẵn và luônluôn làm theo ý chánh quyền. Việc tuyển-cử cũng như việc thảo-luận và biểuquyết của Quốc-hội chỉ là trò dàn cảnh để gạt dân-chúng mà thôi................................................................................................................

Nhưng chế-độ tài không phải là không có hại. Một cá-nhơn dầu tài giỏi đếnđâu cũng không thể nào đủ sự sáng suốt để phán-đoán tình-thế một cách đúng đắn mãi được. Nhà độc-tài có thể lầm lạc, càng có thể lầm lạc là vìtrong chế-độ độc-tài, tất cả những nhơn-viên hạ-cấp đều quá sợ người trên.Chẳng những không dám chỉ-trích những chổ bậy của người trên, họ lại càng sẳn sàng ca ngợi mọi hành-động của người trên, bất cần hay dở. Điều này làm cho nhà độc-tài chủ-quan và mù quáng. Họ không còn thấy rõ đượcsự thật và sự phán-đoán của họ cũng không thể nào đúng đắn đắn được.

Mỗi sự lầm lạc của nhà độc-tài có thể đưa đến những kết-quả tai-hại cho toàn thể dân-chúng. Như vậy, dầu cho nhà độc-tài có thực tâm muốn phụng sự dân-tộc, ông ta cũng có thể đưa dân-chúng đến sự thất-bại thảm-thương.Phương chi những nhà độc-tài thật tâm phụng-sự dân-tộc vốn có ít, cònnhững kẻ muốn lợi-dụng quyền-thế lại nhiều hơn.

Trong lịch-sử các dân-tộc, những nhà vua sáng suốt biết thương dân có thểđếm trên đầu ngón tay, trong khi bọn hôn-quân bạo-chúa không thể kể xiết được.

Thêm nữa, chính những nhà độc-tài bản tâm tốt lại có thể bị sự phú-quí làmcho sa ngã. " Chánh-quyền làm hư hỏng con người ". Đó là điều nhận xét rất đúng. Một nhơn-vật nắm giữ quyền-bính một nước trong tay tự-nhiên cótâm-trạng và quan-điểm khác với một nhà cách-mạng hay một nhà chánh-khách đứng ngoài chánh-phủ...............................................................................................................

Ngoài ra, chế-độ độc-tài còn có cái tai hại rất to là làm khổ dân. Trong một nước theo chế-độ độc-tài, pháp-lịnh luôn luôn truyền từ trên xuống dưới vàngười đại-diện thấp nhứt của chánh-quyền cũng đã có một oai-thế rất lớnđối với dân-chúng rồi. Vả lại, kẻ dưới rất sợ người trên, thành ra nhiều khi quá cẩn-thận trong sự thi-hành pháp-luật, và do đó mà nhũng-nhiễu dân-chúng. Đó là chưa kể trường-hợp họ lạm-dụng oai-thế mà bóc lột hiếp đápthường-dân. Trong trương-hợp này, dân-chúng có thể phẫn-uất quá, đứng lên chống-chọi lại chánh-quyền, và cuộc nội-loạn gây ra tự-nhiên làm yếu sức dân-tộc trước các dân-tộc khác.

Một mặt khác, chế-độ độc-tài muốn đứng vững được, phải uốn nắn tư-tưởngmọi người theo một khuôn khổ. Mọi học-thuyết có thể hại đến học-thuyếtđược tôn sùng đều bị cấm nhặt ...................... ( trang 340 ; 344 -> 346 )

Chương " Chế-độ Độc-tài " trong quyển II luận thuyết về Chủ-Nghĩa Dân-Tộc Sinh-Tồn của Cố Giáo Sư Hùng-Nguyên Nguyễn Ngọc Huy phản ảnh về Chế-độ Độc-tài Gia-đình trị Ngô Đình Diệm thật rõ ràng và chín chắn.

Phản ứng của lực- lượng Đại-Việt võ trang ly khai ở Ba Lòng là một trong những thể hiện sự bất mãn cùng tột của 93% nhân dân Miền Nam Việt Nam chống đối lại Chế độ Độc tài Gia-đình trị Ngô Đình Diệm.

Triệt hạ hết Giáo phái Quốc Gia này đến Giáo phái Quốc Gia khác. Đốn ngã hết Đảng phái Quốc Gia này đến Đảng phái Quốc Gia khác. Chính quyền Ngô Đình Diệm làm mất hết lòng dân đưa Miền Nam xuống dần bờ vực thẳm. 

Vào năm 1960, Cộng sản Bắc Việt chụp ngay cơ hội thuận lợi tập hợp một số xu hướng chính trị đối lập thành lập " Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam ".Đòn chính trị cân não này khiến thế thượng phong của chính quyền Ngô Đình Diệm gầy dựng được từ 5 năm qua bị lung lay sứt mẽ.

Tiếp đến, cuộc đảo chánh ngày 11.11.1960 của Lữ đoàn Nhảy Dù do Đại Tá Nguyễn Chánh Thi và Trung Tá Vương Văn Đông chỉ huy với sự tham gia của vài Đảng phái Quốc Gia cùng một số đông chính khách tên tuổi cơ hồ  làm sụp đồ cả Chế độ Độc tài.

Tuy nhiên, ván cờ Đông Dương đã được trù tính từ đầu thập niên 50, Hoa Kỳ vẫncòn cần thiết chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp tục cai trị Miền Nam VN, lý do thật giản dị : Vatican vẫn còn triệt để ủng hộ Chế độ Ngô Đình Diệm !

Cho nên Chính quyền Kennedy chỉ  khẩn yếu đề nghị thay đổi vài sự thất sách nghiêm trọng, đồng thời gửi Phó Tổng Thống Johnson đến SàiGòn để tạo lại uy tín cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Cuộc công du  3 ngày tại  Miền Nam VN của nhân vật thứ 2 tòa Bạch Ốc, cũng không ngoài mục đích chứng tỏ cho Hà Nội biết rằng: sự quyết tâm nhúng tay của Hoa Kỳ vào VN, cùng lúc nhắn nhủ cho 93 % dân chúng Miền Nam hiểu rằng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục trợ lực mạnh mẽ cho VNCH .

Liền sau đó,  Hoa Kỳ tiếp tục đỗ quân viện và kinh viện cho chính quyền Ngô Đình Diệm tăng thêm 20.000 ngàn quân, ngõ hầu lèo lái Việt Nam Cộng Hòa vào trận chiến Đông Dương lần thứ II, theo đúng chiến lược của Tư bản Hoa Kỳ đã trù liệu trước khi buộc Thực dân Pháp ký kết hiệp định Genève1954.

Khi đề xướng Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn vào cuối thập niên 30, Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh hoạch định và thành lập Đảng Đại Việt Quốc Dân Đảng để:" Hợp nhất quốc dân đặt dưới quyền thống xuất duy nhất và cực mạnh "nhằm tranh đấu cho độc lập tự do và sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam !

Trong tình thế đất nước tạm thời bị phân chia bởi sự toa rập của cường quyền ngoại bang vì quyền lợi riêng tư cho chính họ.

Giai đoạn 1945-1946, thời điểm mà các Đảng phái Quốc Gia có cơ hội giương cao ngọn cờ chính nghĩa dân chủ, tự do dành lại độc lập cho quê hương thì cũng chính là thời điểm các Cường Quốc Đồng Minh thắng trận mang tổ quốc chúng ta ra làm vật tế thần, đổi chác quyền lợi với nhau.

Bởi thế, Miền Bắc rơi vào tay Cộng Sản độc tài đảng trị, công cụ của Đệ III Quốc Tế. Còn lại Miền Nam, căn cứ địa để các Đảng phái Quốc Gia chỉnh đốn lại hàng ngũ, kiện toàn lại lực lượng ngõ hầu tiếp tục cuộc đấu tranh xây dựng dân chủ tự do và thống nhất đất nước.

Nhưng, Hoa Kỳ và Vatican chọn lựa Ngô Đình Diệm làm Tổng Thống VNCH.Tổng Thống Ngô Đình Diệm chọn lựa Gia Đình và 7 % quần chúng kết tụ thành  đảng Cần Lao Nhân Vị một tổ chức quyền lực chính trị độc tôn cai trị toàn thể Miền Nam Việt Nam.

Trong tình thế đó, Đại Việt Quốc Dân Đảng không thể nào thực hiện được lời tâm nguyện của Đảng Trưởng Trương Tử Anh :

" Hợp nhất quốc dân đặt dưới quyền thống xuất duy nhất và cực mạnh "Trái lại, qua những đột biến chính trị tác động, Đại Việt Quốc Dân Đảng phân hóa ra nhiều Hệ phái và ẩn vào bí mật hoạt động trong suốt 9 năm Chế độ Độc tài Gia Đình trị Ngô Đình Diệm cầm quyền sinh sát  tại Miền Nam.


Anh-Huy

còn tiếp




Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


No comments:

Post a Comment