*** QUYỀN LỢI TỔ QUỐC & DÂN TỘC LÀ TRÊN HẾT *** KHAI DÂN TRÍ, CHẤN DÂN KHÍ, HẬU DÂN SINH ***

2011/03/13

Biển Đông: Máu vẫn đổ ở Trường Sa

Biển Đông: Máu vẫn đổ ở Trường Sa

09-03-2011


Máu vẫn đổ ở Trường Sa

Đó là sự thật. Những năm hòa bình của thế kỷ 21 này, vẫn có nhiều người lính lặng lẽ nằm xuống trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa. Họ đều rất trẻ tuổi đời, trẻ tuổi quân và hết thảy đều chưa có vợ con, thậm chí.

Một số người đã được đưa về đất liền với bố mẹ, người thân, xóm giềng. Một số vẫn phải nằm lại trên các đảo nổi cùng đồng đội, một số đang nằm dưới lòng biển sâu cùng với những cha, anh của họ, đã hy sinh cuộc chiến đấu với lính Trung cộng trong khi bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma (ngày 14-3-1988). Họ là các cán bộ chiến sĩ của Lữ đoàn 146 (Đoàn Trường Sa), Vùng 4 Hải quân và Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân...

 

clip_image002
Hoàng Đặng Hùng, sinh 1984, hy sinh năm 2004 khi mới tròn 20 tuổi. Hùng quê ở Hải Phòng, bố mẹ vẫn đang công tác trong Quân đội. Từ khi hy sinh ở đảo chìm, Hùng được đưa về nằm tại đảo Nam Yết và mỗi năm 1 lần, mẹ của Hùng (cũng đang công tác tại Quân chủng Hải quân) lại từ Hải Phòng vào Cam Ranh, đợi có tàu ra đảo tiếp tế, xin đi nhờ ra thăm phần mộ của con. Mỗi lần ra, bà thường ngồi bên m cả ngày để thì thầm nói chuyn với con trai.
 
clip_image004
Viếng mộ Nguyễn Văn Hà (Nghệ An) và Hoàng Đặng Hùng (HP) trên đảo Nam Yết.
clip_image006

Quách Hoàng Lâm, sinh năm 1984, hy sinh năm 2006. Lâm quê ở Quận 11, thủ đô Saigon và hiện vẫn đang nằm ở đảo Trường Sa Đông.

clip_image008

Nguyễn Văn Thi, sinh ngày 15-4-1975, hy sinh ngày 14-4-2001, quê quán: Hoàng Minh, Hoàng Hóa, Thanh Hóa. Chiến sĩ báo vụ Nguyễn Văn Thi hy sinh trong khi bơi ra dòng xoáy, cứu chiếc xuồng của đảo bị đứt dây. Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đồng đội chỉ biết bất lực nhìn Thi cận kề bên cái chết. Thi hy sinh khi chỉ còn 13 tiếng đồng hồ nữa là tròn 26 tuổi.

 

clip_image010

Phần mộ Vương Viết Mão, sinh ngày 3-9-1975, hy sinh ngày 17-1-2004, quê quán: Diễn Lâm, Diễn Châu, Nghệ An.

 

clip_image012
Mộ của Lâm, Thi, Mão nằm thẳng hàng bên cầu tàu đảo Trường Sa Đông.
clip_image014
Phần mộ Hạ sĩ Đỗ Khánh Hưng, quê Gia Lộc, Hải Dương trên đảo Sơn Ca.
 
clip_image016

Chuẩn bị vòng hoa, mâm quả để làm lễ tưởng niệm các cán bộ, chiến sĩ Hải quân Việt Nam hy sinh trong khi bảo vệ đảo Cô Lin - Gạc Ma, ngày 14-3-1988. Vùng biển này rất thiêng và đặc biệt là yên ả khi tàu đến neo đậu. Mỗi con tàu khi đến đây làm nhiệm vụ, đều thắp hương trên khoang lái, buồng chỉ huy suốt 24/24 giờ.

 

clip_image018
Vùng biển Cô Lin - Gạc Ma: Nghĩa trang dưới lòng biển Trường Sa.
 
clip_image020

 

Lễ dâng hương và tưởng niệm chiến sĩ hy sinh tại vùng biển Cô Lin - Gạc Ma. Trong buổi lễ, đại diện quân chủng Hải quân tuyên bố thẳng "Các cán bộ, chiến sĩ hy sinh bởi hỏa lực và sự tấn công của lính Trung cộng" và khẳng định "Cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong khi bảo vệ chủ quyền biển đảo" chứ không lấp lửng, úp mở "đối phương, tàu nước ngoài"...

Làm lễ tưởng niệm và truy điệu những cán bộ chiến sĩ hy sinh trong khi bảo vệ chủ quyền tại DK1, ở trong nhà giàn DK1 để bảo vệ thềm lục địa phía Nam, không cho tàu Trung Quốc và mấy thằng gần bên đến thăm dò dầu khí, đánh cá... Khu vực này, địa chất không như Trường Sa nên chẳng bi đâu ra đảo mà làm nhà. Đành phải đóng cọc thép dưới lòng biển và dựng nhà phía trên như kiểu... chòi canh. Mỗi khi sóng to, gió lớn, các binh sĩ phải di chuyển ra tàu trực kẻo nhà giàn bị sụp đổ. Từ 1989 đến nay, đã có một số nhà giàn sụp đổ do gió bão, khiến 9 chiến sĩ đóng quân trên nhà giàn hy sinh, không tìm thấy xác.

 

clip_image024

Nơi nhà giàn cũ đổ xuống, mang theo toàn bộ cán bộ, chiến sĩ đóng quân ở trên, hiện ta đã xây lại nhà giàn mới. Trong khi tàu làm lễ tưởng niệm, các chiến sĩ đóng trên nhà giàn cũng tập trung lên nóc nhà cùng tưởng niệm các đồng đội đang nằm dưới lòng biển.

 

clip_image026

Bia ghi tên các chiến sĩ đã hy sinh trong khi bảo vệ Trường Sa.

clip_image028
Danh sách các Anh hùng, Sĩ quan và những chiến sĩ hy sinh từ 1975-1983.
clip_image030
Hy sinh thời điểm 2005-2008 và đặc biệt là 64 chiến sĩ hy sinh trong ngày 14-3-1988.
clip_image032
Đến con số chưa phải là cuối cùng: 131 cán bộ - chiến sĩ.

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trung cộng tấn công Trường Sa- Việt Nam vào ngày 01/4?

08-03-2011 00:08

Trung Quốc tấn công Trường Sa- Việt Nam vào ngày 01/4?

Liệu Mỹ có kéo đến ngăn chặn Trung Quốc gây chiến tranh ở Biển Đông?

Theo tin tình báo và từ sự phân tích, tổng hợp các hiện tượng, diễn biến khu vực và quốc tế gần đây thì có khả năng rất cao Trung Quốc sẽ tấn công xâm lược Trường Sa của Việt Nam vào cuối tháng Ba, đầu tháng Tư năm nay.

Trước hết, điểm lại lịch sử thời điểm Trung Quốc gây chiến tranh xâm chiếm Việt Nam thường vào đầu năm, thường vào các tháng Một, Hai và Ba. Kể từ khi ra đời nước Trung Quốc Cộng sản, ngoài vô vàn các vụ xâm canh, xâm cư, mượn đất chôn người, v.v. lén lút ở dọc biên giới phía Bắc thì Trung Quốc đã liên tục thực hiện những cuộc tấn công từ quy mô vừa cho đến quy mô cực lớn, chiếm đóng lãnh thổ của Việt Nam một cách trắng trợn, bất chấp luật pháp, dư luận quốc tế.

Ngày 20 rạng sáng 21 tháng Hai, năm 1956 Trung Quốc bí mật cho đổ quân chiếm đóng trái phép các đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa, mà sau hiệp định Giơ-ne-ver 1954 thuộc quyền quản lý của chính quyền VNCH.

Trong các ngày 17, 18 và 19/ 1/ 1974 Trung Quốc gây chiến và chiếm nốt toàn bộ khu vực phía Tây quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền VNCH.

Tàu chiến Trung cộng

Ngày 17 cũng tháng Hai 1979 Trung Quốc xua 60 vạn quân tràn qua biên giới phía Bắc sang tàn phá, bắt giết dân lành Việt Nam. Dù sau đó đã bị quân dân Việt Nam đuổi đánh, nhưng nhiều khu vực theo dư luận Trung Quốc vẫn chiếm giữ cho đến nay, và Hiệp định biên giới 1999 đã phần nào hợp pháp hóa những khu vực họ chiếm không chịu trả lại như nửa Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, Núi Lão Sơn (Núi Đất- điểm cao 1509) v.v.

Gần đây nhất, 14/ 3/ 1988 Trung Quốc đã tấn công 3 bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là Gạc Ma, Lin đao và Cô Lin. Cuối cùng Trung Quốc chiếm đươc bãi Gạc Ma sau khi sát hại 64 chiến sĩ hải quân tay không có vũ khí, và bắn chìm 3 tàu vận tải Việt Nam.

Như vậy, xét về mặt thời gian, nay đang tháng Ba- phù hợp với thời điểm "truyền thống" phát động chiến tranh xâm chiếm Việt Nam của Trung Quốc.

Mặt khác, Trung Quốc đã nhận biết năng lực cảnh báo, radar theo dõi diễn biến ngoài khơi xa của Việt Nam vẻ như yếu kém. Bằng chứng, gần đây Hải quân của Trung Quốc tập trận ở Biển Đông liên tục mà Việt Nam chỉ biết và lên tiếng khi truyền thông Trung Quốc loan tin về cuộc tập trận nào đó đã xảy ra, và thường Việt Nam phản đối rất muộn- mất vài tuần (vì thiếu người dịch tin chăng?). Được biết, các cuộc tập trận của Trung Quốc chủ yếu là tập đổ bộ chiếm đảo và bắt giữ ngư dân, nhưng họ lấp liếm nói ngược là tập trận chống đổ bộ lên đảo  và chống cướp biển.

Hải quân Trung quốc hiện tại mạnh hơn Việt Nam rất nhiều. Át chủ bài của Hải quân Việt Nam là tàu ngầm kilo chưa kịp nhập về. Hơn nữa Việt Nam chưa có Hiệp ước quân sự với bất cứ cường quốc nào, nên khả năng Việt Nam ít có ai bảo vệ như Nhật Bản, Đài Loan,... Nhưng thực ra quay ngược lịch sử, cũng nên cân nhắc không nên dựa vào đồng minh một cách tuyệt đối. Ngay VNCH còn bị đồng minh là Mỹ bỏ rơi, im lặng khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa 1974. Hay Liên Xô dù đã kí với CHXHCN VN năm 1978 Hiệp ước "toàn diện" mà năm 1979 vẫn án binh bất động mặc Trung Quốc hoành hành ở dọc biên giới phía Bắc; năm 1988 cũng không phản ứng gì khi Trung Quốc gây chiến ở Trường Sa. Xa hơn nữa Hiệp ước Pháp- Thanh 1887 thực dân Pháp cũng đã nhượng một phần lãnh thổ Việt Nam cho nhà Thanh để đổi lại sự tự do buôn bán.

Trở lại vấn đề Trường Sa, Trung Quốc mấy ngày này dùng kế "dương Đông kích Tây" cho tàu chiến, ngư dân, máy bay,…xâm nhập vào lãnh hải, không phận của Nhật Bản, Hàn Quốc nhằm đánh lạc hướng sự chú ý. Hơn nữa, mấy ngày qua tàu chiến Trung Quốc tăng cường đột biến, hoạt động ở vùng biển phía Đông quần đảo Trường Sa. Trung quốc cho tàu chiến gây hấn với tàu thăm dò của Philippines ngày 2/3 như là thuốc thử khả năng phản ứng, tính đoàn kết của khối ASEAN. Nên nhớ, đối với sự kiện này không một nước nào thuộc ASEAN, trong nhóm các nước đang hiện diện quân đội ở Trường Sa lên tiếng phản đối Trung Quốc ngoài Philippines. Điều này khiến Trung Quốc sẽ tiến thêm bước mới mạnh bạo hơn.

Việt Nam vừa Đại hội Đảng xong, đang trong quá trình sắp xếp, phân bố vị trí nhân sự- đây là thời điểm nhạy cảm để Trung Quốc sẽ thử "nắn gân", hoặc gián tiếp xếp đặt nhân sự thân Trung Quốc qua việc tăng bầu không khí chiến tranh ở Trường Sa.

Các chiến sỹ hải quân Việt Nam ở Trường Sa sẵn sàng đánh trả quân xâm lược Trung cộng

Để ý những ngày đầu tháng Ba này, báo chí Việt Nam không phải ngẫu nhiên mà đưa ra một loạt bài viết có tính kể tội Trung Quốc, khơi dậy tinh thần dân tộc quật cường chống giặc ngoại xâm. Đây là hiện tượng nhất quyết không bình thường! Hẳn rằng, Việt Nam đã dự đoán được vấn đề! Trong số những bài báo thổi bùng ngọn lửa yêu nước của thanh niên Việt Nam trước dã tâm thâm độc của Trung Quốc phải kể đến bài "Toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông" đăng trên VN Net và "Lạng Sơn, những ngày tháng Hai" trên trang Thanh Niên.

Một sự kiện khác củng cố thêm cho giả thuyết Trung Quốc sẽ tấn công Trường Sa sắp tới, bởi lần đầu tiên, năm ngoái Trung Quôc công bố chính thức bản đồ "lưỡi bò" 9 vạch. Đây là việc làm mang tính chuẩn bị dư luận quốc tế và kích động tinh thần Đại Hán. Nếu không chiếm được các đảo ở Trường Sa thì cái "lưỡi bò" này không có điểm tựa, vô nghĩa và "vô duyên"! Bằng mọi giá không sớm thì muộn Trung Quốc sẽ tấn công Trường Sa. Đó là sự thật buồn mà bất cứ người Việt Nam nào cũng nên ý thức, không được mơ hồ.

Bối cảnh thế giới hôm nay, nhất là cách mạng hoa nhài đang lan tỏa ở Trung Đông và Bắc Phi khiến Trung Quốc lo sợ làn sóng biểu tình trong nước bùng phát. Để ngăn chặn các phong trào biểu tình đòi dân chủ có thể xảy ra, Trung Quốc sẽ sử dụng kế "vây Ngụy cứu Triệu"- tức là gây chiến ở Trường Sa để dập tắt phong trào dân chủ trong nước.

Việc liên quân Anh- Mỹ kiểu gì cũng sẽ can thiệp quân sự vào Libya nếu Đại tá Kaddafi không ra đi sẽ là cơ hội Trung Quốc đưa vấn đề Trường Sa ra đi đêm, mặc cả với Mỹ. Có thể Mỹ sẽ đồng ý cho Trung Quốc chiếm thêm một số đảo nữa ở Trường Sa, nhưng không được phép chiếm hết. Sự tranh chấp dai dẵng của các nước trong khu vực ở Biển Đông sẽ có lợi cho Mỹ. Ngay như trước khi Mỹ rút khỏi Việt Nam, Mỹ cũng đã tính xa cố tình làm ngơ cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, đơn giản đó là kế thâm hiểm của Henry Kissinger. Hoàng Sa, Trường Sa sẽ khiến cho Mỹ có giá và một lúc nào đó sẽ được mời đón trở lại Việt Nam không tốn một hòn tên, mũi đạn. Trong cuộc chơi mới, Mỹ sẽ khai thác tối đa tham vọng của Trung Quốc, để cho Trung Quốc gây chiến ở Trường Sa rồi mới xuất hiện trong vai "hiệp sĩ Biển Đông". Mỹ vừa gây được ảnh hưởng với Việt Nam, vừa biết được vũ khí, kỹ thuật quân sự của Trung Quốc.


Quyết bắn chìm, bắn cháy bất cứ tàu chiến nào của Trung cộng tới gần.

 Thêm một chi tiết khác cũng cố cho nhận định Trung Quốc tấn công Trường Sa vào ngày Cá tháng Tư, mới nghe thì cho là vớ vẩn nhưng ngẫm ra thấy cần nghiêm túc điều tra. Số là chuyện Cụ Rùa ăn thịt mèo chết. Đã có ai đặt ra câu hỏi, làm sao mà lại có con mèo đen to thế chết dưới hồ Gươm? Mèo đen rất quý, thịt ăn chữa bệnh, xương để nấu cao, ai người Việt Nam chẳng biết mà dại dột vứt xuống hồ. Chắc chắn có bàn tay "lạ" ném mèo đen xuống cho Cụ Rùa nhả gươm thần ra để đớp xác mèo chết. Như vậy là Cụ Rùa mất đề cao cảnh giác, tham ăn tục uống, quên nhiệm vụ giữ gươm báu chống giặc ngoại xâm. Cụ Rùa đã thoái hóa, biến chất! Ngày xưa chỉ nổi lên trao gươm và đòi gươm, nay thì bất cứ sự kiện nào, có tí màu là nổi lên chào mừng, thật mất tư cách. Ngoài ra, việc gián điệp làm nội ứng quẳng mèo đen xuống hồ Gươm đầu năm Mão nhằm lôi kéo nhân dân đổ xô chen chúc xem màn ruột, da mèo nổi lềnh bềnh mà quên đi sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông; quên đi thi hài các chiến sỹ hải quân Việt Nam bị Trung Quốc sát hại  tháng Giêng 1974 và tháng Ba 1988 vẫn  trôi dạt đâu đó trên biển; quên đi 6 ngư dân Quảng Ngãi gần 3 tháng nay vẫn biệt tăm vô tích kể từ lần cuối cùng đươc thấy đang vớt rong gần quần đảo Hoàng Sa, điều mà đáng ra mỗi ngày báo chí hay truyền hình ít nhất phải nhắc lại một lần.



Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


No comments:

Post a Comment